TEACHING VIETNAMESE FOR FOREIGN LEARNERS AND NATIVE STUDENTS

LÝ LUẬN DẠY HỌC NGỮ VĂN



ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN







TẬP BÀI GIẢNG
LÝ LUẬN DẠY HỌC NGỮ VĂN











Nguyễn Đăng Châu
11snv
2013 - 2014


Lí luận dạy học Ngữ văn - Bài Một

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN (PPDHNV)

1.1. Đối tượng nghiên cứu của Phương pháp dạy học Ngữ văn
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của khoa học.
Đối tượng nghiên cứu của một khoa học có thể là một trạng thái vật chất, một hiện tượng, một quá trình tồn tại thuộc lĩnh vực tự nhiên, lĩnh vực xã hội và đời sống tâm lí, tâm linh của con người. Các đối tượng nghiên cứu của khoa học có một đặc điểm chung là chúng tồn tại hiển nhiên trong thế giới khách quan. Trạng thái, hiện tượng hay quá trình đó chứa trong lòng nó các qui luật vận động và phát triển mà con người chưa hiểu hết. Con người có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu chúng để biết, để học theo và hướng các qui luật vân động của thế giới khách quan vào phục vụ lợi ich của con người.
1.1.2. Phương pháp dạy học Ngữ văn (PPDHNV) nghiên cứu tiến trình (hay quá trình) dạy và học Ngữ văn. Ở một góc nhìn khác, có người nói, đối tượng nghiên cứu của PPDHNV là tiến trình học tập ngữ văn của học sinh trong các điều kiện cần thiết. Tiến trình đó bao gồm nội dung ngữ văn cần dạy học, các nguyên tắc, các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học nội dung đó sao cho có hiệu quả nhất. Hiệu quả nghĩa là thỏa mãn được mục tiêu của môn học Ngữ văn ở trường phổ thông (cần phân biệt với mục tiêu của PPDHNV như mục 1.2. tiếp sau đây).
Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu của Phương pháp dạy học Ngữ văn là toàn bộ các hoạt động như xây dựng khung chương trình, biên soạn nội dung dạy học, hiện thực hóa nội dung giáo dục ngữ văn bằng các phương pháp dạy học dưới các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, các hoạt động học của học sinh; kể cả các phương pháp kiểm tra, đánh giá hiệu quả dạy học. Các hoạt động trên, tất nhiên, phải được xem xét, nghiên cứu, thực thi trong sự thống nhất với các nguyên tắc dạy học ngữ văn.
1.1.3. Nắm vững đối tượng nghiên cứu của PPDHNV, sinh viên sư phạm và giáo viên môn Ngữ văn phổ thông hiểu rõ được các bình diện của tiến trình dạy học ngữ văn và các khía cạnh liên quan khác nhằm làm chủ năng lực dạy học và kĩ năng nghề nghiệp.Các bình diện trên bao gồm nội dung dạy học, hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, môi trường thực hành và các công cụ thiết bị hỗ trợ khác.
1.1.4. So với các tiến trình dạy học các môn học khác, đối tượng nghiên cứu của PPDHNV – tiến trình dạy học Ngữ văn là một tiến trình giáo dục rất đặc biệt.
Điểm đặc biệt đầu tiên thể hiện ở nội dung dạy học và sức lay động của nó. Dạy học ngữ văn nhưng không chỉ nhằm hình thành năng lực ngữ văn. Mà năng lực ngữ văn làm cho học sinh biết sống đẹp, sống tốt, sống có ích cho bản thân và cho cộng đồng xã hội. Vậy theo bạn, năng lực ngữ văn có phải là mục tiêu của dạy học ngữ văn không?
Điểm đặc biệt thứ hai thể hiện ở phạm vi tác động vào người học của môn học Ngữ văn. Theo bạn, phạm vi tác động đó là gì?
Điểm đặc biệt thứ ba thể hiện ở kết quả sau cùng của tiến trình giáo dục ngữ văn.
1.2. Mục tiêu của Phương pháp dạy học Ngữ văn là góp phần đào tạo giáo viên ngữ văn ở trường phổ thông. Để dạt mục tiêu, PPDHNV cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây.
1.3. Nhiệm vụ của Phương pháp dạy học Ngữ văn
1.3.1. Đào tạo nghiệp vụ giảng dạy ngữ văn cho giáo viên.
Với PPDHNV, giáo viên được trang bị lí thuyết dạy học, rèn luyện kĩ năng dạy học ngữ văn. Lí thuyết dạy học cùng với kĩ năng dạy học làm nên chất lượng nghiệp vụ của một giáo viên.
Về lí thuyết, giáo viên phải nắm vững quan điểm chỉ đạo việc tổ chức hoạt động giáo dục bộ môn Ngữ văn; nắm vững mục tiêu và nội dung dạy học; nắm vững các nguyên tắc và phưong pháp dạy học; nắm vững các hình thức tổ chức dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.
Về kĩ năng dạy học, giáo viên có thể tổ chức được tiến trình dạy học của từng phân môn. Qua tiến trình dạy học, giáo viên thể hiện kĩ năng trình bày, phong cách sư phạm; thể hiện kĩ năng vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; thể hiện mức độ nắm vững nội dung kiến thức và năng lực xử lí tình huống sư phạm; …
1.3.2. Hướng đến chất lượng học tập ngữ văn của học sinh.
PPDHNV xác định mục tiêu chất lượng ngữ văn cần đạt ở mỗi học sinh về năng lực ngữ văn và về phẩm chất xã hội nhân văn.
PPDHNV nghiên cứu, chọn lựa nội dung ngữ văn, phương pháp, biện pháp dạy học, hình thức dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh.
PPDHNV cũng nghiên cứu phương pháp tự học, phương pháp thực hành ngữ văn của học sinh
1.3.3. Hoàn thiện qui trình đào tạo và nghiên cứu dạy học Ngữ văn.
Tạo điều kiện cho giáo viên Ngữ văn tham gia nghiên cứu tiến trình dạy học Ngữ văn là cách tốt nhất nhằm hoàn thiện qui trình đào tạo và nghiên cứu dạy học ngữ văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp dạy học Ngữ văn
1.4.1. Quan sát, phân tích năng lực ngữ văn của học sinh qua bài kiểm tra.
1.4.2. Thăm dò hiệu quả tác động vào học sinh qua điều tra xã hội học.
1.4.3. Tổ chức thực nghiệm dạy học.
1.5. Nội dung nghiên cứu của môn Phương pháp dạy học Ngữ văn
PPDHNV nghiên cứu các nguyên tắc tổ chức dạy học, mục tiêu dạy học, nhiệm vụ và nội dung, phương pháp và phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

-------------------------
*** GỢI Ý THẢO LUẬN:
1. So với đối tượng nghiên cứu của các khoa học cơ bản ( ngôn ngữ học, văn học,…), đối tương nghiên cứu của Phương pháp dạy học Ngữ văn – tiến trình dạy học Ngữ văn – có những khác biệt gì?
2. Có người nói, nhiệm vụ của Phương pháp dạy học ngữ văn là phải trả lời ba câu hỏi: dạy nội dung gì?; dạy bằng các phương pháp nào?; và căn cứ vào cơ sở khoa học nào để tin rằng đó là các phương pháp hữu hiệu?. Cách hiểu này có mâu thuẫn với nhiệm vụ của PPDHNV nêu trong bài không?

