TEACHING VIETNAMESE FOR FOREIGN LEARNERS AND NATIVE STUDENTS

NGỮ ÂM TIẾNG CƠ TU VÀ VẤN ĐỀ CHỮ VIẾT TIẾNG CƠ TU


*** Tải font Silipa và font chữ Lào để đọc được trang này:

NGUYỄN ĐĂNG CHÂU - KHOA NGỮ VĂN, ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG - CƠ CẤU NGỮ ÂM TIẾNG CƠ TU
Mở đầu
1. Dân tộc Cơ Tu và tiếng Cơ Tu.
1.1. Dân tộc Cơ Tu.
Cơ Tu (hay Katu, Kantu) là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Cơ Tu tự gọi tên dân tộc mình là Cơ Tu. Đây cũng là tên gọi chính thức của dân tộc này trong các văn bản hành chính của Nhà nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Theo số liệu của Tổng điều tra dân số Việt Nam (9 - 1999) thì số dân Cơ Tu ở Việt Nam hiện có khoảng 50.458 người. Một tài liệu của Bộ Văn hoá Thông tin Lào [39] cũng cho biết ở Lào năm 1992 có khoảng 17.400 người Cơ Tu sinh sống. Địa bàn cư trú của người Cơ Tu trải dài từ vùng núi phía tây tỉnh Quảng Nam (huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang), thành phố Đà Nẵng (huyện Hoà Vang), tỉnh Thừa Thiên - Huế (Nam Đông, A Lưới) sang tận bên kia dãy Trường Sơn thuộc địa phận hai tỉnh Sêkông và Savanakhet của nước Lào.
Về nguồn gốc và văn hoá tộc người, có nhiều giả thuyết khác nhau. R. Mole, một nhà nhân học Mĩ nói rằng có thể người Cơ tu có nguồn gốc từ những cư dân một thời sống ở vùng thượng lưu sông Mê Kông và đến ở vùng đất hiện nay bằng cách di cư xuống ven biển Nam Trung Hoa rồi bị người Chăm đẩy lên núi cao. Các học giả ở Trung tâm phân tích thông tin văn hoá Hoa Kỳ [40, 350] cũng tin rằng người Cơ Tu, cũng như các tộc người có ngôn ngữ và văn hoá Môn - Khmer khác, đều có nguồn gốc từ những thung lũng thượng nguồn sông Mê Kông ở Vân Nam, Trung Hoa. Các bằng chứng khảo cổ học, dân tộc học cho rằng người Cơ Tu hiện nay cũng là một trong những hậu duệ của chủ nhân nền văn minh Đông Sơn, có niên đại cách đây 3500 - 1700 năm với hiện vật trống đồng nổi tiếng. Họ đã tách ra từ một khối Việt cổ di cư về phương nam từ phía bắc. Bản thân người Cơ Tu hiện nay, qua chuyện kể, cũng nói rằng tổ tiên của họ đến Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam từ vùng núi tỉnh Quảng Bình. Nói về quá khứ huy hoàng của tộc người này phảng phất qua nghệ thuật điêu khắc và trang trí còn sót lại, Le Pichon, một sĩ quan Pháp, trong Les chasseurs de sang (1938) viết: "Nền nghệ thuật đó chỉ có thể ra đời từ một nền văn minh tương đối cao với những gì còn lại đang bị mai một nếu chúng ta không làm gì để cứu vớt chúng. Vẻ đẹp cơ thể và khuôn mặt của một số người Katu cho thấy họ là một tộc người đang bị suy thoái chứ không phải là người nguyên thuỷ". Ngoài di sản văn hoá vật thể ít ỏi còn sót lại, người Cơ Tu còn có một đời sống tinh thần phong phú với một kho tàng văn nghệ dân gian đa dạng với nhiều thể loại như cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ,... và ca, múa dân gian. Thần thoại, truyền thuyết như các truyện Quả bầu, Nước mắt tên khổng lồ, Chuyện dòng họ Pơloong ... giải thích nguồn gốc các tộc người, núi, sông, dòng họ... Qua đó, người Cơ Tu ca ngợi tình cảm gắn bó từ cùng một cội nguồn của các dân tộc trên đất nước Việt Nam, ca ngợi ý chí và tinh thần dũng cảm của con người vượt lên trên mọi sự khắc nghiệt của thiên tai để tồn tại và phát triển. Truyện cổ Cơ Tu là thể loại có số lượng nhiều đến hàng trăm, phản ánh đời sống, tập tục của bộ tộc từ ngàn xưa, ca ngợi tình người, chống lại cái ác, cái xấu. Bên cạnh đó, kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca cũng rất phong phú với các làn điệu bhơnooch, babooch, cơleeng, chachâp calơi, chơxur...; các nhạc cụ như kèn lá, đàn hai dây (‘njưl)... và nhạc chiêng, nhạc trống hoà nhịp với các điệu múa Tơng Tung, Da Dá truyền thống.
Làng bản truyền thống của người Cơ Tu gồm một nhà Gươl (như nhà rông của các dân tộc Tây nguyên) ở giữa, các hộ gia đình tập hợp xung quanh theo hình bầu dục hướng về nhà Gươl qua một khoảng sân rộng. Về ăn ở sinh hoạt và hoạt động sản xuất hiện nay, người Cơ Tu làm rẫy là chính. Lương thực chủ yếu là sắn, bắp; lúa gạo cũng có nhưng không nhiều. Do sinh sống trên một địa bàn hiểm trở, núi cao, thung lũng rất hẹp nên người Cơ Tu làm ăn rất cơ cực. Chăn nuôi cũng ít phát triển với trâu, bò, heo, gà ... Nguồn lương thực thực phẩm hàng ngày còn do săn bắt và hái lượm mang lại. Đã vậy, người Cơ Tu còn nghèo hơn vì quá tốn kém bởi truyền thống hiếu khách (tục tamooi) và các loại nghi lễ, đãi đằng dài ngày của họ như cưới xin, tang ma ... Rượu là thức uống không thể thiếu của người Cơ Tu. Rượu ta vac được làm từ nước của ngọn cây đoác ngâm với vỏ cây chuồn (‘ngkăr zuôn). Bua là rượu làm từ bột sắn hoặc gạo lên men. Ngày nay, họ cũng quen với rượu (alăk) của người Kinh.
Tổ chức gia đình Cơ Tu theo chế độ phụ hệ. Chủ gia đình cũng như quyền thừa kế đều thuộc về đàn ông.
Về quản lí cộng đồng, trước kia mọi việc đều do già làng (ta cóh bhươl) quyết định. Nhưng từ Cách mạng tháng Tám (8 - 1945) đến nay, vùng dân tộc Cơ Tu đã có chính quyền cơ sở, kể cả trong thời kì chiến tranh khó khăn nhất. Tuy nhiên, đến nay, già làng vẫn còn uy tín lớn trong tình huống quan trọng liên quan đến đời sống cộng đồng.
Suốt thời gian đô hộ Đông Dương, người Pháp chưa bao giờ thực sự "bình định" được vùng đất của người Cơ Tu. Vào đầu những năm 30 của thế kỉ trước, khi làm con đường 14, nối liền các tỉnh Tây nguyên với các tỉnh phía bắc, chính quyền thuộc địa ở Quảng Nam đã bị một thủ lĩnh người Cơ Tu là Aconh Hiếu đánh phá, chống lại chế độ xâu dịch bắt dân Cơ Tu làm đường. Quân Pháp ra sức càn quét nhưng thất bại thảm hại; viên sĩ quan Michon cùng với rất nhiều lính Pháp bị giết chết. Công sứ Pháp ở Quảng Nam lúc bấy giờ phải mời Aconh Hiếu xuống Hội An mua chuộc cầu hoà: chính quyền thực dân được thuận lợi làm đường; đổi lại, người Cơ Tu không phải đi xâu. Không lâu sau đó, cán bộ người Kinh lên vận động cách mạng và thành lập cơ sở Đảng trong các bản làng Cơ Tu, thành lập lực lượng du kích chống Pháp đuổi Nhật. Trong cuộc Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, trên đường rút chạy sang Lào, quân Pháp được sự giúp đỡ rất nhiều của du kích người Cơ Tu. Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của dân tộc, vùng dân tộc Cơ Tu là căn cứ địa kháng chiến của tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng. Đặc biệt, sau hiệp định Genève năm 1954, nhờ sự chở che của đồng bào Cơ Tu mà nhiều cán bộ cách mạng đã thoát khỏi sự lùng sục và đàn áp khốc liệt của chế độ Ngô Đình Diệm. Có thể nói, vùng dân tộc Cơ Tu lúc ấy là "an toàn khu", là hậu phương vững chắc của chiến trường Quảng Nam Đà Nẵng. Đây cũng là thời kỳ sự giao lưu văn hoá và giao tiếp ngôn ngữ Việt - Cơ Tu diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi. Nhiều hủ tục được người dân tự giác thay đổi, các giá trị truyền thống và ngôn ngữ dân tộc được phát huy [25].
Nói chung, về văn hoá xã hội, ngày nay người Cơ Tu đã dần bỏ đi những tập tục lạc hậu như tục jâpnhar (tục "đầu tôi" tựa như tảo hôn vì mục đích nhà gái cần của cải, nhà trai cần nhân lực...), bỏ hẳn tục săn đầu (săn máu kẻ thù về cúng bái thần linh), chữa bệnh nhờ thầy cúng (abhôh dang) .v.v. Về kinh tế, tuy Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ nhà ở, vốn sản xuất...nhưng một số nơi hoặc là do địa phương triển khai chưa tốt, hoặc là do trình độ dân trí thấp kém và chưa có thói quen làm kinh tế nên đời sống của đồng bào vẫn còn rất khó khăn. Hiện nay, một số con em người Cơ Tu đã có trình độ cao đẳng, đại học nhưng phần lớn là theo chế độ cử tuyển và số lượng học lên cao vẫn chưa nhiều
1.2. Tiếng Cơ Tu.
Về địa lí, cộng đồng nói tiếng Cơ Tu giáp với tiếng Việt (Kinh) ở phía đông, với nhóm ngôn ngữ Ba na bắc (Ta riềng, Ve, Bhnoong) ở phía nam và phía tây (huyện Phước Sơn, Quảng Nam), với Pa kôh - Ta ôih, Bru - Vân Kiều ở phía bắc (huyện A Lưới, Hương Trà tỉnh Thừa Thiên-Huế). Tất cả các ngôn ngữ cận cư đều trong chi Môn - Khmer. Theo tác giả Phan Xuân Thành, tỉ lệ vốn từ chung giữa tiếng Ta ôih với tiếng Cơ Tu là 50%, với tiếng Bru là 41% [27]. Điều này cho thấy vị trí của tiếng Cơ Tu đối với các ngôn ngữ khác trong nhóm Katuic. Trên bình diện giao lưu và tiếp xúc, tiếng Cơ Tu không chỉ là tiếng nói của cộng đồng dân tộc Cơ Tu mà còn là ngôn ngữ chung của các dân tộc thiểu số khác đang sống gần gũi hoặc xen kẽ với người Cơ Tu như người Ve, Ta Riềng, Bhơ Noong (thuộc nhóm Giẻ -Triêng, ngôn ngữ Ba Na bắc nói tiếng Cơ Tu bên cạnh tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt). Có thể nói tiếng Cơ Tu hiện vẫn còn đóng vai trò như một ngôn ngữ vùng bên cạnh tiếng phổ thông (tiếng Việt). Trong quan hệ giao tiếp, đến nay, có thể nói cộng đồng dân cư Cơ Tu chủ yếu là cộng đồng song ngữ Cơ tu - Việt.
Theo các tài liệu trước đây, tiếng Cơ Tu có hai phương ngữ gắn liền với địa bàn cư trú là tiếng Cơ Tu cao và tiếng Cơ Tu thấp.
Trong quan hệ cội nguồn, theo GS. Nguyễn Văn Lợi, các ngôn ngữ Đông Nam Á có các ngữ hệ chính là: Nam Á (Austroasiatic), Nam Đảo (Austronesiatic), Thái - Kađai (Tai, Kam - Tai, Tai - Kadai, Daic), Mèo - Dao (Miáo - Yao), Hmông - Miến và Hán - Tạng (Sino - Tibetan); trong đó ngôn ngữ Nam Á là họ ngôn ngữ chính ở Đông Nam Á lục địa với gần 150 ngôn ngữ chính. Các ngôn ngữ này được chia thành hai chi là chi Mun Đa và chi Môn - Khmer. Các ngôn ngữ Môn - Khmer gồm những ngôn ngữ chính như tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Môn và hàng loạt ngôn ngữ ở Việt Nam, Lào, Thái Lan...Tiếng Katu thuộc nhánh Môn - Khmer Đông, nhóm Katu cùng với Sộ, Suồi...ở phía tây và Pakoh, Ta ôih ... ở phía đông [20, 10]. Trong cách phân loại các ngôn ngữ Nam Á trước đây của W. Schmidt (1926), ông ta nghi ngờ nguồn gốc chung của chi Mun Đa và chi Môn Khmer vì hai bên có nhiều nét khác nhau; trong Môn - Khmer, ông cũng chưa gọi nhóm Ca Tu là nhóm ngôn ngữ ngang hàng với các nhóm Môn, nhóm Khmer, nhóm Bahnar... Sebeok (1942), Pinnow (1959 - 1963) trong cách phân loại các ngôn ngữ Môn Khmer của mình cũng không có nhóm Ca Tu. Phải đợi đến lúc xuất hiện các nghiên cứu về các ngôn ngữ này ra đời, sự gần gũi về nguồn gốc của nhóm ngôn ngữ này với nhau mới được xác lập với cách phân loại của G. Diffloth (1974). Theo từ điển bách khoa Britannica III, nhánh Katuic (Katuic branch) có hơn 200.000 người nói ở Việt Nam, Lào và Cam pu chia với các ngôn ngữ: Katu, Kantu - high Katu, Phuâng, Brũ, Pacoh, Taoih, Ngeq - Nkriang, Kataang, Kuy, Lor, Leu, Ir, Tong, Souei, So, Alak, (?) Kasseng, (?) Tiari.
"Đặc trưng nổi bật của tất cả các ngôn ngữ Môn - Khmer, phân biệt với các ngôn ngữ Mun Đa là sự vắng mặt của hậu tố và sự hiện diện của âm tiết mang trọng âm và có cấu trúc chặt chẽ. Cấu trúc của từ âm vị học trong đa số ngôn ngữ Môn - Khmer gồm một âm tiết chính và một hoặc hơn một âm tiết phụ đứng trước. Do vậy, các ngôn ngữ Môn - Khmer, về mặt loại hình học, được xem là ngôn ngữ thuộc loại hình "cận âm tiết tính" (sesquisyllabic), ở vị trí trung gian giữa các ngôn ngữ." [20, 43]. Tiếng Cơ Tu là một ngôn ngữ mang đầy đủ các nét loại hình nói trên. Đây là một ngôn ngữ, về phương diện hoạt động hình thái học, còn sử dụng các tiền tố, trung tố tạo từ phái sinh; có các tổ hợp phụ âm đầu đa dạng; không có thanh điệu; tính đơn tiết kém cũng như đồng thời có sự mờ nhạt về nghĩa và rơi rụng về âm của một số âm tiết phụ vốn là các tiền tố xưa kia. Đây chính là tiến trình đơn tiết hoá của các ngôn ngữ Môn - Khmer trên đường phát triển. Tiến trình đơn tiết hoá cũng có thể được xem là một đặc điểm nổi bật của tiếng Cơ Tu. Về phương diện ngữ âm, nội dung chính của luận án sẽ tiếp tục trình bày rõ hơn cơ cấu ngữ âm của tiếng Cơ Tu.
Tiếng Cơ Tu có bốn kiểu từ xét về cấu tạo: từ đơn (từ chỉ có 1 hình vị, đơn đơn tiết hoặc đơn đa tiết), từ phái sinh (từ dùng tiền tố và trung tố tạo từ), từ ghép (từ ghép các hình vị có khả năng độc lập tạo từ thành từ ghép) và từ láy (từ mà các âm tiết trong từ có quan hệ ngữ âm với nhau). Theo đó, đơn vị cơ bản trong cấu tạo từ Cơ Tu vừa là từ căn theo phương thức phụ gia lại vừa là hình vị có khả năng độc lập tạo từ đơn (từ đơn đơn tiết) và tạo từ theo phương thức ghép hoặc láy. Đặc điểm này vừa khác loại hình ngôn ngữ đơn lập ở phương thức phụ gia lại vừa giống ở phương thức ghép và láy.
Bên cạnh vốn từ thuần Cơ Tu, tiếng Cơ Tu hiện nay vay mượn rất nhiều từ Việt nhằm diễn đạt các lĩnh vực văn hoá, chính trị, khoa học kỹ thuật... . Về những đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa trong quá trình tiếp xúc Cơ Tu-Việt, chúng tôi đã có dịp trình bày trong luận án Thạc sĩ "Tiếp xúc ngôn ngữ Cơ Tu-Việt trên tư liệu vốn từ"( ĐHSP Vinh - 1997).
Về hoạt động ngữ pháp, là một ngôn ngữ không có hệ biến hoá hình thái, tiếng Cơ Tu cũng sử dụng các phương tiện ngữ pháp ở bên ngoài từ như phương tiện trật tự, hư từ và ngữ điệu như các ngôn ngữ đơn lập. Tuy nhiên, hiện tượng láy phụ âm đầu của động từ nhằm cụ thể hoá hành động (như [te < tte; ca < cca]), hiện tượng tiền mũi gắn với từ cần nhấn mạnh ([l / 'nl; toh / 'ntoh; hil / 'hil]...) có liên quan gì đến các ý nghĩa ngữ pháp không thì còn cần phải xem xét thêm. 2. Lịch sử nghiên cứu tiếng Cơ Tu Trong thời Pháp thuộc, nhiều ngôn ngữ dân tộc ít người ở Việt Nam được các nhà truyền giáo phương Tây tìm hiểu, đặt chữ viết nhằm mục đích truyền giáo. Theo lời ông Quách Xân (tên Cơ Tu là Conh Axơơp) thì Kiều Toàn, một mục sư Tin Lành người Việt là người đầu tiên tìm cách ghi lại ngôn ngữ của người Cơ Tu. Bộ chữ viết này sau này (khoảng 1956 - 1957) được các ông Lê Hồng Mao (tên Cơ tu là Conh Talang), Quách Xân chọn tham khảo, cải tiến, bổ sung nhằm ghi chép tài liệu phục vụ cách mạng và phát triển giáo dục. Bộ chữ viết này gắn liền với một phong trào dạy và học chữ Cơ Tu rất sôi nổi ở các huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang từ 1959 đến 1975 [25]. Từ khoảng 1965 trở đi, các nhà khoa học của Viện Ngữ học Mùa hè (SIL) có điều kiện lên các khu tập trung có người Cơ Tu như An Điềm (huyện Đại Lộc) và Phú Hoà (huyện Hoà Vang) để nghiên cứu tiếng Cơ Tu. Họ cũng được một số người Cơ Tu sống ở biên giới Lào Việt cộng tác để phổ biến kinh thánh bằng chữ Cơ Tu nhưng qua kết quả nghiên cứu của họ ta có thể thấy đối tượng làm việc của họ chủ yếu là ngữ liệu Cơ Tu vùng thấp. Có thể nói đây là hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ Cơ Tu một cách bài bản và khoa học nhất tính đến thời điểm ấy. Theo sau công tác nghiên cứu là một loạt các bài viết của họ về tiếng Cơ Tu ra đời: - 1965, N.A. Costello, Affixes in Katu. VHNS. No 14, p 1033 - 1056 - 1966, Nancy A. Cotello, The Katu noun phrase. VHNS. No 15, p 475 - 489 - 1969, J.M. Wallace, Katu phonemes. In Mon - Khmer studies No 3, p 64 -67 - 1971, Nancy. A. Costello, Katu Vocabulary (Ngữ vựng Katu. SG. Bộ Giáo dục xuất bản, 124 tr) - 1991,Katu Dictionary (Katu – Vietnamese – English) Summer Institute of Linguistics. Sau những bận bịu của việc thống nhất đất nước 1975, giới nghiên cứu và ngành giáo dục tiếp tục quan tâm đến tiếng Cơ Tu. Năm 1985, Sở Giáo dục Quảng Nam - Đà Nẵng kế thừa phong trào dạy chữ Cơ Tu trước giải phóng, đã cho ra đời sách Boop Katu và dạy thử nghiệm song ngữ cho học sinh tiểu học nhưng việc tổ chức dạy học chữ Cơ Tu đại trà đã không thực hiện được. Sau 1975, công trình dài hơi nhất về từ vựng ngữ nghĩa tiếng Cơ Tu là luận án tiến sĩ Cấu tạo từ tiếng Katu và sách tiếng Katu cấu tạo từ (1996) của Nguyễn Hữu Hoành. Sau đó, nội dung có tính chất tổng thuật về các bình diện ngữ âm, hình thái, ngữ pháp tiếng Cơ Tu được phản ánh qua sách Tiếng Katu (1998) của Nguyễn Hữu Hoành - Nguyễn Văn Lợi. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ Tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Cơ tu trên tư liệu vốn từ (1997), chúng tôi quan tâm đến quá trình tiếp xúc, cơ chế tiếp xúc ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa tiếng bản ngữ Cơ Tu và tiếng phổ thông ở nhóm người Cơ Tu song ngữ. Trong đề tài nghiên cứu Ngữ âm Cơ tu chuẩn cho sách học vần song ngữ Việt - Cơ tu (1999 - 2000), một đề tài cấp Bộ, chúng tôi giới thiệu ngữ âm xã Sông Kôn, huyện Đông Giang như là một vùng ngữ âm tiêu biểu, nên được chọn làm ngữ âm cơ sở khi chọn giải pháp phân xuất âm vị tiếng Cơ Tu nhằm mục đích cải tiến bộ chữ Cơ Tu, phục vụ dạy học song ngữ ở tiểu học. Theo đó, năm 2003, Trung tâm KHXH & NV, Đại học Đà Nẵng cho phát hành nội bộ tập Sách học tiếng Cơ Tu dành cho học viên người dân tộc Kinh của tác giả Nguyễn Đăng Châu với cách viết chữ Cơ Tu cải tiến bước đầu. Gần đây, Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cùng với Sở Khoa học Công nghệ (UBND tỉnh Quảng Nam) vừa thực hiện đề án "Nghiên cứu hoàn chỉnh chữ viết và biên soạn sách dạy và học tiếng Cơ Tu". Việc biên soạn từ điển tiếng Cơ Tu cũng đang được các đơn vị trên tiến hành (2006 – 2007). Về nội dung nghiên cứu, trong các công trình nghiên cứu ngữ âm Cơ Tu trước 1975 của SIL, đáng chú ý nhất là công trình về âm vị Katu của Judith M. Wallace (1969). Các tài liệu sau này bằng tiếng Cơ Tu của nước ngoài đều sử dụng hệ chữ viết này. Hệ thống chữ viết Cơ Tu do J.M. Wallace đề nghị gồm: - có 11 vị trí nguyên âm cơ bản với đối lập ngắn dài từng đôi một. Ngoài ra, có 3 nguyên âm cao, lướt (the three high vowels are glided). Tống số có 25 âm vị nguyên âm. - có 25 âm vị phụ âm, trong đó, J. M. Wallace cho rằng âm vị /s/ hiện nay có thể là kết quả của sự cùng rơi rụng của *s và *ch trước đây. Và [w] và [y] như là những tha âm vị (allophone) lần lượt của / 'b / và / 'j / ở vị trí cuối từ bởi vì chúng chia xẻ những đặc điểm tường minh về âm (articulation), hữu thanh (voicing) và thanh hầu hoá (glottalization). Nếu những âm vị này được coi như là những âm vị khu biệt, thì [w] và [y] sẽ là những âm vị đơn nhất, được giới hạn ở vị trí cuối từ. Tương tự, đối xử với chúng như là những tổ hợp sẽ làm chúng thành những tổ hợp cuối đơn nhất. Năm 1996, trong tiếng Cơ tu cấu tạo từ, Nguyễn Hữu Hoành về cơ bản thống nhất với giải thuyết âm vị học của J. M. Wallace [ 14, 26 ]. Riêng đối với nguyên âm dòng trước, Nguyễn Hữu Hoành bổ sung âm/ E/ [  ]. Trong Tiếng Katu (1998), Nguyễn Văn Lợi cũng đưa ra con số 25 phụ âm nhưng quan niệm hơi khác các tác giả trước về tiêu chí đối lập. Ông cũng đưa ra con số nguyên âm lớn hơn nhiều (30) so với J. Wallace (25) với những kiến giải mới mẻ. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong chương 1 và chương 2. Trên lĩnh vực nghiên cứu từ vựng – ngữ nghĩa, sau cuốn Ngữ vựng Katu (SG, 1971), năm 1991, Nôôq paraaq Katu (từ điển Ka tu - Việt – Anh) được SIL xuất bản với trên dưới 3000 từ Cơ Tu cao và từ Cơ Tu thấp (Phú Hòa và An Điềm). Về ngữ nghĩa, bà N. Costello tập trung giới thiệu phụ tố và cấu tạo từ theo phương thức phụ tố của tiếng Cơ Tu chứ chưa đề cập đến các phương thức cấu tạo khác như tiếng Katu cấu tạo từ của Nguyễn Hữu Hoành sau này. Về ngữ pháp, ngoài một vài bài báo về danh ngữ và đại từ nhân xưng tiếng Cơ Tu của N. Costello và J. Wallace ra, Nguyễn Hữu Hoành là người nói nhiều đến cú pháp hơn cả [21]. Trên bình diện dạy tiếng, đến nay chưa có một chuyên khảo nào góp phần thúc đẩy việc dạy học tiếng mẹ đẻ cho người Cơ Tu. 4. Lí do chọn đề tài 4.1. Về mặt lí luận, việc nghiên cứu sâu ngữ âm Cơ Tu, một ngôn ngữ còn lưu giữ nhiều đặc điểm cổ của ngôn ngữ Nam Á, sẽ giúp ta hiểu biết nhiều hơn về quan hệ cội nguồn của các ngôn ngữ Môn – Khmer trong vùng. Việc làm rõ các đặc trưng ngữ âm học tiếng Cơ Tu còn có thể giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử có thêm cứ liệu làm sáng tỏ mối quan hệ tiếp xúc giữa các ngôn ngữ trong vùng cũng như chỉ ra tiến trình lịch sử của những biến đổi ngữ âm của các ngôn ngữ đó. Tiếng Cơ Tu cũng là một ngôn ngữ vừa có tính chất chắp dính, vừa có tính đơn lập. Đây là một thí dụ minh họa sinh động cho bản chất phức tạp về mặt loại hình của các ngôn ngữ. Những hiểu biết kĩ hơn về ngữ âm tiếng Cơ Tu còn là cơ sở khoa học cho việc tìm kiếm một hệ thống chính tả cho tiếng Cơ Tu nói riêng và cho các ngôn ngữ Katuic nói chung. 