 

 

 

 

Lí luận dạy học Ngữ văn - Bài Hai

CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC DẠY HỌC NGỮ VĂN

1. Nguyên tắc tiếp cận giao tiếp trong dạy học Ngữ văn
1.1. Tiếp cận giao tiếp là gì? Đây là một kiểu hành động (action) lấy giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữ làm nền để triển khai các hoạt động (act) dạy học.
Giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữ có các qui tắc nhất định nhằm bảo đảm sự thông hiểu lẫn nhau giữa các nhân vật giao tiếp. Ngoài nhân vật giao tiếp, các qui tắc này còn liên quan đến các nhân tố giao tiếp khác như nội dung giao tiếp, bối cảnh giao tiếp, …    Vậy tiếp cận giao tiếp trong dạy học ngữ văn là dựa vào hoạt động giao tiếp của tác phẩm văn học để dạy học sinh tiếp nhận chúng trong tiết học phân môn Văn học; là dựa vào thực tế giao tiếp bằng tiếng Việt để dạy lí thuyết, rèn luyện kĩ năng tiếng Việt trong tiết học phân môn Tiếng Việt; là dựa vào văn bản mẫu để dạy lí thuyết kĩ năng làm văn và rèn thực hành theo mẫu trong tiết dạy Làm văn.
1.2. Tác phẩm văn chương nói riêng và ngôn bản nói chung là đơn vị lời nói được cấu tạo bởi yếu tố ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ.
Công cụ giao tiếp xã hội phổ biến nhất là ngôn ngữ. Song các yếu tố ngôn ngữ hoạt động trong lời nói lại kết hợp với các tín hiệu khác (không phải ngôn ngữ) như điệu bộ, cử chỉ, tình huống giao tiếp,… để làm nên đơn vị giao tiếp (phát ngôn, ngôn bản hay diễn ngôn).
Nhà văn hay nhà thơ, nhà biên kịch giao tiếp với công chúng qua tác phẩm của mình. Bài thơ, vở kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết là công cụ giao tiếp giữa tác giả và công chúng. Mỗi tác phẩm như vậy là một phát ngôn, tức đơn vị lời nói, hợp thành bởi yếu tố ngôn ngữ với các yếu tố phi ngôn ngữ. Tuân thủ nguyên tắc tiếp cận giao tiếp trong dạy học tác phẩm văn học nghĩa là phải gắn nội dung văn bản với bối cảnh xã hội lịch sử, với tiểu sử cùng cảm quan, nhân sinh quan, thế giới quan của tác giả mới có thể nắm bắt được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
1.3. Tương tự như vậy, dạy kiến thức về hệ thống tiếng Việt, về cách sử dụng tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng tiếng mẹ đẻ cho học sinh không thể diễn ra bên ngoài môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt.
Suy cho cùng, dạy học tiếng Việt cho học sinh nhằm mục tiêu chủ yếu là hình thành ở các em năng lực tiếp nhận và tạo lập được các phát ngôn.
Các qui tắc hội thoại, tức qui tắc tạo ra và tiếp nhận phát ngôn gắn liền với các nhân tố giao tiếp khiến người tham gia giao tiếp phải nắm vững chúng. Hệ thống lí thuyết về tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt dạy ở bậc Trung học phổ thông thể hiện rõ điều này.
2. Nguyên tắc tiếp cận quan điểm lịch sử trong dạy học Ngữ văn
2.1. Tiếp cận quan điểm lịch sử là gì? Đây là một kiểu nhận thức có tính khoa học; là nhận thức sự vật, sự việc, con người trong mối liên hệ với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó.
Ưu điểm của Nguyễn Du như tài năng nghệ thuật, cảm quan nhân đạo chủ nghĩa,..thuộc về bản thân đại thi hào Nguyễn Du; còn hạn chế như tư tưởng bảo hoàng, trung quân,.. lại thuộc về thời đại mà ông đang sống.
2.2. Bối cảnh xã hội – tác giả - tác phẩm – người đọc dưới góc nhìn đồng đại và lịch đại
Khác với ngôn bản thông thường, tác phẩm văn học là ngôn bản có đời sống đặc biệt. Người ta thường nói về vòng đời của tác phẩm văn học. Nó được nhà văn sáng tạo ra, tác động đến bạn đọc và dư luận xã hội; đến lượt mình, bạn đọc dựa vào các sự kiện lịch sử xã hội liên quan, lí giải nó, làm ngữ nghĩa thêm phong phú, hàm súc, có khi vượt ra ngoài chủ định của tác giả.
Bạn đọc không cùng thời với tác giả cần có góc nhìn đồng đại và lịch đại để có sự đánh giá thích đáng về tác giả, về nhân vật văn học,… Điều này được gọi là quan điểm lịch sử trong phép tư duy biện chứng duy vật.
3. Nguyên tắc tích hợp trong dạy học ngữ văn
3.1. Tích hợp là gì? Đó là sự gắn kết kiến thức theo hướng hệ thống hóa hoặc liên kết mở rộng dựa trên các phẩm chất gần gũi, tương tác hoặc hỗ trợ giữa các ngành học nhằm mục đích làm sâu sắc hơn nhận thức của chúng ta về bản chất của các sự vật hiện tượng.
3.2. Tích hợp hệ thống nhằm đồng bộ hóa vốn tri thức theo phân ngành, phân môn cho học sinh. Mỗi một điểm kiến thức nào đó về ngành học chỉ có thể được nhận thức đầy đủ khi đặt nó vào hệ thống. Toàn bộ hiểu biết của ta về ngành học đó chỉ có thể ghi nhớ, vận dụng suy luận theo cơ chế liên tưởng được khi chúng tồn tại trong óc ta một cách có hệ thống. Vậy, tích hợp hệ thống trong dạy học ngữ văn là gì?
3.3. Tích hợp mở rộng nhằm phát triển khả năng tham chiếu kiến thức giữa các phân ngành, phân môn với nhau. Dạy văn học dân tộc không thể không am hiểu về lịch sử dân tộc, về tôn giáo, về triết học. Hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm văn học không thể không quan tâm đến kiến thức ngôn ngữ, kiến thức thể loại văn bản. Nhờ tích hợp mở rộng, kiến thức người học không bị bó hẹp trong chuyên môn sâu. Nhờ tích hợp mở rộng, người học có thể tự phát hiện điều mới mẻ và sáng tạo. Vậy tích hợp mở rộng trong dạy học ngữ văn là gì?
4. Nguyên tắc rèn luyện và phát triển các loại hình tư duy: tư duy logic và tư duy hình tượng
4.1. Tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật
Tư duy khoa học hay còn gọi là tư duy logic (luận lí / suy luận có lí). Phương pháp tư duy khoa học dựa trên các qui tắc nhằm bảo đảm đạt đến chân lí. Lịch sử phát triển của khoa học về tư duy logic (logic học) bắt đầu từ rất sớm với Aristotle (-384 - 322 TCN) ở Hy Lạp cổ đại.
Tư duy nghệ thuật hay còn gọi là tư duy hình tượng. Đây là một kiểu hoạt động tư duy dựa trên cảm thức trải nghiệm bằng hình ảnh hay biểu tượng. Vì vậy, nghệ sĩ dùng hình ảnh hoặc biểu tượng làm phương tiện tác động vào cảm thức của người tiếp nhận.
4.2. Tư duy logic và tư duy hình tượng thống nhất hay đối lập nhau?
Hoạt động nhận thức thế giới khách quan của chúng ta bao giờ cũng đi từ tiếp xúc trực quan đến tư duy trừu tượng. Vì vậy, hoạt động tư duy dựa trên suy luận có lí hay trên cảm thức trải nghiệm hình ảnh, biểu tượng đều diễn ra theo qui luật ấy.Vì vậy, tư duy hình tượng bao giờ cũng phải được soi xét theo chiều hướng thống nhất với tư duy logic.
Một người bình thường hoặc một nhà khoa học tự nhiên có thể có tư duy logic sắc bén bên cạnh một năng lực tư duy hình ảnh kém nhạy cảm. Ngược lại, các nhà văn nhà thơ lớn, trước hết, phải có một bộ óc siêu việt, một năng lực tư duy khoa học mạnh mẽ.
4.3. Lợi thế của môn học Ngữ văn trong việc rèn luyện và phát triển tư duy.
Với đặc trưng của mình, môn Ngữ văn có điều kiện thuận lợi để rèn luyện và phát triển tư duy một cách toàn diện cho học sinh.
5. Nguyên tắc xây dựng bản sắc cá nhân, phát triển nhân cách (cá thể) trong mối quan hệ thống nhất với cộng đồng.
5.1. Tính đa dạng và tính thống nhất của “sản phẩm” giáo dục ngữ văn.
Giáo dục ngữ văn hướng đến việc hình thành và phát triển từng cá nhân với bản sắc riêng. Kết quả là, giáo dục ngữ văn tạo ra tính đa dạng của cộng đồng xã hội.
Cá nhân với bản sắc riêng, duy nhất, không giống ai sẽ là một tính cách lập dị nếu không có mối liên hệ với các giá trị chung của cộng đồng xã hội.
Do đó, hoạt động giáo dục ngữ văn trước hết phải xác định rõ các giá trị chung này. Các giá trị đạo đức học, mỹ học, triết học gắn liền với từng giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể. Trên nền tảng đó, sự đa dạng mới thực sự đem lại ý nghĩa phong phú trong đời sống xã hội.
5.2. Dạy học ngữ văn hướng về tính đa dạng với các cá thể độc đáo.
Dạy học ngữ văn ngày nay không nhằm tạo ra con người khuôn mẫu kiểu " người quân tử, kẻ tiểu nhân". Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân tự nổ lực lao động, sáng tạo dựa trên kiến thức và kĩ năng sống của mình. Giáo dục ngữ văn giúp học sinh thích nghi với các điều kiện xã hội lịch sử mới nhằm xử lí các mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm, giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, về ý nghĩa cuộc sống thật sự và mê muội chạy theo hưởng thụ vật chất,…
Vì thế, dạy học ngữ văn đề cao các nhân cách cao thượng cũng như cảm thông với các số phận bị đối xử nghiệt ngã,…Từ đó, học sinh không chỉ tích lũy kiến thức mà còn tích lũy cảm xúc; không chỉ noi gương các hình tượng đẹp mà còn biết nêu gương đẹp trong mắt người khác. Rốt cuộc là, dạy học ngữ văn tạo cho bao nhiêu nhân cách học sinh là bấy nhiêu cá tính độc đáo.
5.3. Người học đòi hỏi được tôn trọng, được khuyến khích tự do suy tư, tự do biểu đạt từ những gì mình cảm thụ được qua giờ học.
Vì mỗi học sinh là cá thể riêng biệt nên để hiểu được các em, giáo viên phải tôn trọng mọi sự bày tỏ ý kiến của họ. Có như vậy, dạy học ngữ văn mới thật sự là một khoa học giáo dục mang tính nhân văn.
6. Nguyên tắc khai phóng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động của người học
Muốn phát huy tính tích cực chủ động của người học, trước hết, hoạt động tư duy của họ phải được khai mở, được tự do. Để làm được điều này, ít nhất giáo viên nên thực hiện các điều kiện sau:
6.1. Truyền đạt kiến thức mở
6.2. Tạo kênh thông tin đa chiều
6.3. Tạo điều kiện tranh luận, tranh biện

------------------------------
*** GỢI Ý THẢO LUẬN

1. Dạy và học tác phẩm văn học gắn với nguyên tắc tiếp cận giao tiếp và tiếp cận quan điểm lịch sử.
2. Dạy và học Tiếng Việt gắn với nguyên tắc tiếp cận giao tiếp.
3. Nguyên tắc tích hợp và dạy học gắn với đời sống.
4. Ưu thế của Ngữ văn học trong rèn luyện và phát triển tư duy.
5. Dạy học Ngữ văn theo lí thuyết dạy học tích cực.
6. "Sản phẩm" của dạy học ngữ văn là từng học sinh với cá tính riêng, năng lực riêng trong mối quan hệ thống nhất với cộng đồng. Vậy mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ngữ văn nên có những yêu cầu gì?
NGUYỄN ĐĂNG CHÂU0 nhận xét

 

Lí luận dạy học Ngữ văn - Bài Ba

MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu bộ phận hướng đến các năng lực ngữ văn như: sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, có khả năng thụ hưởng nghệ thuật văn chương.
- Phân môn Tiếng Việt và phân môn Làm văn trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng thực hành về cấu trúc ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt, về lí thuyết kĩ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
- Phân môn Văn học đưa học sinh vào thế giới của tác phẩm văn học; ở đó, các em được trải nghiệm cuộc sống. Từ đó, các năng lực cụ thể về tiếp nhận văn học, về sáng tác văn học dần dần được hình thành.
1.2. Mục tiêu tổng quát hướng đến góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh.
- Các mục tiêu cụ thể đó tích hợp theo hướng mục tiêu rộng lớn hơn. Đó là góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh.
- Nhân cách học sinh bao gồm các phẩm chất về tâm hồn, xúc cảm, tình cảm, về trí tuệ, đạo đức, lối sống, về ý chí, nghị lực, bản lĩnh cá nhân và trách nhiệm công dân.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Trang bị kiến thức có hệ thống về ngôn ngữ và văn học
2.2. Rèn luyện năng lực cảm thụ văn chương và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ
2.3. Phát triển nhân cách, năng lực trí tuệ và đời sống tư tưởng, tình cảm
3. Nội dung: (sách giáo khoa hiện hành)
3.1. Văn học
Chương trình Văn học THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn được chia làm ba bộ phận chính:
1. Văn học Việt Nam: giới thiệu nền văn học Việt Nam từ thời xa xưa (văn học dân gian) cho đến hết thế kỷ XX với những thành tựu nổi bật nhất, sự phát triển về cả nội dung lẫn hình thức trong các bộ phận văn học, đồng thời tìm hiểu về những tác gia đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
2. Văn học nước ngoài: giới thiệu một số tác phẩm và tác giả văn học tiêu biểu của một số quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga, Mỹ…Đây là những nền văn học lớn có ảnh hưởng không chỉ đến văn học Việt Nam mà còn cả văn học thế giới.
3. Lí luận văn học: cung cấp những kiến thức mang tính chất lý luận, tạo điều kiện thuận lợi trong việc học văn, làm văn và cảm thụ văn học cho học sinh.
Lưu ý, trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay bao gồm chương trình cơ bản và chương trình nâng cao. Tuy hai chương trình này cơ bản có sự giống nhau về tác phẩm và bài học được đưa vào giảng dạy nhưng vẫn có những điểm không nhất quán như: trật tự sắp xếp các bài, các văn bản không giống nhau, khối lượng tri thức trong những bài khái quát cũng có sự khác nhau… Đặc biệt trong chương trình sách giáo khoa nâng cao, có một số bài và tác phẩm được đưa thêm vào mà chương trình cơ bản không có. 
A. BỘ PHẬN VĂN HỌC VIỆT NAM
Việt Nam có nền văn học hình thành và phát triển khá sớm. Trải qua những biến động khắc nghiệt của lịch sử xã hội, nền văn học ấy đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt, bền bỉ và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay với nhiều thành tựu to lớn.
 Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận chính: Văn học dân gian (VHDG) và Văn học viết.
1. VHDG là bộ phận văn học ra đời từ xa xưa, do người bình dân sáng tác được lưu truyền bằng hình thức tuyền miệng. Đây là bộ phận văn học mang tình tập thể và tính dị bản rất cao. VHDG bao gồm nhiều thể loại như: truyện thần thoại, sử thi, truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao, dân ca…Điều quan trọng hơn cả đó là: VHDG là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn ngôn ngữ dân tộc và nuôi dưỡng tâm hồn người Việt. Nó là chất liệu quan trọng cho việc hình thành một nền Văn học viết Việt Nam đồ sộ như ngày hôm nay v cả nội dung lẫn hình thức.
2. Văn học viết ra đời từ thế kỷ X và phát triển như một bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Cũng từ khi xuất hiện cho đến nay bộ phận Văn học viết đã thực sự đóng vai trò chủ đạo và làm nên diện mạo cho cả nền văn học Việt Nam. Khác với VHDG, Văn học viết là bộ phận văn học mang dấu ấn của tác giả, là sáng tạo của cá nhân và được ghi lại bằng chữ viết.
Trong chương trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhà trường THPT có sự phân chia khác nhau giữa hai khung chương trình nâng cao và cơ bản về các bộ phận của Văn học viết thời kỳ này:
- Sách giáo khoa chương trình cơ bản (SGK CTCB) chia ra hai bộ phận:
            + Văn học trung đại (VHTĐ) từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX,
            + Văn học hiện đại (VHHĐ) từ đầu thế kỷ XX đến hết thế kỷ XX.
- SGK chương trình nâng cao (CTNC) chia ra ba bộ phận:
            + Văn học chữ Hán ra đời từ thời Bắc thuộc,
            + Văn học chữ Nôm ra đời khoảng thế kỷ XIII,
            + Văn học chữ Quốc ngữ ra đời từ những năm 20 của thế kỷ XX.
Tuy nhiên để tiện cho việc theo dõi chương trình theo tiến trình lịch sử của dân tộc, chúng tôi thống nhất đi theo sự phân chia của SGK CTCB, nghĩa là bộ phận Văn học chữ Hán và Văn học chữ Nôm gộp lại thành bộ phận VHTĐ và bộ phận Văn học chữ Quốc ngữ là bộ phận VHHĐ Việt Nam.
Quá trình phát triển của Văn học viết Việt Nam bao gồm VHTĐ và VHHĐ gắn với ba thời kỳ lịch sử dân tộc:
- Thời kỳ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
- Thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 (CMT8)
- Thời kỳ từ CMT8 1945 đến hết thế kỷ XX
Trong quá trình phát triển văn học luôn luôn gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, chịu ảnh hưởng những trào lưu văn hóa phương Đông (cụ thể là Trung Quốc) cũng như phương Tây sau này (nhất là Pháp), để từ đó phản ánh một cách chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam. Đồng thời qua văn học, truyền thống văn học Việt Nam cũng dần dần hình thành và khẳng định giá trị của nó. Hình ảnh con người trong văn học trở thành trung tâm. Học văn học dân tộc là để bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẫm mỹ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
I.       VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
VHDG là một trong hai bộ phận văn học góp phần tạo nên bộ mặt của văn học Việt Nam. Đây là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các hoạt động trong đời sống cộng đồng.
1. Đặc trưng cơ bản của VHDG:
- Tính truyền miệng
- Tính tập thể
Đây là hai đặc trưng cơ bản chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền VHDG, thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với các sinh hoạt khác trong đời sống cộng đồng.
Trong SGK CTNC 10 thì bên cạnh hai đặc trưng cơ bản trên, sách còn đề cập đến đặc trưng về ngôn ngữ và nghệ thuật của VHDG. Cụ thể:
- Ngôn ngữ trong VHDG là ngôn ngữ nói
- Nghệ thuật của VHDG chủ yếu là phương pháp phản ánh hiện thực bằng cách mô tả những sự kiện rút ra từ đời sống thực tế, bên cạnh đó còn có phương pháp phản ánh hiện thực một cách kỳ ảo, tức là mô tả những sự kiện trong trí tưởng tượng.
2. Hệ thống thể loại:
VHDG có 12 thể loại gồm: thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười dân gian, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao dân ca, vè, truyện thơ dân gian và các thể loại sân khấu dân gian như chèo, tuồng đồ và một số trò diễn có tích truyện. Mỗi thể loại mang một nội dung và những giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẫm mĩ, cần được trân trọng và phát huy.
Có thể nói VHDG là bộ “sách giáo khoa về cuộc sống”.