4.2. Về mặt thực tiễn, chúng tôi chọn nghiên cứu ngữ âm Cơ Tu nhằm mục đích thích ứng nội dung dạy học âm vần với thực tế ngữ âm tiếng mẹ đẻ của người bản ngữ Cơ Tu. Qua công tác đào tạo giáo viên cho các huyện miền núi Quảng Nam từ 1989 đến 1995, đồng thời tham gia một số đợt dạy học xoá mù chữ ở vùng cao, chúng tôi nhận thấy rằng nếu các em nhỏ người Cơ Tu vùng cao được học chữ ghi lại tiếng mẹ đẻ bên cạnh chữ phổ thông thì các em sẽ gắn bó với "cái chữ" hơn. Thực trạng phổ cập giáo dục nhiều năm qua cho thấy học sinh tiểu học tái mù chữ sau một thời gian ngắn về lại làng bản. Thực tế này không phải lỗi của các em một khi mà môi trường giao tiếp bản ngữ thuần tuý khẩu ngữ đã làm các em xa rời sách vở, trong khi môi trường giao tiếp tiếng phổ thông lại bị hạn chế. Chữ viết Cơ Tu và giáo dục song ngữ chắc chắn sẽ góp phần phổ cập giáo dục tiểu học một cách bền vững, đặc biệt ở vùng cao. Nhưng trở ngại lớn nhất trong triển khai dạy học song ngữ Việt - Cơ Tu là vấn đề ngữ âm và chính tả. Năm học 1985 - 1986, Sở Giáo dục Quảng Nam - Đà Nẵng sử dụng lại bộ chữ thời kháng chiến nhưng nó tỏ ra không tương hợp với thực tế phát âm, khó tiếp thu đối với nhiều vùng miền khác nhau. Giải quyết nhu cầu của dạy học song ngữ cho học sinh tiểu học Cơ Tu bắt đầu từ điều kiện phải biết đọc biết viết tiếng mẹ đẻ. Muốn vậy, cần phải khảo sát ngữ âm Cơ Tu một cách đầy đủ, khoa học và phù hợp với thực tế ngữ âm các địa phương. Ngoài ra, nghiên cứu ngữ âm Cơ Tu và dạy học chữ Cơ Tu còn nhằm mục đích bảo tồn bản sắc và văn hoá dân tộc Cơ Tu; trong đó có ngôn ngữ của dân tộc này. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Số lượng người Cơ Tu song ngữ đang ngày càng nhiều và cộng đồng dân tộc Cơ Tu cũng đang dần dần trở thành cộng đồng song ngữ Cơ Tu - Việt. Sự thành thạo trong nói viết tiếng phổ thông của ngày càng nhiều người Cơ Tu là tín hiệu đáng mừng. Song mặt khác, hiện tượng song ngữ không ý thức sẽ có nguy cơ xói mòn tiếng mẹ đẻ của họ. Điều đó cũng có nghĩa là "vốn quí của dân tộc Cơ Tu, tài sản văn hoá chung của cả nước" bị mai một. ‘Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện giao lưu không thể thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các địa phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều ở các mặt kinh tế, văn hoá, kĩ thuật...tăng cường khối đoàn kết toàn dân và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc. Vì vậy, mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ và quyền lợi học tập, sử dụng tiếng và chữ phổ thông. Tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam vừa là vốn quí của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hoá chung của cả nước. Tại các vùng dân tộc thiểu số, tiếng và chữ dân tộc được dùng đồng thời với tiếng và chữ phổ thông”. Gần đây, luật phổ cập giáo dục tiểu học đã được Nhà nước công bố ngày 16-8-1991. Điều 4 của luật đã ghi: "Giáo dục tiểu học thực hiện bằng tiếng Việt. Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học". Căn cứ nhu cầu nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng thực tiễn, mục đích nghiên cứu của luận án hướng đến: Một là về ngôn ngữ học lí thuyết, luận án cố gắng mô tả trung thực diện mạo ngữ âm tiếng Cơ Tu trên nền những biến thể của nó ở các phương ngữ; qua đó, nhằm mục đích nêu bật những đặc trưng ngữ âm tiếng Cơ Tu, qui luật biến đổi ngữ âm giữa các phương ngữ, lí giải và chứng minh tính thống nhất của cộng đồng ngôn ngữ này. Hai là về lĩnh vực ứng dụng, những kết quả ngữ âm học tiếng Cơ Tu đạt được sẽ là cơ sở chọn lựa một trong các hệ thống chữ viết đã được đề xuất và là kiến thức cơ bản cho giáo viên tiểu học vùng dân tộc Cơ Tu vận dụng hệ thống chữ viết tiếng Cơ Tu để dạy tốt âm vần và chính tả cho học sinh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngữ âm tiếng Cơ Tu được biểu hiện qua tiếng nói của người bản ngữ ở các địa phương vùng dân tộc Cơ Tu ở Việt Nam trong mối liên hệ với các giải pháp phân xuất âm vị học đã có. Từ đó, có thể hệ thống hóa lại bức tranh ngữ âm học tiếng Cơ Tu dưới các góc nhìn phương ngữ nhằm mục đích ứng dụng dạy học âm vần cho học sinh tiểu học người Cơ tu. Như vậy, mặc dù đang có một bộ phận người Cơ Tu đang sinh sống trên đất nước Lào với mối liên hệ mật thiết với cộng đồng Cơ Tu ở Việt Nam nhưng bộ phận này không nằm trong diện khảo sát của chúng tôi. Đối tượng khảo sát và nghiên cứu của luận án này gồm ba vấn đề: - Miêu tả ngữ âm tiếng Cơ Tu và so sánh các phương ngữ nhằm chỉ ra sự tương đồng và các nét dị biệt nếu có. - Trên cơ sở nhận diện hệ thống âm vị học tiếng Cơ Tu, luận án phân tích và đánh giá các ưu, nhược điểm của từng hệ thống chữ viết từng được đưa ra ứng dụng. - Sự miêu tả ngữ âm Cơ Tu nói chung và các phương ngữ Cơ Tu nói riêng sẽ giúp gì cho giáo viên khi sử dụng chữ viết và thực hành tiếng để dạy âm vần cho học sinh tiểu học người bản ngữ? 5.2. Thực tế phát âm Cơ Tu ở các địa phương có âm giọng khác nhau nhưng tiếng địa phương Cơ Tu được coi làm điểm xuất phát để mô tả là ở xã Sông Kôn (huyện Đông Giang). Ngoài ra, tiếng Cơ Tu ở các địa phương khác được đối chiếu với tiếng Cơ Tu Sông Kôn là tiếng Zuôih, tiếng La Dê, tiếng Cà Dy (huyện Nam Giang), tiếng xã Lăng, xã Tr’Hy (huyện Tây Giang), tiếng Hoà phú, tiếng Hoà Bắc (huyện Hoà Vang), tiếng Cơ tu Phương (các huyện Nam Đông, A Lưới). Ngữ âm tiếng Cơ Tu mà chúng tôi mô tả ở chương I sẽ là cơ cấu ngữ âm xã Sông Kôn có bổ sung từ các vùng ngữ âm khác. Theo kết quả thẩm tra điền dã của chúng tôi, ngữ âm tiếng Cơ Tu vùng Sông Kôn chứa gần như đầy đủ các phụ âm đầu, tổ hợp phụ âm đầu và các vần mà các địa phương khác có nơi có, có nơi không. Trong chương II, khi khảo sát và đối chiếu ngữ âm Cơ Tu qua các địa phương, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về vùng ngữ âm này. Tiến trình khái quát hoá ngữ âm tiếng Cơ Tu trong chương I chỉ xem cơ cấu ngữ âm xã Sông Kôn là ngữ âm cơ sở. Sông Kôn là một trong tám xã của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, phía bắc giáp huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế), phía Nam giáp xã Jơ Ngây, phía đông giáp xã A Ting, phía tây giáp xã Tà Lu. Với số dân khoảng 4.000 người, gồm chừng 620 hộ, Sông Kôn là một trong những địa phương giàu truyền thống văn hóa và truyền thống cách mạng. Về địa lí, Sông Kôn nằm cách huyện lỵ Prao hơn 20 km về phía đồng bằng. Tuy không phải là trung tâm hành chính của huyện song người Cơtu nơi đây thường xuyên giao lưu với người đồng tộc từ vùng cao xuống, từ dưới thấp lên, từ Nam Giang sang và từ Nam Đông (thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế) vào. 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 6.1. Phương pháp: Để hoàn thành luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 6.1.1. Phương pháp sưu tầm ngôn ngữ học điền dã nhằm mục đích thu thập ngữ liệu Cơ Tu về vốn từ (bảng từ đối chiếu Việt – Anh – Cơ tu), về ngữ âm (các băng ghi âm), về phát ngôn (ghi âm một số chuyện kể bằng tiếng Cơ Tu) của một số thổ ngữ Cơ Tu tiêu biểu. 6.1.2. Phương pháp đối chiếu so sánh và miêu tả âm vị học đồng đại dựa trên kết quả khảo sát ngữ liệu. 6.1.3. Phương pháp thực nghiệm ngữ âm bằng phần mềm WinCECIL , công cụ phân tích tiếng nói, phiên bản 2.7 (A Speech Analysis Tool, Version 2.7) của SIL cung cấp. 6.2. Tư liệu nghiên cứu từ các nguồn sau đây: - Băng ghi âm thu được trong các đợt điền dã của tác giả tại Quảng Nam và Đà Nẵng (khoảng 2000 đơn vị từ vựng của mỗi địa phương về bộ phận cơ thể người và hành động, tình cảm, xúc cảm, về hiện tượng tự nhiên, loài vật, cây cỏ...); ngoài ra, chúng tôi còn được dùng băng ghi âm tiếng Cơ Tu Phương (huyện A Lưới) do TS Tạ Văn Thông thực hiện và cung cấp. - Từ điển Nôôq paraaq Katu của Nancy A. Costello (1991) - Bảng từ Việt - Katu (phụ lục Tiếng Katu, nxb KHXH, HN 1998 của Nguyễn Hữu Hoành - Nguyễn Văn Lợi) - Boop Ctu. Lớp muy 1, Lớp muy 2, 1986, 1987 Sở Giáo dục QN - ĐN - Nôôq Taruuih Katu của N. A. Costello và Khamluan Sulavan (1993) - Một số bản dịch của người Cơ Tu từ văn bản tiếng Việt sang tiếng Cơ Tu (...) Các cộng tác viên trực tiếp cung cấp tư liệu ngữ âm phục vụ cho luận án là: - Bríu thị Nem (xã Lăng, Tây Giang) - Riah Ka (xã Ch'om, Tây Giang) - Bríu Brây (xã Sông Kôn, Đông Giang) - Pơloong thị Zrưl (xã Sông Kôn, Đông Giang) - Đinh Thị Hồng (xã Hoà Bắc, Hoà Vang) - Coor Kim Chung (Cà Dy, Nam Giang) - Một số cộng tác viên người Cơ Tu Phương qua ngữ liệu của TS Tạ Văn Thông 7. Những đóng góp của luận án. 7.1. Bằng cách khảo sát và miêu tả ngôn ngữ học đồng đại, luận án nêu bật được: - Các đặc điểm ngữ âm - âm vị học của tiếng Cơ Tu, góp phần làm sáng tỏ hơn đặc điểm các ngôn ngữ Katuic khác (Bru, Ta ôih, Sộ...) - Sự biến thể của ngữ âm tiếng Cơ Tu ở các phương ngữ và thổ ngữ. Trước công trình này, ngữ âm Cơ Tu mới chỉ được nghiên cứu trên cứ liệu một vài tiếng địa phương cụ thể mà chưa có sự so sánh toàn diện giữa các tiếng địa phương như công trình này. Kết quả khái quát về ngữ âm các phương ngữ Cơ Tu mà giáo viên nắm được, sẽ giúp cho việc tổ chức dạy âm vần tiếng mẹ đẻ cho học sinh tiểu học người bản ngữ thuận lợi hơn. 7.2. Bằng sự phân tích và đánh giá dựa trên các tiêu chí khách quan, luận án làm rõ những ưu nhược điểm của các hệ thống chữ viết tiếng Cơ Tu của Lê Hồng Mao, Quách Xân, của SIL và của Viện Ngôn ngữ học Hà Nội. Đây là cơ sở đáng tin cậy của các nhà quản lí giáo dục khi lựa chọn một trong các hệ thống đó để ứng dụng. 8. Cấu trúc luận án - tổng số trang - bảng biểu - chính văn, số trang, gồm có ba phần: * Phần mở đầu * Phần nội dung chính gồm ba chương: + chương 1: Ngữ âm tiếng Cơ Tu; trong đó, tác giả tập trung phân tích cơ cấu ngữ âm tiếng Cơ Tu trên cơ sở từ âm vị học. Qua đó, cố gắng khái quát và miêu tả hệ thống âm vị học tiếng Cơ Tu trên diện đồng đại. + chương 2: Ngữ âm Cơ Tu qua các tiếng địa phương nhằm giúp người đọc hình dung được các biến thể âm đầu và vần giữa các phương ngữ, thổ ngữ. Đồng thời, tác giả thử đưa ra một cách phân vùng phương ngữ tiếng Cơ Tu với kiến giải riêng. + chương 3: Chữ viết và việc dạy âm vần tiếng Cơ Tu. Chương này tập trung phân tích ưu nhược điểm của các hệ thống chữ viết đã có trên cơ sở các tiêu chí mà tác giả cho là cần thiết. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một vài kinh nghiệm dạy âm vần tiếng Cơ Tu mà tác giả có dịp thử nghiệm. * Phần kết luận * Bảng từ ngữ đối chiếu 9. Nghĩa các kí hiệu được sử dụng trong luận án: > biến thành
= luân phiên hoặc như nhau
pN (‘n, ‘ng, ‘m, ‘nh): âm tiền mũi













Chương 1. Ngữ âm tiếng Cơ tu
1.1. Từ ngữ âm (từ âm vị học, phonological word) và âm tiết tiếng Cơ Tu
1.1.1. Từ ngữ âm học và âm tiết tiếng Cơ Tu.
1.1.1.1. Từ ngữ âm là gì? Từ ngữ âm khác với từ như thế nào? Căn cứ vào đâu để nhận diện từ ngữ âm nói chung và từ ngữ âm tiếng Cơ Tu nói riêng? Trong các sách nói về ngữ pháp, ta thường bắt gặp rất nhiều định nghĩa về từ với tư cách là một đơn vị ngữ pháp. Nó là một đơn vị hình thức được trừu tượng hoá nhằm mục đích phân tích và thực hành ngữ pháp. Trong các ngôn ngữ biến hoá hình thái, một từ ngữ pháp học có thể có nhiều hình thức chính tả khác nhau. Và cho dù hình thức nào đi chăng nữa, những từ ngữ pháp học này cũng đã "được hiện thực hoá bởi các nhóm hay phức thể gồm các yếu tố biểu hiện, mỗi yếu tố (trong ngôn ngữ nói) lại đã được hiện thực hoá bằng một âm cụ thể. Ta có thể gọi các phức thể yếu tố biểu hiện là từ âm vị học" (17, 119). Như vậy, giữa tập hợp các yếu tố biểu hiện này và đơn vị âm thanh hiện thực hoá nó không có quan hệ trực tiếp mà qua trung gian xử lí của âm vị học. Cái đơn vị âm thanh hiện thực hoá từ ngữ âm (từ âm vị học) vốn có diện mạo không thật rõ, là đối tượng được bàn luận nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu ngữ âm âm vị học về các ngôn ngữ phương Đông. Đó chính là âm tiết. Vậy trước khi có thể nói về cách nhận diện từ ngữ âm tiếng Cơ Tu, ta không thể không xét trước tiên đến đơn vị phát âm nhỏ nhất này trong tiếng Cơ Tu.
1.1.1.2. Âm tiết trong các ngôn ngữ nói chung là gì? Trong tiếng Cơ Tu, âm tiết là đơn vị thuần tuý ngữ âm hay còn đảm nhiệm các cương vị ngôn ngữ học khác? Bên cạnh sự nhận diện âm tiết với các đặc điểm chung, ta có thể căn cứ vào các đặc điểm riêng nào để nhận diện âm tiết tiếng Cơ Tu? Đây là một vấn đề khá phức tạp đối với một ngôn ngữ nằm giữa các ngôn ngữ âm tiết tính và phi âm tiết tính như tiếng Cơ Tu.
Như đã nói, từ ngữ âm là một phức thể các yếu tố biểu hiện được nhận dạng dưới hình thức tập hợp ngữ âm âm vị học. Các tập hợp này khi được hiện thực hoá sẽ cho một đơn vị phát âm nhỏ nhất hoặc chuỗi âm thanh gồm các đơn vị phát âm nhỏ nhất (không có đơn vị ngữ âm nào có thể phát âm ngắn hơn được nữa), ta gọi mỗi đơn vị ngữ âm này là một âm tiết. Phát biểu về âm tiết như vừa nêu được hiểu như là phát biểu về một đơn vị thuần tuý âm học dựa trên sự tri nhận có tính chất tâm - sinh lí về cấu âm của một khúc đoạn âm thanh nhỏ nhất của tiếng mẹ đẻ ở người bản ngữ.
Đến nay, đã có nhiều lí thuyết và quan niệm khác nhau về bản chất âm học, cấu trúc và ranh giới của âm tiết, song chưa có một sự mô tả nào phản ánh thật thích đáng sự tồn tại của nó trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Là một đơn vị âm thanh của lời nói và được từng người nói bản ngữ trải nghiệm, âm tiết là một thực thể đơn giản trong cảm thức và rắc rối khi mô tả. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì kiểu sử dụng tín hiệu bằng âm thanh với sắc thái riêng của các dân tộc không giống nhau. Tìm kiếm một định nghĩa khái quát được hàng ngàn kiểu âm tiết của hàng ngàn ngôn ngữ quả là không tưởng. Tuy vậy, âm tiết, một đơn vị âm thanh của mọi ngôn ngữ vẫn có những đặc điểm chung.
"Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất. Dù lời nói có chậm lại đến đâu, dù có phát âm tách bạch đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ tách đến âm tiết là hết." [33, 350]. Tính không phân chia được của âm tiết về phương diện phát âm cho thấy ranh giới phân chia hiển nhiên giữa chúng với nhau. Lý thuyết độ căng của cơ thịt (L. V. Shcherba) cho phép hiểu đường biểu diễn ngữ lưu có dạng lượn sóng hình sin, mỗi lượn sóng ứng với một đợt căng cơ, cũng là ứng với phát âm một âm tiết; "đỉnh sóng là đỉnh âm tiết, còn chỗ trũng là biên giới âm tiết" (33, 354). Ta thường gọi âm tố đóng vai âm vị nguyên âm là âm tố âm tiết tính vì chúng ở đỉnh âm tiết và có khả năng tập hợp các âm tố phi âm tiết tính chung quanh cấu trúc âm tiết . Theo L.R. Zinder, Bogoroditski nói giữa các âm tiết có những chỗ ngừng; song ông ta (L.R. Zinder) "dùng thính giác hay dùng phương pháp thí nghiệm đều không thấy có như vậy" [33, 354]. Có lẽ L.R. Zinder có lí hơn Bogoroditski khi thực nghiệm các ngôn ngữ Ấn Âu và Slave; còn đối với các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Hán, tiếng Việt thì chưa chắc nhận định của Bogoroditski là sai; thậm chí Vương Hữu Lễ - Hoàng Dũng còn nói đến "một ranh giới dứt khoát giữa các âm tiết trong ngữ lưu" tiếng Việt (09, 72). Song những quan niệm này về âm tiết chỉ có thể thích ứng với các ngôn ngữ đơn lập điển hình như tiếng Hán hoặc tiếng Việt. Bên cạnh đặc điểm cấu âm âm học, âm tiết trong các ngôn ngữ này còn trùng khớp với đơn vị thực hiện chức năng hình thái học (hình vị), kể cả với từ như nhiều người mô tả (một thể ba ngôi). Do đó, việc nhận diện âm tiết tiếng Việt không phải quá khó đối với người phi bản ngữ. Song đối với việc nhận diện âm tiết tiết Cơ Tu, tình hình không hẳn tương tự như trên. Liệu ranh giới giữa các âm tiết tiếng Cơ Tu cũng có những chỗ ngừng như Bogoroditski quan niệm hay ngược lại như ý kiến của L.R. Zinder? Trước khi trình bày về sự tri nhận đối với từ ngữ âm và về ranh giới cũng như về cương vị ngôn ngữ học của âm tiết tiếng Cơ Tu, ta nhìn lại các quan niệm trước đây của các nhà nghiên cứu ngữ âm Cơ Tu về từ ngữ âm và âm tiết tiếng Cơ Tu.
1.1.2. Từ ngữ âm Cơ Tu và âm tiết tiếng Cơ Tu trong những nghiên cứu trước đây.
1.1.2.1. Về cấu trúc từ ngữ âm Cơ Tu:
Trong bài viết về các âm vị tiếng Cơ Tu [42], J. M. Wallace không lí luận về từ ngữ âm mà chỉ giới thiệu cấu trúc từ và sự phân bố âm vị trong các loại hình âm tiết (tr 69). Với mô hình: c3v/c2v/c1v/ MS, từ Cơ Tu có một âm tiết chính, trước nó có thể có một, hai hay ba tiền âm tiết (presyllable). Âm tiết chính (MS) xuất hiện dưới hai dạng C1V±C4 hay C2C3V±C4; trong đó, C2C3 là một tổ hợp phụ âm (consonant cluster) và không tìm thấy từ bốn âm tiết có tổ hợp phụ âm. Trong từ điển Cơ tu-Việt-Anh, N. Costello cũng ghi các kiểu từ tiếng Cơ Tu theo mô hình này.
Trong các tài liệu dạy chữ Cơ Tu trong vùng giải phóng trước 1975 và trong sách Boop Cơtu (1985), các tác giả ghi từ tiếng Cơ Tu dưới hình thức đa tiết, nghĩa là các âm tiết trong từ được viết nối tiếp nhau, ngoại trừ các từ ghép. Lê Hồng Mao và Quách Xân đều không trình bày lí luận về vấn đề từ ngữ âm và âm tiết tiếng Cơ Tu.
Nguyễn Văn Lợi cho rằng từ ngữ âm học (phonological word) tiếng Cơ Tu gồm một âm tiết chính và có thể có một, hai hoặc ba âm tiết phụ đứng trước. Ông kí hiệu âm tiết chính là S, âm tiết phụ là s và nêu mô hình từ âm vị học tiếng Cơ Tu như sau:
± s3 ± s2 ± s1 + S
Trên đại thể, mô hình từ tiếng Cơ Tu của J. M. Wallace và Nguyễn Văn Lợi không có gì khác nhau nhưng đi vào cấu trúc cụ thể thì chưa phải đã thống nhất. Ta thấy ít nhất có hai khác biệt lớn:
- J. M. Wallace quan niệm các âm tiết phụ (tiền âm tiết) đều là âm tiết mở (không có phụ âm cuối) còn Nguyễn Văn Lợi cho rằng s1 có cấu trúc C1VC2.
- Trong cách nêu mô hình của mình (C1 và C2C3) J. M. Wallace có vẻ không cho rằng tổ hợp phụ âm đầu của âm tiết chính về bản chất âm học như là tổ hợp hai phụ âm đơn (C2 ± C3). Tuy nhiên, khi nói đến hiện tượng đơn hoá các tổ hợp t + r > /t/, d + r > //, Nguyễn Văn Lợi lại đi xa hơn J. Wallace ở hướng nhìn này.