Lớp
Bài
Chương trình
Nâng cao
Cơ bản
10
(tập 1)
Khái quát VHDG Việt Nam
X
X
Chiến thắng Mtao Mxây (trích Sử thi Đăm Săn)
X
X
Đẻ đất đẻ nước (trích Sử thi Đẻ đất đẻ nước) - Đọc thêm
X

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
X
X
Tấm Cám
X
X
Tam đại con gà
X
X
Nhưng nó phải bằng hai mày
X
X
Chử Đồng Tử - Đọc thêm
X
X
Lời tiễn dặn (trích truyện thơ Tiến dặn người yêu)
X
X
Ca dao yêu thương tình nghĩa
X

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

X
Ca dao than thân
X

Ca dao hài hước châm biếm
X

Ca dao hài hước

X
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn... – Đọc thêm
X

Mười tay – Đọc thêm
X

Tục ngữ về đạo đức lối sống
X

Xúy Vân giả dại (trích chèo Kim Nhan)
X

Ôn tập VHDG

X

II. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam luôn luôn gắn bó với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cùng với sự phát triển toàn diện về chính trị, tôn giáo, và các loại hình nghệ thuật khác nhau như kiến trúc, điêu khắcbộ phận Văn học viết cũng ra đời và phát triển lớn mạnh. Trong đó, văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến được gọi là văn học trung đại (VHTĐ).
Trên hành trình 10 thế kỷ VHTĐ Việt Nam trải qua 4 giai đoạn phát triển:
- Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV
- Từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
- Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
- Nửa cuối thế kỷ XIX
Mỗi giai đoạn phát triển trong một bối cảnh lịch sử - xã hội khác nhau vì vậy mang những đặc điểm nội dung, nghệ thuật khác nhau. Nhưng tựu trung lại cũng bao gồm những đặc điểm cụ thể sau:
1. Về nội dung: có ba nội dung chính, trong đó chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo là hai nội dung lớn và xuyên suốt VHTĐ.
- Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân và lòng thương xót trăm họ, về sau còn gắn với trách nhiệm của nhân dân trướcc tình cảnh đất nước.
- Chủ nghĩa nhân đạo bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của dân tộc gắn liền với sự quan tâm, thương cảm với số phận con người, đề cao đạo đức, khẳng định công lý, chính nghĩa.
- Cảm hứng thế sự là một nội dung biểu hiện khá rõ nét từ văn học cuối thời Trần (thế kỷ XIV), phản ánh cái nhìn của tác giả trung đại trước thực tại xã hội đó là: nhà nước phong kiến suy thoái và cuộc sống đau khổ của nhân dân.
2. Về nghệ thuật:
- Tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm.
Tính quy phạm là đặc điểm nổi bật của VHTĐ thể hiện ở:
Quan điểm văn học: thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo (thơ để nói chí, văn để tải đạo)
Tư duy nghệ thuật: theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức.
Thể loại văn học: với những quy định chặt chẽ về kết cấu.
Cách sử dụng thi liệu: dẫn nhiều điển tích điển cố, dùng nhiều văn liệu quen thuộc.
Do tính quy phạm VHTĐ thiên về tính ước lệ, tượng trưng. Trong quá trình sáng tác, tác giả trung đại có xu hướng phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo cả nội dung lẫn hình thức.
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị được thể hiện:
            Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là cái đời thường và bình dị.
            Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mỹ lệ hơn là vẻ đẹp mộc mạc và đơn sơ.
            Ngôn ngữ nghệ thuật: Chất liệu ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mỹ hơn là thông tục, tự nhiên, gần gũi với đời sống.
Trong quá trình phát triển của VHTĐ xu hướng đưa văn học từ phong cách trang trọng, tao nhã về gần với đời sống hiện thực tự nhiên và bình dị.
- Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài (chủ yếu là văn học Trung Quốc).
Ngôn ngữ: dùng chữ Hán để sáng tác và trong quá trình dân tộc hóa hình thức văn học đã tạo ra chữ Nôm.
Thể loại: tiếp thu thể Cổ phong, Đường luật, Hịch, Cáo, Chiếu, Biểu, Truyện ký, Tiểu thuyết chương hồi...Đặc biệt Việt hóa thể thơ Đường luật thành thơ Nôm đường luật, thất ngôn xen lục ngôn sáng tạo các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, truyện thơ.
Thi liệu: sử dụng điển cố, thi liệu Hán văn, càng về sau thì sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân trong sáng tác.
Một điều chúng tôi cần lưu ý ở đây trong SGK CTNC 10, việc đề cập đến đặc điểm nội dung và nghệ thuật của VHTĐ Việt Nam có sự trộn lẫn rất khó phân biệt mặc dù thực chất cũng có cùng một nội dung như nhau. Chính vì vậy, chúng tôi lấy SGK CTCB 10 để khái quát những đặc điểm chính của nội dung và nghệ thuật của bộ phận VHTĐ thời kỳ này. Tuy nhiên cũng xin nói qua bốn đặc điểm mà SGK CTNC 10 đã đề cập để chúng ta có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn. Đó là:
- VHTĐ gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người.
- VHTĐ luôn hấp thu mạch nguồn VHDG.
- VHTĐ tiếp thu tinh hoa văn hóa Trung Hoa trên tinh thần dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam.
- Trong khuôn khổ thi pháp trung đại, văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hóa và hướng dân chủ hóa.
Lớp
Bài
Tác giả
Chương trình
Nâng cao
Cơ bản
10
(tập 1)
Tỏ lòng (Thuật hoài)
Phạm Ngũ Lão
X
X
Nỗi lòng (Cảm hoài)
Đặng Dung
X