Có thể nói ngay rằng hai cái nhìn khác nhau của hai nhà ngôn ngữ học trên về cấu trúc âm tiết phụ ở vị trí liền kề âm tiết chính trong từ ngữ âm Cơ Tu phản ánh một không gian ngôn ngữ chung bị khúc xạ bởi những biến đổi ngữ âm mang tính lịch đại.
1.1.2.2. Về âm tiết tiếng Cơ Tu trong các nghiên cứu trước đây:
J. Wallace và Nguyễn Văn Lợi đều nói đến từ Cơ Tu với âm tiết chính mang trọng âm và có thể có một, hai hoặc ba âm tiết phụ (tiền âm tiết) đứng trước nó. Sự xác định này thuần túy dựa trên âm học.
Về cấu trúc âm tiết chính, Nguyễn Văn Lợi cho rằng đó là một cấu tạo gồm hai phần tương đối độc lập: âm đầu và vần. Bên cạnh khả năng vần như một hình vị, khả năng tách ra của âm đầu và vần trong hoạt động hình thái học, âm đầu và vần còn là những yếu tố bắt buộc của âm tiết tiếng Cơ Tu [21, 31].
1.1.2.3. Đôi điều thảo luận về cấu trúc từ ngữ âm học và âm tiết trong các tài liệu trên.
Trước tiên dễ nhận thấy là các nhà nghiên cứu trước đây đều có ý kiến thống nhất về cấu trúc từ ngữ âm học tiếng Cơ Tu. Đó là từ đa tiết; trong đó, âm tiết chính mang trọng âm, đứng sau một, hai, hoặc ba âm tiết phụ (tiền âm tiết). Hình thức đơn giản nhất của từ ngữ âm Cơ Tu là từ đơn tiết. Sự phân lập âm tiết chính (MS) – âm tiết phụ (s, tiền âm tiết), theo các nhà nghiên cứu trước đây, căn cứ chủ yếu trên phương diện cấu âm (tức là có trọng âm hay không trọng âm) chứ chưa xem xét toàn diện chức năng ngữ nghĩa của âm tiết tiếng Cơ Tu. Nguyễn Văn Lợi bước đầu xác định “các từ có s2 hoặc s3s2 là kết quả của phương thức cấu tạo từ bằng tiền tố” và “từ có hai, ba âm tiết phụ đứng trước là sự kết hợp các phụ tố kép với hình vị gốc” [21, 37] nhưng chưa phân tích theo hướng này đối với âm tiết chính. Trong khi đó, trên thực tế, các giải thuyết âm vị học trước đây đều dựa vào việc phân tích âm tiết chính; mà âm tiết chính tiếng Cơ Tu đâu phải nhất loạt trùng với hình vị? Có thể nêu ra đây nhiều từ có âm tiết chính như vậy: [kan] (suy nghĩ), [ka că] (cười), [kacit] (thẹn), [kavah] (vẫy), [gmla] (chớp), [danum] (chăn đắp), [taj] (ngày),…
Thứ đến, có thể thấy từ hiện trạng tiếng Cơ Tu, việc mô tả từ ngữ âm học tiếng Cơ Tu chỉ dựa trên các kiểu cấu tạo ngữ âm thuần túy (âm tiết) e rằng không thật sự giúp ta hiểu biết sâu hơn bản chất của các hiện tượng ngữ âm phức tạp trong lời nói của người Cơ Tu. Vì thế, chúng tôi sẽ xem xét các loại âm tiết tiếng Cơ Tu trong quan hệ với chức năng hình thái học của chúng. Ranh giới âm tiết và ranh giới hình thái học trong các từ đa tiết tiếng Cơ Tu có khi không trùng nhau. Cương vị ngôn ngữ học của đơn vị âm tiết trong tiếng Cơ Tu thật sự không thuần nhất. Có tập hợp hai âm tiết là hình vị. Có âm tiết là hình vị độc lập tạo từ. Có âm tiết không có khả năng độc lập tạo từ. Vì vậy, muốn nói đến ranh giới âm tiết, đến nhược hóa hay không nhược hóa, đến cấu trúc và bản chất xã hội của âm tiết tiếng Cơ Tu, ta không thể không xem xét quan hệ hình thái học của âm tiết. Từ đây, chúng tôi sẽ nói đến từ ngữ âm đơn tiết đơn hình vị (gọi tắt là từ đơn tiết), từ ngữ âm đa tiết đơn hình vị (gọi tắt là từ đa tiết đơn) và từ ngữ âm đa tiết đa hình vị (gọi tắt là từ đa tiết phức). Cách nhìn âm tiết trong quan hệ với hình thái học, thiết nghĩ, sẽ có ý nghĩa khoa học hơn đối với thao tác phân tích và nhận xét về cương vị ngôn ngữ học của các loại âm tiết hiện diện trong cấu trúc từ ngữ âm tiếng Cơ Tu.
1.1.3. Cấu trúc từ ngữ âm học tiếng Cơ Tu và âm tiết tiếng Cơ Tu.
1.1.3.1. Từ ngữ âm học tiếng Cơ Tu gồm một âm tiết chính hay tập hợp song tiết chính - phụ chứa hình vị gốc, đứng sau một hoặc hai âm tiết phụ làm tiền tố. Các âm tiết trong từ ngữ âm vừa được phân định bởi ranh giới hình thái học vừa bởi trọng âm trên âm tiết chính.
Kí hiệu s là âm tiết phụ, S hoặc s0 là âm tiết chính, p là tiền tố, R là hình vị gốc, i là trung tố, từ ngữ âm học của tiếng Cơ Tu có các mô hình dựa trên âm tiết chính như sau:
* Từ ngữ âm có hình vị gốc là âm tiết chính:
± s3p ± s2p + SR : /patamt/ bắt đưa vào
* Từ ngữ âm có hình vị gốc là tập hợp song tiết chính – phụ:
± s3p ± s2p + R(s1+s0) : /tapahavil/ sự lãng quên nhau
* Từ ngữ âm có hình vị gốc là thành phần của tổ hợp song tiết chính – phụ:
± s2p + R(s1+is0) : /mapanuol/ một bó
1.1.3.2. Âm tiết tiếng Cơ Tu được xem xét trên các điểm sau:
1.1.3.2.1. Cấu trúc âm tiết chính và âm tiết phụ tiếng Cơ tu trong các dạng cụ thể của từ ngữ âm.
Kí hiệu C: phụ âm âm tiết chính, c: phụ âm âm tiết phụ, Cc: tổ hợp phụ âm, V: nguyên âm âm tiết chính, v: nguyên âm âm tiết phụ, ta có:
Từ đơn tiết: SR
CV: /ca/ ăn, /m/ bao nhiêu, /ti/ cũ
CcV: /kla/ chủ, /glo/ trợn mắt, / kr/ đúng
CVC : /băn/ nuôi, /tn/ nên, /lt/ đi
CcVC : /gr/ chuồng, /plm/ con vắt
Từ đa tiết đơn hình vị (từ đa tiết đơn): R(s1 + s0)
(cv + CV): /havi/ nước bọt, /aham/ máu,
(cv + CcV): (không có)
(cv + CVC): /havil/ quên, /kacit/ thẹn, /danuor/ nhân dân
(cv + CcVC): /cacriw/ bóng râm, /tklăt/ cãi, /kble/ nháy (mắt)
Từ đa tiết đa hình vị (từ đa tiết phức): R(s1+is0)
canV: /panuol/ một bó
Từ đa tiết đa hình vị (từ đa tiết phức): s2p + R(s1+is0)
Cv (canV): /mapanuol/ một bó
Từ đa tiết đa hình vị (từ đa tiết phức): s2p + SR
cv + CV: (/paca/ cho ăn, /pas/ cho chạy trốn
cv + CcV: /pakr/ làm cho đúng, /pakla/ làm chủ
cv + CVC: /cum/ hôn nhau, /paum/ cho động phòng
cv + CcVC: /tplăm/ rượt đuổi
Từ đa tiết đa hình vị (từ đa tiết phức): s2p + R(s1 + s0)
cv + (cv + CVC): /pahavil/ làm cho quên, /pakait măt/ bắt nhắm mắt
Từ đa tiết đa hình vị (từ đa tiết phức): s3p + s2p + SR
cv + cv + CVC: /patamt/ bắt đưa vào
cv + cv + CcVC: /patacrt/ bắt trả lại nhau
Từ đa tiết đa hình vị (từ đa tiết phức): s3 + s2p + R(s1 + s0)
cv + cv + (cv + CVC): /tapahavil/ sự lãng quên nhau, /tapaglk/ làm cho lừa dối nhau.
cv + cv + (cv + CcVC): (không có)
1.1.3.2.2. Sự nhược hóa ngữ âm của âm tiết phụ được xem như là hiện tượng ngữ âm nổi bật của tiếng Cơ Tu và là hiện tượng phổ biến của các ngôn ngữ còn trong tiến trình đơn tiết hóa.
Quan sát trên diện đồng đại, chúng tôi cho rằng diễn biến này đang tác động mạnh mẽ lên âm tiết phụ s1 trong tập hợp song tiết chính - phụ [R(s1+s0)]. Biểu hiện về mặt ngữ âm là chúng bị phát âm lướt nhẹ hoặc bị “nuốt” hẳn; về mặt ngữ nghĩa thì không còn rõ ý nghĩa. Ví dụ:
[ama] = [ma] cha
[ame] = [me] mẹ
[adi] = [di] em
[an] = [n] anh
[haum] = [um] đêm
Tuy nhiên, vì hệ thống tiền tố, trung tố cấu tạo từ còn hoạt động mạnh, cấu trúc ngữ âm dựa vào ngữ nghĩa nên s2, s3 và s1, hình tố trong tổ hợp song tiết chính phụ [R(s1+is0)] tuy không mang trọng âm vẫn tỏ ra bền vững.
1.1.3.2.3. Việc xác định ranh giới âm tiết trong từ ngữ âm.
Ranh giới âm tiết trong từ ngữ âm Cơ Tu được phân định không dễ dàng. Bằng phương pháp thính giác, chúng tôi nhận thấy giữa các âm tiết trong từ đa tiết có tình hình như sau:
- Các âm tiết chính có phụ âm đầu là tổ hợp chứa yếu tố tiền mũi đều có xu hướng chập với vần của âm tiết phụ đứng trước và ranh giới âm tiết bị nhoè đi. Ở đây không có chỗ ngắt hoặc có chăng thì vẫn không rõ ràng. Thí dụ:
[bm/b] = ['mb] (đàn ông bực dọc, nói một mình)
[tm/pok] = ['mpok] (đậu phộng)
[m/ưah] = ['ưah] (vừa...vừa, đồng thời)
[dn/dr] = ['ndr] (sốt run)
[gm/la] = [g/mla] (sấm chớp).
- Trong tiếng Cơ Tu Phương (Thừa Thiên - Huế), ranh giới âm tiết trong một số từ đa tiết đơn (song tiết) bị nhoà lấp như có sự cộng hưởng và nhân đôi âm đầu âm tiết chính, biến âm tiết phụ vốn mở ở các phương ngữ khác thành âm tiết khép (âm cuối tiền âm tiết này và âm đầu âm tiết chính có cấu âm đồng nhất).
Ví dụ:
[tm] > [tm m] mới
[lma] > [lmma] béo, mập
[tapl ] > [tappl] bảy
Ngay chỗ chập của hai âm tiết như vậy khó có thể có một ranh giới ngữ âm rõ ràng.
- Các âm tiết phụ trong từ đa tiết tiếng Cơ Tu nói chung có đỉnh âm tiết rất mờ nhạt và lướt nhẹ khi phát âm. Hơn nữa, hầu hết các âm tiết phụ là âm tiết mở (không có phụ âm cuối). Vì thế, ranh giới giữa chúng với âm tiết chính rõ ràng là không rõ, cũng không có sự dừng lại của luồng hơi thở. Ta tạm gọi hiện tượng này là ranh giới mờ. Chính ranh giới mờ giữa các âm tiết trong từ đa tiết cho phép thính giác người nghe hoặc cảm thức của người sử dụng tiếng Cơ Tu dễ dàng nhận biết được chỗ ngắt giữa các từ ngữ âm và chiết đoạn chúng một cách tự nhiên. Như vậy, việc nhận diện âm tiết chính trong từ ngữ âm chủ yếu dựa vào trọng âm - không trọng âm chứ không phải là những chỗ ngừng (ngắt).
- Nói chung ranh giới nội bộ giữa các âm tiết trong từ đa tiết là ranh giới mờ. Để phân định âm tiết chính và âm tiết phụ trong từ, ta căn cứ vào trọng âm. Để phân định các âm tiết phụ với nhau trong từ, chỉ có thể căn cứ vào ranh giới hình thái học.
1.1.3.2.4. Chập âm tiết, một hiện tượng đặc biệt trong ngữ lưu tiếng Cơ Tu.
Trên đây chúng ta đã nói về khả năng phân định tự nhiên và dễ dàng các từ trong lời nói của người bản ngữ Cơ Tu nhờ ranh giới mờ giữa các âm tiết trong từ đa tiết. Qua khảo sát các từ đơn (chỉ có âm tiết chính) có phụ âm cuối là các phụ âm tắc vô thanh /p, t, c, k/, tắc họng // hoặc các phụ âm mũi /m, n, , /, ta có thể thấy âm tiết tiếng Cơ Tu kết thúc ở giai đoạn giữ (retention) của âm cuối, không nổ nhờ ngậm miệng hoặc khép thanh hầu. Theo đó, trong những trường hợp này, ranh giới âm tiết được xác định rõ ràng như một động tác ngắt luồng hơi thở. Cùng với số lượng từ đơn tiết ngày càng tăng và mỗi âm tiết là một hình vị, ranh giới âm tiết (cũng là ranh giới hình vị) được xác định rõ ràng như trên góp phần thể hiện tính đơn lập của tiếng Cơ Tu. Ngược lại, việc kết thúc âm tiết bằng các phụ âm bên /l/, rung /r/ hoặc xát họng /h/ đi trước các âm tiết mở đầu bằng một âm tắc họng thì tình hình ranh giới các âm tiết trong ngữ lưu lại diễn ra khác hẳn. Có thể nói hiện tượng này không khác gì mấy so với hiện tượng chập âm tiết trong một số các ngôn ngữ Ấn Âu.
Khi phát âm âm tiết kết thúc bằng /l/, cuối động tác buộc đầu lưỡi hơi cong lên, nhọn, ép sát vào lợi, hai bên lưỡi thon lại, môi mở để luồng hơi lọt qua hai cạnh lưỡi ra ngoài. Nếu gặp âm tiết kế sau bắt đầu bằng // thì lập tức // bị /l/ bỏ qua và kết hợp trực tiếp với nguyên âm theo sau //. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp phát âm tiếng Cơ Tu, cấu trúc của từ âm vị học đều được giữ nguyên. Chẳng hạn:
[bellahăj mema ah rnăh sro] = [bel] [ahăj] [ame] [ama] [ah] [rnăh] [sro] (khi xưa cha mẹ chúng ta khổ cực)
Khi phát âm âm tiết kết thúc bằng /r/, cuối động tác buộc đầu lưỡi tiếp xúc nhẹ vào thành lợi để luồng hơi đi ra qua đầu lưỡi làm lưỡi rung lên; đặc biệt trong phương ngữ Cơ Tu cao, hiện tượng rung càng rõ. Hiện tượng này giúp âm /r/ tách ra khỏi âm tiết để kết hợp với nguyên âm của âm tiết theo sau tựa như trường hợp của /l/. Âm xát họng /h/ ở cuối âm tiết cũng có khả năng tương tự trong ngữ lưu. Chẳng hạn:
[hrravi di 'k d j karu] = [hr] [avi] [di] ['k] [d] [j] [karu] (nướng cơm trong ống nứa mang đi rẫy ăn)
[bhhacim di jhhad iem ca] = [bh] [acim] [di] [jh] [ad] [iem] [ca] (nướng chim trên lửa, nó ngon)
Hoặc khi nói về âm tiết phụ (s1) trong tiếng Cơ Tu Phương, Nguyễn Văn Lợi có dẫn một số trường hợp âm cuối của nó đồng nhất với vị trí cấu âm của âm đầu âm tiết chính [21, 35]. Ví dụ:
[tappt] bảy, 7
[takkoh] tám, 8
[tamm] mới
Có thể xem chúng là kết quả của hiện tượng chập âm tiết khá phổ biến trong ngữ lưu tiếng Cơ Tu.
Cùng với những âm tiết phụ mất hình vị tính trong từ ngữ âm hoặc ranh giới âm tiết và ranh giới hình thái học trong các từ song tiết có chứa trung tố không trùng nhau, tình hình này (ranh giới mờ giữa các âm tiết trong từ đa tiết) càng cho thấy một ngôn ngữ Cơ Tu chưa phải là một ngôn ngữ đơn lập triệt để.
[‘ndil ‘nnien]


1.1.3.2.5. Vai trò của âm tiết tiếng Cơ Tu trong phân tích âm vị học.
1.1.3.2.5.1. Về đơn vị cơ bản trong phân tích âm vị học.
Theo truyền thống phân tích âm vị học châu Âu, hình vị được xem là đơn vị cơ sở, là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất, có vỏ âm thanh là các âm vị. Sự phân biệt ý nghĩa giữa các hình vị dựa trên chức năng khu biệt của các kiểu tổ hợp âm vị. Do đặc điểm loại hình, các ngôn ngữ Ấn Âu có ranh giới âm tiết không trùng với ranh giới hình thái học nên âm tiết không có vai trò gì trong các thao tác phân xuất âm vị học. Ngược lại, trong các ngôn ngữ đơn lập, âm tiết lại có một cương vị khác hẳn [13, 25 -53]. Vậy, đối với tiếng Cơ Tu, một ngôn ngữ mà tính phân tiết chưa thật rõ, đơn vị nào sẽ là căn cứ để phân tích âm vị học: từ, hình vị hay âm tiết?
1.1.3.2.5.2. Quan hệ giữa hình vị và âm tiết trong tiếng Cơ Tu.
Có lẽ không thừa khi xem xét mối quan hệ giữa hai đơn vị này nhằm xác định căn cứ và vị trí xuất phát để phân tích âm vị học tiếng Cơ Tu. Mối quan hệ giữa hình vị và âm tiết trực tiếp qui định nội dung và hình thức tồn tại của từ. Cái chỉnh thể - nội dung và hình thức - đó càng hoà hợp làm một càng trở nên linh hoạt trong hoạt động hình thái học với phương thức ghép và phương thức láy. Như đã trình bày ở trên, mặc dù còn một hệ thống tiền tố âm tiết phụ (với số lượng không nhiều) và một vài trung tố phi âm tiết (-an- trung tố danh hóa động từ, -r- trung tố tương hỗ), hình vị gốc đơn âm tiết vẫn chiếm số lượng lớn trong tất cả các phương thức tạo từ của tiếng Cơ Tu. Điều này cho phép âm tiết tiếng Cơ Tu có một cương vị ngôn ngữ học khác âm tiết trong các ngôn ngữ Ấn Âu.
Cấu tạo từ bằng phương thức phụ gia vốn là một đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ Nam Á mà tiếng Cơ Tu hiện nay còn lưu giữ. Các phụ tố (tiền tố, trung tố) có tư cách hình vị đến nay vẫn còn hoạt động mạnh mẽ. Trong các phụ tố này, vỏ ngữ âm của tiền tố (số lượng lớn hơn nhiều so với trung tố) trùng với âm tiết. Bên cạnh đó, có những phụ tố trước đây nay đã mất hẳn ý nghĩa và trở thành các âm tiết phụ không mang nghĩa và sẵn sàng mất đi. Như vậy, trên đại thể, ranh giới hình thái học trong tiếng Cơ Tu tuy không phải bao giờ cũng trùng với ranh giới âm tiết; song, tuyệt đại đa số trường hợp chủ yếu là trùng với âm tiết.
Hơn nữa, bên cạnh phương thức phụ gia đang yếu dần, phương thức ghép và phương thức láy lại đang mạnh lên trong cấu tạo từ Cơ Tu. Việc sử dụng từ đơn tiết như là hình vị trong cấu tạo từ mới của hai phương thức này cho thấy khả năng khu biệt về mặt âm thanh của âm tiết thống nhất với sự khu biệt biệt ý nghĩa của các từ đơn tiết.
1.1.3.2.5.3. Âm tiết hình vị tính và âm tiết phi hình vị tính trong tiếng Cơ Tu.
Từ luận giải trên, ta có thể thấy trong tiếng Cơ Tu có đa số các âm tiết có hình vị tính; và cũng không ít các âm tiết không có hình vị tính (phi hình vị tính). Song nét khác biệt nổi bật của âm tiết phi hình vị tính so với âm tiết hình vị tính là ở chỗ: tất cả các âm tiết phi hình vị tính đều là âm tiết phụ, hiện hữu “tạm bợ” trong từ ngữ âm (song không phải tất cả âm tiết phụ đều là âm tiết phi hình vị tính). Các âm tiết phụ này trong nhiều trường hợp được phát âm khá tùy tiện bởi các yếu tố tạo nên chúng hầu như mất hẳn giá trị đối lập khu biệt. Theo đó, trong hình vị đa tiết, có ít nhất là một âm tiết phi hình vị tính. Khảo sát sâu hơn về loại âm tiết này, có thể chia chúng ra hai loại nhỏ hơn, loại thuần tuý ngữ âm và loại tiềm năng có nghĩa.
- Loại âm tiết phụ thuần tuý đã mất hẳn chức năng ngữ nghĩa và có thể bị bỏ qua trong ngữ lưu: /aku, hajum,.../
- Loại luôn được hiển thị trong phát ngôn vì tiềm năng ngữ nghĩa của chúng trong tổ hợp: /kacă/ cười, /lahăj/ (thời) trước,... khu biệt với /că/ vực thẳm, /hăj/ nhớ,...
1.1.3.2.5.4. Theo Nguyễn Văn Lợi, “dạng đặc biệt của s1 là tiền âm tiết mũi (N). Tiền âm tiết mũi N có vị trí cấu âm đồng nhất với phụ âm đầu của âm tiết chính” [22, 35]. Ví dụ:
[Ntak] lưỡi
[Nl] cây
[Nbel] khi nào
[Nhang] xương
[Nd] cái nào
Điểm đặc biệt của âm tiết phụ này được chúng tôi nhận thức như sau:
- Một là N được cấu tạo chỉ bởi một yếu tố duy nhất; đó là âm tiền mũi. Âm này vừa có âm tiết tính, vừa có âm vị tính.
- Hai là trong mô hình từ ngữ âm, âm tiết phụ hình vị tính ở vị trí s2, s3 nhưng N chiếm vị trí s1 vì N kết hợp chặt chẽ với phụ âm đầu âm tiết chính có cùng bộ vị cấu âm.
Ví dụ: /NC/ - /C/ (C là phụ âm, ‘n, ‘m,… là các biến thể của N)
/ 'nt/ - /t/:
/ 'ntak/ lưỡi - /tak/ bóc vỏ
/ 'mb/ - /b/:
/ 'mbel/ khi nào - /bel/ khi
/ 'nl/ - /l/:
/ 'nl/ người khác - /l/ và, với
/ 'nd/ - /d/:
/ 'nd/ cái nào, người nào - /d/ người ấy, nó
/ 'k/ - /k/:
/ 'k/ như thế nào - /k/ như là
- Ba là ngoài chức năng khu biệt nghĩa, N còn hoạt động như một phương thức ngữ pháp. Âm tiền mũi trong tiếng Cơ Tu với các biến thể như các ví dụ là kết quả của sự đồng hoá (assimilation) để thích nghi với phụ âm đi cùng. N không phải chỉ xuất hiện cố định ở một số từ mà có thể kết hợp với bất cứ phụ âm đầu nào của âm tiết chính, trừ âm tắc thanh hầu và các phụ âm vô thanh bật hơi. Trong thực tế phát âm, người bản ngữ Cơ Tu thường sử dụng âm tiền mũi để nhấn mạnh ý nghĩa của bất cứ từ nào cần nhấn mạnh. Ví dụ:
+ [nw kej p rw v, 'hw  hk ?] bây giờ mọi thứ có, tại sao lười học?.
+ [dj nw bel 'h, kăh dj aboh a] dùng thuốc khi đau ốm, không tin thầy cúng.
+ [bp ad ată, 'nlm ad ba] miệng nó đắng, gan nó ngọt "khẩu xà, tâm Phật".
Trong công trình này, chúng tôi thiên về quan niệm xem âm tiền mũi là đơn vị âm vị tính. Tuy nhiên, do khả năng không độc lập của nó trong vai trò một bán âm vị trong cấu tạo âm tiết nên ta có thể xem nó là một bán phụ âm đầu trong tổ hợp phụ âm đầu như là phụ âm mũi hóa (xem mục 1.2.3.4.).
Việc xem xét các loại âm tiết trong từ ngữ âm theo hướng chức năng như trên giúp ta hiểu rõ cương vị ngôn ngữ học của đơn vị âm tiết trong tiếng Cơ Tu. Tuy vẫn tồn tại một số lượng âm tiết phi hình vị tính, song số lượng âm tiết hình vị tính lại chiếm phần lớn; đặc biệt hơn, phần lớn này có thể là căn tố, có thể là phụ tố, có thể là hình tố trong hoạt động cấu tạo từ. Rõ ràng, âm tiết tiếng Cơ tu không phải là âm tiết thuần túy âm học tồn tại lâm thời trong ngữ lưu tựa như phonological syllable trong các ngôn ngữ phi âm tiết tính mà đã tiếp cận với loại hình âm tiết mà Nguyễn Quang Hồng, kế thừa E.D. Polivanov, gọi là syllabeme [15, 202]. Sau khi xem xét từ ngữ âm học tiếng Cơ tu trên phương diện chức năng, chúng tôi xác định âm tiết duy nhất trong từ đơn tiết thật sự có cương vị ngôn ngữ học trong hình thái học; nó là syllabeme. Nhiệm vụ phân tích ngữ âm âm vị học tiếng Cơ Tu phải làm việc với đơn vị này. Để tiện phân tích, ta có thể phân loại chúng dựa theo các kiểu cấu âm.