Vận nước (Quốc tộ) – Đọc thêm
Pháp Thuận
X
X
Cáo bệnh, bảo mọi người
(Cáo tật thị chúng) – Đọc thêm
Mãn Giác Thiền Sư
X
X
Hứng trở về (Quy hứng) – Đọc thêm
Nguyễn Trung Ngạn
X
X
Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm
X
X
Cảnh ngày hè
(Báo kính cảnh giới – bài 43)
Nguyễn Trãi
X
X
Đọc Tiểu Thanh ký
(Độc Tiểu Thanh ký)
Nguyễn Du
X
X
10
(tập 2)


Phú sông Bạch Đằng
Trương Hán Siêu
X
X
Nhà nho vui cảnh nghèo (trích Hàn nho phong vị phú) – Đọc thêm
Nguyễn Công Trứ
X

Thư dụ Vương Thông lần nữa (trích Quân trung từ mệnh tập)
Nguyễn Trãi
X

Đại cáo Bình Ngô
Nguyễn Trãi
X
X
Hiền tài là nguyên khí của quôc gia – Đọc thêm
Thân Nhân Trung
X
X
Phẩm bình nhân vật lịch sử - Đọc thêm
Lê Văn Hưu
X

Tựa “Trích diễm thi tập”
Hoàng Đức Lương
X
X

Thái phó Tô Hiến Thành (trích Đại Việt sử lược)


X

Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử ký toàn thư)
Ngô Sĩ Liên
X

Thái sư Trần Thủ Độ - Đọc thêm
Ngô Sĩ Liên

X
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Viêt sử ký toàn thư) - ĐThêm
Ngô Sĩ Liên
X

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Nguyễn Dữ
X
X
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm)
Đoàn Thị Điểm
X
X
Nỗi sầu oán của người cung nữ ( trích Cung oán ngâm)
Nguyễn Gia Thiều

X

Truyện Kiều
Nguyễn Du
X
X
Trao duyên (trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
X
X
Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
X
X
Thề nguyền (trích Truyện Kiều)- Đọc thêm
Nguyễn Du
X
X
Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
X
X
Nguyễn Du

X

Ngọc hoa đối mặt với bạo chúa ( trích Phạm Tải –Ngọc Hoa)

X

Tổng kết phần Văn học


X
Tổng kết lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại

X

11
 (tập1)
Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự)
Lê Hữu Trác
X
X
Cha tôi (trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục) – Đọc thêm
Đặng Huy Trứ
X

Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
X
X
Chạy giặc – Đọc them
Nguyễn Đình Chiểu
X

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Nguyễn Đình Chiểu
X
X
Nguyễn Đình Chiểu

X

Tự tình (bài II)
Hồ Xuân Hương
X
X
Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)
Cao Ba Quát
X
X
Bài ca ngất ngưỡng
Nguyễn Công Trứ

X
Câu cá mùa thu ( Thu điếu)
Nguyễn Khuyến
X
X
Tiến sĩ giấy
Nguyễn Khuyến
X

Khóc Dương Khuê – Đọc thêm
Nguyễn Khuyến
X

Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) – Đọc thêm
Chu Mạnh Trinh
X
X
Nguyễn Khuyến

X

Thương vợ
Trần Tế Xương
X
X
Vịnh khoa thi Hương - Đọc thêm
Trần Tế Xương
X

Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu)
Ngô Thì Nhậm
X
X
Xin lập khoa luật( trích Tế cấp bát điều) – Đọc thêm
Nguyễn Trường Tộ
X
X
Đổng Mẫu (trích Sơn Hậu)

X

Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

X
X

III. VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Trong chương trình THPT văn học hiện đại Việt Nam bao gồm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 và văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hai giai đoạn này đã góp phần tạo nên một bộ phận văn học hiện đại mang nét đặc trưng của thời kì này.
1. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
1.1. Nội dung:
Văn học Việt Nam giai đoạn này có vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc. Đây là giai đoạn nền văn học có ba đặc điểm cơ bản: đổi mới theo hướng hiện đại hóa, hình thành hai bộ phận văn học công khai và không công khai, nhịp độ phát triển hết sức nhanh chóng.
Thành tựu chủ yếu của thời kì này là đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học dân tộc như chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại là tinh thần dân chủ.
1.2              Về nghệ thuật:
Văn học đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, gắn liền với sự cách tân về thể loại và ngôn ngữ. Về văn xuôi, phát triển mạnh nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn, thành tựu nổi bật nhất là thơ ca với những tên tuổi lớn. Có được những thành tựu nói trên là do sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển trong các phong trào yêu nước, cách mạng và do sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân.
2. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX đã phát triển qua hai giai đoạn: từ 1945-1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX.
Ở giai đoạn 1945 có ba đặc điểm cơ bản: vận động chủ yếu theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đặc biệt ở giai đoạn này văn học đã có những đóng góp về tư tưởng của văn học dân tộc. Đó là truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng truyền thống nhân đạo. Nghệ thuật, văn học phát triển cân đối, toàn diện hơn về mặt thể loại: truyện, tiểu thuyết, kí, tùy bút, thơ, truyện thơ, trường ca, kịch, lý luận phê bình.
Ở giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX văn học Việt Nam bước vào thời kì đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, mang tính nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường; cảm hứng thế sự; không gian đời tư được khai thác; có nhiều tìm tòi đối mới về nghệ thuật nhất là sự đổi mới về ý thức nghệ thuật, phong phú về thể loại (phóng sự, tiểu thuyết phóng sự, kịch bản sân khấu, truyện thơ, trường ca, nghệ thuật sân khấu, lý luận phê bình văn học).
Phần văn học Việt Nam chương trình sách giáo khoa là một hệ thống các tác phẩm tiêu biểu thể hiện đặc điểm văn học giai đoạn này. Cụ thể như sau:
Lớp
Bài
Tác giả
Chương trình
Cơ bản
Nâng cao
11
(Tập1)
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

X
X
Hai đứa trẻ
Thạch Lam
X
X
Cha con nghĩa nặng(trích)-đọc thêm
Hồ Biểu Chánh
X
X
Chữ người tử tù
Nguyễn Tuân
X
X
Vi hành – đọc thêm
Nguyễn Ái Quốc
X
X
Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ)
Vũ Trọng Phụng
X
X
Nghệ thuật băm thịt gà (trích Việc làng)
Ngô Tất Tố


Chí Phèo
Nam Cao
X
X
Tinh thần thể dục-đọc thêm
Nguyễn Công Hoan
X
X
Đời thừa
Nam Cao

X
Nam Cao


X
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)
Nguyễn Huy Tưởng
X
X
Ôn tập về văn học (Học kì I)

X
X
11
(Tập2)
Xuất dương lưu biệt
Phan Bội Châu
X
X
Hầu trời
Tản Đà
X
X
Vội vàng
Xuân Diệu
X
X
Đây mùa thu tới-đọc thêm
Xuân Diệu

X
Thơ duyên-đọc thêm
Xuân Diệu

X
Xuân Diệu


X
Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử
X
X
Tràng giang
Huy Cận
X
X
Tương tư
Nguyễn Bính

X
Tống biệt hành – đọc thêm
Thâm Tâm

X
Chiều xuân – đọc thêm
Anh Thơ
X
X
Nhật kí trong tù
Hồ Chí Minh

X
Chiều tối (Mộ)
Hồ Chí Minh
X
X
Lai Tân
Hồ Chí Minh
X
X
Giải đi sớm (Tảo giải)
Hồ Chí Minh

X
Kiểm tra văn học


X
Từ ấy
Tố Hữu
X
X
Nhớ đồng – đọc thêm
Tố Hữu
X
X
Về luân lý xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và luân lý Đông Tây)
Phan Châu Trinh
X
X
Một thời đại trong thi ca (trích)
Hoài Thanh
X
X
Tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – đọc thêm
Nguyễn An Ninh
X
X
Trả bài kiểm tra văn học


X
Ôn tập về văn học (Học kì II)

X
X
Tổng kết phần văn học Việt Nam


X
12
(Tập1)


Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX

X
X
Tuyên ngôn độc lập
Hồ Chí Minh
X
X
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh


X
Nguyễn Đình Chiểu-ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Phạm Văn Đồng
X
X
Mấy ý nghĩ về thơ (trích)-đọc thêm
Nguyễn Đình Thi
X
X
Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng- đọc thêm
Nguyễn Đăng Mạnh

X
Tây Tiến
Quang Dũng
X
X
Bên kia sông Đuống (trích)-đọc thêm
Hoàng Cầm

X
Dọn về làng
Nông Quốc Chấn
X
X
Việt Bắc (trích)
Tố Hữu
X
X
Bác ơi - đọc thêm
Tố Hữu
X
X
Tố Hữu

X
X
Tiếng hát con tàu
Chế Lan Viên

X
Đất nước – đọc thêm
Nguyễn Đình Thi
X
X
Đất nước (trích Trường ca mặt đường khát vọng)
Nguyễn Khoa Điềm
X
X
Sóng
Xuân Quỳnh
X
X
Đò Lèn – đọc thêm
Nguyễn Duy
X
X
Đàn ghita của Lor-ca
Thanh Thảo
X
X
Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” (trích Bàn về đạo Nho)
Nguyễn Khắc Viện

X
Người lái đò sông Đà (trích)
Nguyễn Tuân
X
X
Nguyễn Tuân


X
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Hoàng Phủ Ngọc Tường
X
X
Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trích)-đọc thêm
Võ Nguyên Giáp
X
X
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (trích Đến hiện đại từ truyền thống)
Trần Đình Hượu

X




Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
Lưu Quang Vũ
X
X
Tư duy hệ thống- Nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy (trích)
Phan Đình Diệu

X

Ôn tập về văn học (Học kì I)


X
12
(Tập2)
Vợ chồng A Phủ (trích )
Tô Hoài
X
X
Vợ nhặt
Kim Lân
X
X
Những đứa con trong gia đình (trích )
Nguyễn Thi
X
X
Rừng xà nu
Nguyễn Trung Thành
X
X
Đất - đọc thêm
Anh Đức

X
Một người Hà Nội
Nguyễn Khải
X
X
Chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu
X
X
Mùa lá rụng trong vườn (trích)-đọc thêm
Ma Văn Kháng
X
X
Bắt sấu rừng U Minh Hạ - đọc thêm 
Sơn Nam
X
X
Kiểm tra văn học


X
Tổng kết phần văn học


X
Ôn tập về văn học (Học kì II)

X
X

B. BỘ PHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Văn học nước ngoài trong chương trình THPT có sự phân phối văn học của nhiều nước nhằm giúp học sinh có sự hiểu biết về một vài tác giả và tác phẩm văn học tiêu biểu của một số nước như Hy Lạp, Ấn Độ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật, Mỹ. Phần văn học nước ngoài của sách giáo khoa Ngữ Văn không nhằm cung cấp tri thức có hệ thống về một nền văn học nào mà chỉ lựa chọn một lượng tri thức tối thiểu về một số tác phẩm để học sinh dễ dàng tiếp cận.
Các văn bản nước ngoài được sắp xếp theo nguyên tắc tích hợp với các văn bản của văn học Việt Nam, một phần về lịch sử văn học nhưng chủ yếu về mặt thể loại. Ví dụ: sử thi Hy Lap, Ấn Độ được xếp liền theo sử thi Việt Nam, thơ Đường Trung Quốc được học liền với thơ trung đại Việt Nam, kịch Rô-mê-ô và Giu-li-et được học tiếp với bi kịch Vũ Như Tô; tiểu thuyết của Huy-gô, Ban-dắc, truyện ngắn của Sê-khôp, Lỗ Tấn được học tiếp theo tiểu thuyết truyện ngắn hiện đại Nguyễn Tuân, Thạch Lam…
Nhìn chung, phần văn học nước ngoài trong chương trình THPT tạo điều kiện cho học sinh tích hợp các tri thức về lịch sử văn học, nhất là về thể loại văn học, để có thể đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài.
Lớp
Tác phẩm
Tác giả
Chương trình
Cơ bản
Nâng cao
10
(tập 1)
Uy-lít-xơ (trích Sử thi Ô-đi-xê)-văn học Hy Lạp
Hômerơ
X
X
Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ramayana)-văn học Ấn Độ
Van-mi-ki
X
X
Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng-văn học Trung Quốc
Lý Bạch
X
X
Thu hứng-văn học Trung Quốc
Đỗ Phủ

X
Tì bà hành (trích) -văn học Trung Quốc
Bạch Cư Dị

X
Khuê oán – đọc thêm - văn học Trung Quốc
Vương Xương Linh
X
X
Hoàng hạc lâu – đọc thêm -văn học Trung Quốc
Thôi Hiệu

X
Điểu minh giản – đọc thêm -văn học Trung Quốc
Vương Duy
X
X
Thơ Hai-cư-văn học Nhật Bản

X
X
Viên Mai bàn về thơ (trích Tùy Viên thi thoại) -văn học Trung Quốc
Viên Mai

X
10
(tập 2)
Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa) -văn học Trung Quốc
La Quán Trung
X
X
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (trích Tam quốc diễn nghĩa) – đọc thêm -văn học Trung Quốc
La Quán Trung
X
X
Dế chọi (trích Liêu trai chí dị)
Bồ Tùng Linh

X
11
(tập 1)
Tình yêu và thù hận (trích Rô-mê-ô và Giu-li-et)-văn học Anh
Sếch-xpia
X
X
11
(tập 2)
Đám tang lão Gô-ri-ô (trích Lão Gô-ri-ô)-văn học Pháp
Ban-dắc

X
Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ) văn học Pháp
Huy-gô
X
X
Người trong bao-văn học Nga
Sê-khốp
X
X
Tôi yêu em-văn học Nga
Pu-skin
X
X
Bài thơ số 28-văn học Ấn Độ
Tago
X
X
 12 (tập 1)
Tự do (trích)-văn học Pháp
Ê-luy-a
X
X
Đô-xtôi-ep-xki (trích)
Xvai-gơ
X
X
Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003
Cô-phi-a-nan
X
X
12
(tập 2)
Số phận con người (trích)-văn học Nga
Sô-lô-khôp
X
X
Ông già và biển cả (trích)-văn học Mỹ
Hê-minh-uê
X
X
Thuốc –văn học Trung Quốc
Lỗ Tấn
X
X

C. BỘ PHẬN LÝ LUẬN VĂN HỌC
Nhìn chung, phần lý luận văn học trong chương trình này tuy số lượng không nhiều nhưng vẫn phong phú và đa dạng về khối lượng tri thức. Nó giúp học sinh nắm được một vài khái niệm về lý luận văn học, xác định các giá trị và tổng hợp tri thức một cách khái quát giúp hiểu và đánh giá tác phẩm thấu đáo.

Lớp
Bài

Chương trình
Cơ bản
Nâng cao
10
(tập 1)
Văn bản văn học

X
Văn bản văn học (tiếp theo)

X
Đọc-hiểu văn bản văn học

X
Đọc tích lũy kiến thức

X
10
(tập 2)
Luyện tập đọc hiểu văn bản văn học

X
Đọc – hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam

X
Văn bản văn học
X

Nội dung và hình thức của văn bản văn học
X

11
(tập 1)
Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn

X
Đọc kịch bản văn học

X
Một số thể loại văn học: thơ truyện
X

11
(tập 2)
Đọc thơ

X
Tiểu sử tóm tắt
X
X
Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
X
X
Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
X

12
(tập 1)
Phong cách văn học

X
Quá trình văn học

X
Quá trình văn học và phong cách văn học
X

12
(tập 2)
Giá trị văn học

X
Tiếp nhận văn học

X
Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
X


Phần tổng thuật về phân môn Văn học trong chương trình THPT trên đây đã hệ thống toàn bộ kiến thức trong sách giáo khoa Ngữ văn của chương trình Nâng cao và Cơ bản (lớp 10, 11, 12) trên hai mặt theo tiến trình lịch sử và thể loại.

3.2. Tiếng Việt
Về nội dung và chương trình  phân môn Tiếng Việt ở trong nhà trường THPT, được tạo thành bởi hai hợp phần cơ bản: những tri thức cần cung cấp và các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh.
I.Các tri thức cần cung cấp bao gồm ba loại:
1. Những tri thức chung về tiếng Việt:
Nguồn gốc và quá trình lịch sử của tiếng Việt, loại hình tiếng Việt, chức năng của ngôn ngữ, tính hệ thống của ngôn ngữ...
Sau đây chúng ta sẽ thấy được  hệ thống chương trình đó thông qua bảng liệt kê:
STT
Lớp
Tên bài học
Nội dung chính
1
10
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm riêng về hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, về các phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ, về nhữ nghĩa và câu văn. Vì thế mỗi người cần nói và viết cho phù hợp với các đặc điểm đó
2
10
Khái quát về lịch sử tiếng Việt
-Lịch sử tiếng Việt gắn bó với lịch sử hình thành và phat triển của dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn- Khmer và có quan hệ gần gũi với tiếng Mường. Qua hàng ngàn năm phát triển, tiếng Việt ngày càng trở nên hoàn thiện.
- Chữ viết tiếng Việt: Chữ Nôm là một thành quả văn hóa lớn lao, biểu hiện  ý thức độc lập tự chủ cao của dân tộc và là phương tiện sáng tạo nên một nền văn học chữ Nôm ưu tú, nhưng do có nhiều hạn chế nên được thay thế bằng chữ quốc ngữ- chữ viết ưu việt, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

10
Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
-                     Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt: về ngữ âm- chữ viết, về từ ngữ, về ngữ pháp và về phong cách ngôn ngữ.
-                     Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao









11
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
-Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng, xã hội; còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
- Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại trong lời nói cá nhân vừa có biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển của ngôn ngữ chung.


Ngữ cảnh
- Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời là căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
- Ngữ cảnh bao gồm nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.
- Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.


Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật là: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng; từ không biến đổi hình thái; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

12
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt. Phẩm chất đó được biểu hiện ở những phương diện chủ yếu như: tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt, sự không lai căng, pha tạp và tính lịch sự, văn hóa trong lời nói…
- Muốn đạt được sư trong sáng khi sử dụng tiếng Việt, mỗi cá nhân cần có tình cả quý trọng, có hiểu biết về tiếng Việt để sử dụng tiếng Việt phù hợp- vừa đúng, hay, vừa có văn hóa.


Nhân vật giao tiếp
- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp gồm người nói(viết), người nghe (nói).
- Vai giao tiếp: ngang hàng hoặc cách biệt, có thể xa lạ hay có quan hệ thân tình
- Yêu cầu: mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện một chiến lược giao tiếp phù hợp

2. Những tri thức về hệ thống tiếng Việt và hoạt động của hệ thống đó. Chương trình không đề cập đến toàn bộ hệ thống tiếng Việt mà chủ yếu chú trọng đến những nội dung có quan hệ trực tiếp đến hoạt động giao tiếp của tiếng Việt, đến ngôn ngữ nghệ thuật, đến cách nói và cách viết của học sinh. Đó là phần từ vựng và cú pháp, ngữ nghĩa của phát ngôn trong tiếng Việt.
Lớp
Tên bài
Nội dung
10
Các biện pháp tu từ: phép điệp và phép đối
·                    Phép điệp (điệp ngữ): là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp,từ, cụm từ và câu) nhằm biểu đạt cảm xúc và gợi hình tượng nghệ thuật. Phép điệp bao gồm:
-                     Điệp từ, điệp ngữ, điệp một đoạn câu, điệp câu
-                     Điệp đoạn.
-                     Điệp kết cấu
·                    Phép đối: là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt. Đối bao gồm:
-                     Đối giữa hai vế trong một câu.
-                     Đối giữa câu với câu.
11
Nghĩa của câu
Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
-                     Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
-                     Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.

3. Tri thức về các phong cách ngôn ngữ, loại hình văn bản
-                     Về các phong cách ngôn ngữ: Chương trình dề cập đến các phong cách ngôn ngữ thường dùng trong cuộc sống và văn học như:
STT
Lớp
Tên bài học
Nội dung chính
1
10
Văn bản
- Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có nhiều đặc điểm cơ bản. Văn bản có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định.


Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Ngôn ngữ sinh hoạt( khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoai) là lời ăn tiềng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau và đáp ứng những nhu cầu tự nhiên của cuộc sống.
- Được thể hiện chủ yếu ở dạng nói, hoặc ở dạng viết( ít gặp).
- Trong văn bản văn học lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.


Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thồn thường và đạt được giá trị nghê thuật-thẩm mỹ.


Văn bản văn học
-Là văn bản đáp ứng những yêu cầu: Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người; ngôn ngữ có nhiều tìm tói, sáng tạo, có tính hình tượng, có hàm nghĩa sâu sắc, phong phú; được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mỹ riêng( truyện, thơ, kịch…)
- Văn bản văn học mang nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa, chấm. Đi sâu vào các tầng lớp đó ta mới hiểu được văn bản văn học.


11
Phong cách ngôn ngữ báo chí



Phong cách ngôn ngữ chính luận
-Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lới nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,…nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, văn hóa, xã hội- tư tưởng theo một quan điểm chính trị nhất định.
- Có ba đặc trưng cơ bản: tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận; tính truyền cảm, thuyết phục.


Phong cách ngôn ngữ khoa hoc
- Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đươc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.
- Có ba đặc trưng cơ bản: Tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, logic; tính khách quan, phi cá thể. Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu, đoạn văn, văn bản.


Phong cách ngôn ngữ hành chính
-Là ngôn ngữ dùng trong các va bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chín trị, xã hội, kinh tế,…hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí.
- Gồm ba đặc trưng cơ bản: Tính khuôn mẫu, tính minh xác và tính công vụ.
II.                Các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh
Hợp phần thứ hai là các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh. Đó là các kĩ năng chủ yếu sau: kĩ năng lĩnh hội ngôn bản, kĩ năng sản sinh ngôn bản thích hợp với mục đích giao tiếp và các điều kiện giao tiếp, tức nghe, đọc, nói, viết. Với hợp phần này, chương trình này giúp cho học sinh hoàn thiện các kĩ năng ngôn ngữ tiếng Việt.
Lớp
Tên bài
Nội dung
10
Thực hành phép tu từ : ẩn dụ và hoán dụ
Bao gồm các bài tập thực hành về phép điệp và phép đối. Qua đó, nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối, luyện tập kĩ năng phân tích và kĩ năng sử dụng phép điệp và phép đối.
11
Thực hành về thành ngữ, điển cố

Bao gồm các bài tập thực hành về thành ngữ, điển cố. Qua đó, củng cố và nâng cao những kiến thức về thành ngữ, điển cố; biết lĩnh hội và sử dụng đúng thành ngữ, điển cố; phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ, điển cố thông dụng.
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Hệ thống các bài tập về nghĩa của từ trong sử dụng giúp học sinh nâng cao nhận thức về hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa.
Đồng thời, qua đó giúp học sinh có ý thức và kĩ năng chuyển nghĩa của từ, lựa chọn từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp.
Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
Qua các bài tập về trật tự trong câu đơn và câu ghép để giúp học sinh nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản.
 Đồng thời, giúp các em có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu; có kĩ năng sắp xếp trật tự trong câu khi nói và viết.
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Bao gồm các bài tập về việc sử dụng các kiểu câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống. Từ đó, giúp học sinh củng cố về các kiểu câu đó ở phương diện cấu tạo và tác dụng liên kết ý trong văn bản.
Đồng thời, luyện cho các em kĩ năng phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và viết.
12
Thực hành về một số phép tu từ ngữ âm

Bao gồm các bài tập về tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu: điệp âm, điệp vần, điệp thanh. Qua đó, giúp học sinh nắm được một số phép tu từ ngữ âm thường dùng trong văn bản và có kĩ năng phân tích, sử dụng chúng.
Thực hành một số phép tu từ cú pháp
Các bài tập về phép lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen giúp các em nắm được một số phép tu từ, nắm kiến thức về những phép tu từ cú pháp trên và kĩ năng phân tích sử dụng chúng.