1.1.3.2.6. Các loại âm tiết chính dựa theo các kiểu cấu âm và cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Cơ Tu.
1.1.3.2.6.1 Căn cứ vào sự có mặt của loạt âm cuối hoặc không có mặt của âm cuối trong cấu trúc của âm tiết, âm tiết chính tiếng Cơ Tu có thể có các kiểu âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết nửa khép và âm tiết khép.
- Âm tiết mở có mô hình CV, là âm tiết giữ nguyên âm sắc của âm chính cho đến cuối âm tiết vì vị trí âm cuối là zéro: [ca] ăn, [kla] chủ, [ama] bố, [ti] cũ, [to] họ
- Âm tiết nửa mở có mô hình CVC (-C là w, j) là âm tiết có chung âm [-w, -j]: [asiw] cá, [hăj] nhớ, [rw] cái này.
- Âm tiết nửa khép có mô hình CVC (-C là m, n,…) là âm tiết có chung âm [m, n, , , l, r]: [liem] đẹp, [krnn] làng, [l] trôi, [hu] ngửi, [vl] bản làng, [tuor] cổ.
- Âm tiết khép có mô hình CVC (-C là p, t, c, k,…) là âm tiết có chung âm bằng một phụ âm tắc hoặc xát vô thanh [p, t, c, k, , h]: [kăp] cắn, [kacit] mắc cỡ, [luc] hết, [kuk] đeo, [va] mượn,...
1.1.3.2.6.2. Cấu trúc đầy đủ của âm tiết chính trong từ tiếng Cơ Tu là CVC. Âm đoạn của nó gồm phần phụ âm đóng vai trò âm đầu và phần vần.
* Sự chia tách này dựa trên cơ sở thực tế sau đây:
- Vốn từ Cơ Tu có số lượng từ láy âm khá lớn. Bộ phận láy chỉ có thể là âm đầu, ví dụ:
[mop map] xấu xí
[liem laj] đẹp đẽ
[bhr bhrj] làm lụng
[va vojh] đi lại
[klu kla] phẳng phiu
[cca] ăn nhậu
[tte] làm lụng
[lalt] đi lại
- Thành ngữ, tục ngữ, đồng dao Cơ Tu có lối nói vần vè, ví dụ:
+ [v krho, v kabo ăn] có đổ môi hôi mới có no ấm
+ [lm luo mrd, pun sh mrk] đồng lòng nhất trí
+ [acim  katj] con chim còn bé
[v crbh liem] có mỏ xinh xinh
[j ck j cj] siêng tìm siêng mổ
[bn grj iem iem] được mồi sâu ngon
- Trong hoạt động hình thái học, trung tố có thể chen vào giữa âm đầu và vần. Hiện tượng này chứng tỏ âm tiết tiếng Cơ Tu không phải là một khối bất khả phân:
[căk] tên, thân thể > [cnăk] loại từ chỉ người
[ch] trồng trọt > [crnh] mùa màng
[duol] vác > [dannual] một vác
[bn] tìm được > [bann] thứ tìm được, sản phẩm
* Cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Cơ Tu
Âm đầu Vần
Nguyên âm Âm cuối

Âm tiết tiếng Cơ Tu có cấu trúc hai bậc: âm đầu và vần. Âm đầu là thành phần bắt buộc trong âm tiết tiếng Cơ Tu. Âm đầu luôn luôn là phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm. Trong ngữ lưu, âm đầu là âm tắc thanh hầu có thể bị các phụ âm cuối âm tiết đứng trước (/l, r, h/) thay thế. Ví dụ:
- [bel lahăj] = [bel] [ahăj] lúc trước
- [cr ravi] = [cr] [avi] nấu cơm trong ống nứa
- [dăh hasiw] = [dăh] [asiw] ăn cá
Vần cũng là thành phần bắt buộc trong âm tiết tiếng Cơ Tu; trong đó, đỉnh vần là âm vị nguyên âm. Cấu trúc tiêu biểu của vần tiếng Cơ Tu là một kết hợp giữa nguyên âm và âm cuối. Âm cuối có thể là một phụ âm, một bán âm (/w, j/) hoặc một tổ hợp (/w, j, jh/).
1.2. Phụ âm đóng vai trò âm đầu âm tiết tiếng Cơ Tu
1.2.1. Lí luận về thành phần âm đầu âm tiết tiếng Cơ Tu.
1.2.1.1. Đặc trưng tổng quát của âm đầu trong các loại âm tiết là tính phụ âm.
Âm tiết nào cũng bắt đầu bằng một động tác khép lại để giữ luồng hơi thở nhằm điều tiết luồng không khí bật ra ở từng vị trí cản trở nhất định của bộ máy phát âm và tạo nên một tiếng động đặc trưng. Tuỳ theo sự kết hợp giữa phương thức phát âm và bộ vị cấu âm mà tiếng động được tạo ra có một sắc thái âm học đặc thù. Động tác khép lại rồi bật ra có thể ở vị trí môi - môi, môi - răng, đầu lưỡi - lợi, mặt lưỡi - ngạc, gốc lưỡi - mạc hoặc đơn giản chỉ là sự khép mạnh và nhanh của thanh hầu.
Bên cạnh tiếng động là chủ yếu, các phụ âm còn kèm theo tiếng thanh (tính hữu thanh), tiếng bật hơi (tiếng thổi), tiếng thì thào (giọng thở), tiếng nghiến thanh hầu (giọng thé), ... Quan sát các ngôn ngữ đơn lập, chúng ta thấy rằng, ngôn ngữ nào càng giảm thiểu các đặc trưng đi kèm như vừa kể ở hệ thống phụ âm, tỷ như “quá trình diễn biến từ tiếng Hán Thiết vận đến cách đọc Hán Việt là quá trình p, b nhập một, làm mất sự đối lập vô thanh/ hữu thanh ở phụ âm đầu” [1, 227] thì sự biến điệu (âm vực và tuyến điệu) ở các âm tiết càng trở nên phong phú, y như là một sự bù đắp có tính qui luật.
Là một ngôn ngữ chưa hình thành thanh điệu, hệ thống phụ âm tiếng Cơ Tu chắc chắn mang trong mình nó những đặc trưng cổ xưa mà những ngôn ngữ anh em trong gia đình Môn – Khmer thanh điệu hóa từng có. Quả nhiên, các nhà nghiên cứu tiếng Cơ Tu như J. Wallace, N. Costello, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hữu Hoành đều đề cập đến những đặc điểm ngữ âm này với các mức độ khác nhau.
1.2.1.2. Trong nghiên cứu trước đây về ngữ âm tiếng Cơ Tu, sự tham gia của phụ âm đóng vai âm đầu trong các loại âm tiết tiếng Cơ Tu được J. Wallace mô tả nguyên văn (tr 70) như sau: “

c3 v c2 v c1 v C1 C2 C3 V C4
p,t p,t,c,k p,t,c,k p,t,c,k p,t,c,k l,r
m ph,th,s,kh s
b,d,j,g b,d,j,g b,d,j,g
'b,'d,'j,q 'b,'d,'j,q
v,l,r,y,h v,l,r,y,h
m,n,n, m,n,n,”
J. Wallace không ghi nhận âm vị // và // vì xem đây là những tổ hợp phụ âm [tr] và [dr], chỉ xuất hiện ở vị trí âm đầu âm tiết chính.
Theo Nguyễn văn Lợi “âm đầu âm tiết chính có thể là một phụ âm hay tổ hợp phụ âm. Khi âm đầu là một phụ âm thì tất cả các phụ âm tiếng Cơ Tu đều có thể đảm nhiệm vị trí này” [22, 32]. Cụ thể là:
p t c k 
ph th ch kh
b d j
bh dh jh gh
v l/r y h
Các tổ hợp phụ âm có thể xem như là các phụ âm bên hoá, rung hoá:
pl pr cl cr kr kl
sl sr
bhl bhr dhl dhr jhl jhr ghl ghr
ml mr
Một số tổ hợp đơn hoá như t + r > /  /, d + r > /  /.
Cũng theo Nguyễn Văn Lợi, “âm đầu của âm tiết s1 là một phụ âm bất kì, trừ các phụ âm bật hơi. Âm đầu của s2 là các phụ âm: p, t, c, k,m. Âm đầu của s3 chỉ có phụ âm p hoặc t” [22, 34].
Đáng lưu ý là quan niệm khác nhau giữa J. Wallace và Nguyễn Văn Lợi về hệ thống phụ âm đầu:
- Về số lượng, cả hai đều đưa ra con số 25 phụ âm. Riêng Nguyễn Văn Lợi khi miêu tả các tổ hợp phụ âm có nêu thêm 2 phụ âm cong lưỡi (d+r >) // và (t+r >) // nảy sinh do quá trình đơn tiết hoá.
- /b, d, , g/ được J. Wallace miêu tả như là các âm tắc hữu thanh bình thường; còn Nguyễn Văn Lợi cho đó là các âm tắc hữu thanh, giọng thở /b, d, , g/. Theo Nguyễn Văn Lợi, kiểu đối lập các tiêu chí vô thanh - vô thanh bật hơi - hữu thanh tiền thanh hầu hoá - hữu thanh chất giọng thở, trong nhóm Katuic, chỉ có tiếng Cơ Tu là còn giữ lại đặc điểm cổ này của ngôn ngữ Nam Á [22, 23].
1.2.2. Âm tiết chính (S hoặc s0) tiếng Cơ Tu có cấu trúc C(c)VC, trong đó, âm đầu là C hoặc Cc. Như vậy, âm đầu âm tiết chính tiếng Cơ Tu có thể là một phụ âm đơn hoặc một tổ hợp phụ âm. Sau đây là các phụ âm đơn có thể đóng vai âm đầu:
Bảng 1.
Vị trí cấu âm

Phương thức Môi Lợi Quặt lưỡi Ngạc Mạc Thanh hầu
Tắc vô thanh p t  c k 
Tắc vô thanh bật hơi p t k
Tắc hữu thanh thở b d   g
Tắc hữu thanh tiền thanh hầu hoá b d 
Mũi m n  
Xát v s  h
Rung r
Bên l

1.2.2.1. Các tiêu chí khu biệt các phụ âm đầu.
Trong các tài liệu nghiên cứu trước đây về hệ thống phụ âm đầu âm tiết tiếng Cơ Tu, điểm khác biệt đáng chú ý nhất là quan niệm về thế đối lập giữa các loạt phụ âm tắc.
J.M. Wallace cho rằng đó là thế đối lập của phụ âm tắc vô thanh không bật hơi – tắc vô thanh bật hơi – hữu thanh thường – hữu thanh tiền thanh hầu hóa.
Nguyễn Văn Lợi xem đối lập các tiêu chí: vô thanh – vô thanh bật hơi – hút vào (hữu thanh, tiền thanh quản hóa) – chất giọng thở giữa các loạt phụ âm tắc tiếng Cơ Tu là sự bảo lưu đầy đủ kiểu đối lập “tương đối phổ biến của các ngôn ngữ Môn – Khmer ở Việt Nam” mà nay “trong ngôn ngữ Pakôh, Taôih, Kuỗi, Bru, Sộ phụ âm chất giọng thở đã nhập với phụ âm vô thanh” [22, 23].
Cả hai nhận định trên đều phản ánh chân thực tình hình ngữ âm tiếng Cơ Tu ở các phương ngữ (xin xem chương II) song cách tiếp cận của Nguyễn Văn Lợi bao quát hơn. Tiếp theo sau đây, ta sẽ khảo sát hệ thống phụ âm đầu tiếng Cơ Tu trên hai tiêu chí: khu biệt về phương thức và về bộ vị cấu âm.