-----------------------------
*** GỢI Ý THẢO LUẬN

1. Môn Ngữ văn hướng đến mục tiêu gì?
2. Vai trò của kĩ năng ngôn ngữ trong học tập Ngữ văn.
3. Tổng thuật về chương trình và nội dung phân môn Văn học ở trường Trung học phổ thông
4. Tổng thuật về chương trình và nội dung phân môn Tiếng Việt ở trường Trung học phổ thông
5. Tổng thuật về chương trình và nội dung phân môn Làm văn ở trường Trung học phổ thông
NGUYỄN ĐĂNG CHÂU0 nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lí luận dạy học Ngữ văn - Bài Bốn

PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Lí luận về các phương pháp dạy học Ngữ văn
1.1. Khái niệm: phương pháp dạy học là toàn bộ các cách thức tổ chức và thực hiện các biện pháp, thủ pháp, thao tác dạy học nhằm giúp tư duy nhận thức của người học tiếp cận được các vấn đề trong nội dung học tập và các mối liện hệ bản chất giữa chúng với nhau.
1.2. Tính đặc thù của Phương pháp dạy học Ngữ văn
a. Gắn với thực tiễn, với con người. Vì nội dung dạy học là nhân học nên cách thức tổ chức dạy học phải gắn với thực tiễn đời sống, với con người. Phương pháp dạy học ngữ văn vừa dẫn dắt số đông nhưng vừa quan tâm đến từng người. Tương tác giữa người dạy-người học, người học-người học trong dạy học ngữ văn khác về bản chất so với các môn học khác.
b. Giáo dục bằng thuyết phục, cảm hóa. Học sinh chấp nhận điều hay, lẽ phải không chỉ bằng suy lí, chứng minh lí lẽ mà còn được thuyết phục, cảm hóa bằng thực tế sinh động của chân lí cuộc sống. Phương pháp dạy học ngữ văn nên được vận dụng theo đặc trưng này.
c. Linh hoạt, quan tâm đến đối tượng cá biệt. Nói đến phương pháp dạy học là nói đến nghệ thuật dẫn dắt, soi đường cho trí tuệ người học. Do vậy, phối hợp linh hoạt các biện pháp, thao tác dạy học cho phù hợp với từng đối tượng giảng dạy là vô cùng cần thiết.
1.3. Phương pháp luận dạy học ngữ văn và phương pháp dạy học ngữ văn chuyên biệt hóa (Văn học, tiếng Việt, Làm văn)
a. Các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực. Dựa vào một số tiêu chí như kênh giao tiếp một chiều hay đa chiều, người học thụ động hay chủ động tiếp nhận, kiến thức áp đặt hay kiến thức mở mà phương pháp cụ thể đang áp dụng được gọi là phương pháp truyền thống hay tích cực.
b. Các phương pháp chung và phương pháp chuyên biệt hóa. Phương pháp chung bao gồm các phương pháp không gắn với đặc trưng của nội dung dạy học. Chẳng hạn, phương pháp thuyết giảng là phương pháp dạy học áp dụng chung cho dạy học nhiều môn học. Phương pháp chuyên biệt hóa là phương pháp dạy học gắn liền với nội dung đặc thù của môn học. Phương pháp cụ thể trong dạy văn học khác xa phương pháp dạy học tiếng Việt.
1.4. Vận dụng các phương pháp dạy học ngữ văn chuyên biệt hóa theo quan điểm tích hợp
- Tích hợp dạy văn với dạy tiếng nhằm giúp học sinh cảm thụ nghệ thuật ngôn từ tốt hơn trong thức nhận văn học là một ví dụ sinh động trong việc vận dụng phương pháp chuyên biệt hóa. Một vài thao tác của phương pháp dạy tiếng xen kẽ vào tiến trình tiếp cận tác phẩm văn học không thể làm nhòa tiết dạy văn mà còn hỗ trợ cho phương pháp dạy văn hiệu quả hơn.
2. Phương tiện dạy học môn Ngữ văn
2.1. Các khái niệm: trực quan, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học
2.2. Tác phẩm văn học, các hiện tượng ngôn ngữ, môi trường giao tiếp, các hình thức giao tiếp là phương tiện dạy học có tính trực quan.
2.3. Bảng biểu, sơ đồ, tranh ảnh, …là các đồ dùng dạy học do giáo viên tự sáng tạo
2.4. Các thiết bị nghe, nhìn như audio, video, … là phương tiện dạy học ngày càng phổ biến

------------------------------
*** GỢI Ý THẢO LUẬN

1. Phương pháp luận và phương pháp dạy học cụ thể.
2. Trên bình diện tâm lí học dạy học, phương pháp dạy học Ngữ văn có đặc điểm khác biệt nào (so với các môn học khác)?
3. Sử dụng phương tiện trực quan để gây hứng thú cho học sinh trong tiết Ngữ văn.
4. Giáo án điện tử có thích hợp với dạy học Ngữ văn không?

LÝ LUẬN DẠY HỌC NGỮ VĂN - BÀI NĂM

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

            1. Các hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn
1.1. Chính khóa: giáo viên lên lớp, làm việc nhóm và thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thuyết trình bài học và chủ tọa phiên thảo luận, diễn xuất theo yêu cầu bài học,…
1.2. Ngoại khóa: sáng tác, sinh hoạt câu lạc bộ, viết tiểu luận,…
2. Chuẩn bị điều kiện cần và đủ trước khi soạn một giáo án Ngữ văn
2.1. Đọc kĩ bài học mới trong sách giáo khoa (SGK)
2.2. Xác định mục tiêu bài dạy
2.3. Xem xét mối quan hệ giữa kiến thức học sinh đã học và nội dung sắp học theo tinh thần tích hợp hệ thống (dọc)
2.4. Xem xét mối quan hệ giữa kiến thức sắp học và các kiến thức các chuyên ngành khác có liên quan theo tinh thần tích hợp mở rộng (ngang)
2.5. Câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu (trước) bài học mới ở nhà.
            3. Triển khai một tiết dạy học Ngữ văn
.3.1. Tạo tâm thế tiếp nhận
3.2. Đồng bộ hóa tiến trình tiếp nhận
3.3. Hoạt động tương tác trong dạy văn học và trong dạy tiếng
3.4. Thông tin phản hồi (feedback) và điều khiển
-------------------------------------
*** GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của các bước lên lớp trong tiết dạy học Ngữ văn.
2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn.
3. Soan giáo án và các mức độ sử dụng giáo án môn Ngữ văn.
NGUYỄN ĐĂNG CHÂU0 nhận xét

LÝ LUẬN DẠY HỌC NGỮ VĂN - BÀI SÁU

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC NGỮ VĂN

1. Ra đề và các hình thức tổ chức kiểm tra
1.1. Ra đề là một kĩ năng dạy học. Kĩ năng ra đề thể hiện năng lực thực sự của giáo viên. Qua đề kiểm tra, người ta có thể thấy được yêu cầu, hiệu quả dạy học mà giáo viên muốn ở học sinh. Có thể đó là một mong muốn học sinh lặp lại những gì giáo viên đã trình bày. Cũng có thể là từ các vấn đề thầy trình bày, yêu cầu học sinh tìm ra mối liên hệ bản chất giữa chúng. Cũng có thể là từ những gì đã biết, đã hiểu qua bài giảng của thầy, yêu cầu học sinh mở rộng, liên hệ với những hiểu biết khác về cuộc sống, về lĩnh vực liên quan. Các loại đề và cấu trúc từng loại tùy thuộc vào nội dung từng phân môn.
1.2. Hình thức tổ chức kiểm tra có hai hình thức: vấn đáp và viết. Hình thức viết cũng có hai hình thức là tự luận và trắc nghiệm.
2. Đổi mới quan điểm kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học Ngữ văn.
Đây là một vấn đề nổi cộm của dạy học ngữ văn. Đến nay, việc đánh giá năng lực ngữ văn chủ yếu dựa vào thức nhận nội dung văn học và ghi nhớ văn học sử. Năng lực tiếng Việt hầu như rất phụ trong biểu điểm của đáp án.
3. Tự luận và trắc nghiệm trong kiểm tra môn học Ngữ văn

---------------------------------------
*** GỢI Ý THẢO LUẬN

1. Mục đích, tác dụng của kiểm tra, đánh giá
2. Đề "mở" có những yêu cầu gì?
3. Thi trắc nghiệm có thích hợp với môn Ngữ văn không?
NGUYỄN ĐĂNG CHÂU0 nhận xét

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HOME

From HOMELAND

PREFACE

ĐH Sư phạm, Đà Nẵng, Vietnam
Trang dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. пылесос для тонера

Người theo dõi

Được tạo bởi Blogger.