1.2.2.1.1. Tiêu chí phương thức cấu âm tạo nên thế đối lập khu biệt giữa các loạt phụ âm sau đây:
1.2.2.1.1.1. Loạt phụ âm tắc:
- Vô thanh không bật hơi /p, t,  , c, k, /
- Vô thanh bật hơi /p, t, k/
- Hữu thanh chất giọng thở /b, d,  , , g/
- Hữu thanh tiền tắc họng hút vào /b, d, /
Trong thế đối lập trên của các âm tắc, thế đối lập cùng thanh tính có cấu âm gần nhau hơn thế đối lập khác nhau về thanh tính. Đối lập cùng thanh tính thường chỉ có một đặc trưng khu biệt. Chẳng hạn/p - p/, /t - t/, /k - k/ chỉ khu biệt ở đặc trưng không bật hơi/ bật hơi. Nhưng giữa /p - b/, /p - b/, /t - d/, /t - d/ thì ngoài đối lập vô thanh/ hữu thanh còn có đặc trưng khu biệt khác nữa như vô thanh/ hữu thanh - chất giọng thở, vô thanh/ hữu thanh - tiền thanh hầu hoá. Đối với cảm thức người bản ngữ, người ta chỉ cần đối lập một đặc trưng khu biệt là đủ. Như vậy, bốn nhóm âm tắc tiếng Cơ tu tạo thành 3 thế đối lập dựa trên thanh tính và chất giọng:
+ vô thanh không bật hơi / vô thanh bật hơi
+ vô thanh / hữu thanh
+ hữu thanh chất giọng thở / hữu thanh hút vào (tiền thanh hầu hoá)
Các ví dụ:
- khu biệt giữa các phụ âm tắc vô thanh không bật hơi - các phụ âm tắc vô thanh bật hơi:
/p - p/: /p/ đội - /p/ hoa màu đỏ
/t - t/: /tatem/ làm cho yên - /tathem/ thêm vào
/k - k/: /kin/ người Kinh - /kin/ dám
- khu biệt giữa các phụ âm tắc vô thanh - các phụ âm tắc hữu thanh:
/p/ - /b/: /pr/ trái ớt - /br/ làm
/t - d/: /tej/ tay - /dej/ nghỉ
/ - /: // cần hút rượu - // đủ
/t - d/: /tm/ suối - /dm/ cái dằm
/k - g/: /k/ đầu - /g/ nồi
/c - g/: /cuh/ đâm - /guh/ xô, /uh/ bỏ ngãi yêu
- khu biệt giữa các phụ âm hữu thanh thở - các phụ âm hữu thanh tiền thanh hầu hoá:
/b / - /b/: /ba/ địu con - /ba/ ngọt, /bh/ nướng thịt
/d/ - /d/: /di/ (chỗ) - /di/ nặn, /dh/ bẻ
// - //: // chòi ở rẫy - // lười biếng
1.2.2.1.1.2. Loạt phụ âm xát: /v, , r, s, h/
- khu biệt giữa các phụ âm xát hữu thanh / v, , r/ - phụ âm xát vô thanh /s, h/:
Các ví dụ:
/v/ bận - /s/ năm (5)
/va/ mượn - /ha/ cay
/ăl/ cạo - /săl/ đổi
/vava/ vay mượn - /aa/ vũ điệu nữ
/sasw/ con rể - /hw/ cái gì
/rara/ rỉ sét - /aa/ vũ điệu nữ
/rarj/ ruồi - /sj/ cái đuôi
1.2.2.1.1.3. Loạt phụ âm vang: /m, n, , , l/
- khu biệt giữa các phụ âm tắc vang mũi /m, n, , / và xát vang bên /l/:
Các ví dụ:
// chai cứng - /l/ mở
/a/ rề rà - /la/ đời
/mh/ thức - /lh/ dấu chân
/nw/ thuốc - /lw/ thưa
/nh/ bả mía - /lh/ thoát ra
1.2.2.1.2. Miêu tả các loạt phụ âm đơn trên tiêu chí khu biệt bộ vị cấu âm.
1.2.2.1.2.1. Loạt phụ âm tắc vô thanh: p, t, , c, k, 
Trong hệ thống âm cuối, /-p/ sau tất cả các nguyên âm và /-k/ sau /u, o, /, /-p, -k/ có thêm đặc trưng môi hoá /p, k/.
- /p/: môi - môi, vô thanh.
/p/ được hiện thực hóa bằng cách hai môi tiếp xúc tạo điểm tắc rồi đột ngột mở ra. Chỉ có luồng hơi thở bị dồn nén ở chỗ tắc (khác với [p],… toàn bộ luồng hơi thở từ phổi đến chỗ tắc, bật ra tạo luồng gió) bật về phía trước, tan loãng ngay, không tạo nên luồng gió. Ví dụ:
/p/ (ba)
/p/ (đội, mang)
/kapiw/ (trâu)
/tapn/ (sau).
- /t/: đầu lưỡi – lợi, vô thanh.
/t/ được cấu âm bằng cách ép đầu lưỡi hơi mạnh vào chân răng phía trên, nơi tiếp xúc với lợi, tạo điểm tắc. Ví dụ:
/ti/ (cũ)
/te/ (làm)
/ta/ (đan)
/atu ta/ (chuồn chuồn)
/tuor/ (cổ).
- //: quặt lưỡi, vô thanh.
// có cấu âm bằng cách cong lưỡi, đầu lưỡi tựa lên vùng ngạc cứng tạo điểm tắc; luồng hơi đi qua điểm tắc, bật mở thành khe hẹp, làm đầu lưỡi xát nhẹ lên ngạc cứng. Ví dụ:
/o/ ghen
// cà
/i/ nấm
/m/ dầm, ngâm
- /c/: mặt lưỡi, vô thanh.
/c/ được cấu âm bằng cách đầu lưỡi đưa về trước, cong xuống và chạm hờ vào lợi; mặt lưỡi giữa nâng lên áp vào ngạc cứng tạo nên chỗ tắc. Ví dụ:
/ca/ ăn
/căp/ kính trọng
/krck/ lắc
/ci/ chiêng
- /k/: cuối lưỡi – mạc, vô thanh.
/k/ được cấu âm bằng cách nâng phần gốc lưỡi lên áp sát vào ngạc mềm tạo nên chỗ tắc. Luồng hơi đi qua chỗ tắc tạo nên tiếng động gấp và mạnh ở khoang miệng. Ví dụ:
/tkăr/ gà gáy
/ 'kăr/ da
/kie/ thích, yêu
/k/ lại lần nữa
- //: tắc thanh hầu, vô thanh.
// hình thành khi các dây thanh trong khoang thanh hầu ép sát vào nhau khiến các khe thanh bị bít kín tạo chỗ tắc không cho luồng hơi thoát khỏi chỗ tắc, tạo nên tiếng động trầm đục. Ví dụ:
/aih/ chim sẻ
/c/ gầy
/c/ đốt
// đừng
1.2.2.1.2.2. Loạt phụ âm tắc vô thanh bật hơi: p, t, k
Đây là loạt phụ âm khu biệt với /p, t, k/ ở động tác cấu âm bật hơi và không bật hơi. Đương nhiên chúng là các đơn âm vị; mỗi âm vị gồm một hay hai âm tố không thành vấn đề vì giữa mỗi âm vị này không hề có ranh giới hình thái học đi qua.
- /p/: môi - môi vô thanh, bật hơi.
/p/ hiện thực hóa bằng cách tạo chỗ tắc giữa hai môi. Luồng hơi từ phổi đi ra phá chỗ cản (tắc) tạo nên tiếng động đặc trưng với luồng gió thổi ra ngoài. Ví dụ:
/pt/ ngạt thở
/puj paj/ mưa phùn
/paj/ phải
- /t/: đầu lưỡi – lợi, vô thanh bật hơi.
/ t/ được cấu âm bằng cách đầu lưỡi tiếp xúc với lợi, tạo điểm tắc. Luồng hơi đi qua điểm tắc, bật nhẹ thoát ra ngoài. Ví dụ:
/ta la/ người có tính cách cao quí
/tum/ thơm
/tu/ thung lũng
- /k/: gốc lưỡi - mạc, vô thanh bật hơi.
/k/ được cấu âm bằng cách gốc lưỡi nâng lên chạm phần trong cùng của ngạc mềm tạo chỗ tắc. Luồng hơi bật nhẹ chỗ tắc thoát ra ngoài. Ví dụ:
/kuc/ què
/ku/ thối
/kakin/ sợ
/kaw/ lạnh
1.2.2.1.2.3. Loạt phụ âm tắc hữu thanh thở: b, d, , , g
Peter Ross là người đầu tiên gọi các phụ âm tắc hữu thanh (cổ) là phụ âm tắc hữu thanh thở (breathy voiced stops). Đặc điểm chung của loạt phụ âm tắc này là “tắc, hữu thanh với tiếng thở đi kèm trên các nguyên âm đi sau (...). Khi phát âm các phụ âm chất giọng thở (breathy voice), thanh môn mở, nhưng không mở rộng như khi phát âm phụ âm tắc vô thanh; dây thanh căng, nhưng không căng như khi phát âm phụ âm tắc hữu thanh, hai dây thanh vẫn xa nhau, luồng không khí đi qua khá mạnh, làm cho các dây thanh có rung đôi chút, như khi ta phát âm phụ âm /h/… Sự tồn tại các phụ âm chất giọng thở là một đặc điểm cổ của các ngôn ngữ Nam Á.” [22, 22 - 23]
- /b /: phụ âm tắc hữu thanh, môi - môi, giọng thở
/b / được cấu âm bằng cách hai môi tiếp xúc nhẹ tạo chỗ tắc; thanh môn mở rộng, dây thanh trong trạng thái buông lỏng, luồng hơi từ phổi ra qua chỗ tắc tương đối mạnh. Ví dụ:
/br/ làm
/ bro/ đỏ
/abp/ ông
/bh/ muối
/bab/ ngu dốt
- /d /: đầu lưỡi - lợi, tắc hữu thanh, giọng thở.
/d / được hiện thực hoá bằng cách đầu lưỡi tiếp xúc nhẹ vào lợi trên tạo chỗ tắc; khe thanh mở với các dây thanh trong trạng thái lơi; luồng hơi khá mạnh từ phổi ra qua chỗ tắc đồng thời với sự rung lên của dây thanh tạo nên tiếng thở rất đặc trưng. Ví dụ:
/adi/ em
/a di/ gió
/da/ nhưng
/tad/ ngực
/d/ đủ
- /  /: quặt lưỡi, tắc hữu thanh, giọng thở.
/  / được cấu âm bằng cách mặt đầu lưỡi cong lên tiếp xúc với ngạc cứng tạo điểm đầu chỗ tắc, đầu lưỡi ở vị trí giữa hai răng tạo điểm cuối chỗ tắc; thanh môn mở rộng cho luồng hơi từ phổi ra khá mạnh qua chỗ tắc, lưỡi giữ tư thế quặt, đồng thời với sự rung lên của dây thanh tạo nên tiếng thở đặc trưng. Ví dụ:
/kak/ sôi
/h/ đau ốm
/ nk/ cái cài tóc
/nk/ dốc
- // : mặt lưỡi giữa - ngạc, tắc hữu thanh, giọng thở.
// được phát âm bằng cách đưa mặt lưỡi giữa lên tiếp xúc nhẹ với ngạc tạo thành chỗ tắc; thanh môn mở rộng, luồng hơi từ phổi ra mạnh qua chỗ tắc đồng thời với sự rung lên của dây thanh đang chùng tạo nên tiếng thở đặc trưng. Ví dụ:
/arum/ kim
// nhà kho ở rẫy
/aie/ bạn bè
/ih/ chậm
/paum/ cho sống chung
/aă/ tàm tạm
- /g / : mặt gốc lưỡi, tắc hữu thanh, giọng thở.
/g / hình thành khi mặt gốc lưỡi nâng lên che khoang yết hầu tạo chỗ tắc; thanh môn mở rộng, luồng hơi từ phổi ra khá mạnh qua chỗ tắc đồng thời với sự rung lên của dây thanh tạo nên tiếng thở đặc trưng. Ví dụ:
/gn/ dành phần
/g/ một loại cồng chiêng
/cgr/ một loại trống
/gamăk/ khổng lồ
1.2.2.1.2.4. Loạt phụ âm tắc hữu thanh hút vào: b, d, 
J.M. Wallace kí hiệu các phụ âm này là ‘b, ‘d, ‘j (b, d, j) và gọi chúng là các phụ âm tiền thanh hầu hóa (preglottalized) [43, 65]. Nguyễn Văn Lợi gọi /b, d, / là các phụ âm hút vào (implosive) [22, 21]. Đặc trưng của các phụ âm này là khi phát âm, không khí từ họng không đi ra mà đi vào, làm cho thanh môn lùi về tư thế đóng; đồng thời không khí từ phối tràn qua khe thanh gây chấn động mạnh các dây thanh.
- /b/: môi - môi, hữu thanh hút vào.
/b/ được hiện thực hoá bằng cách hai môi tiếp xúc tương đối chặt tạo chỗ tắc; không khí trong khoang miệng làm bật chỗ tắc; đồng thời thanh môn hạ thấp xuống do hơi hút vào, luồng hơi từ phổi tràn qua khe thanh làm các dây thanh chấn động mạnh. Ví dụ:
/băn/ nuôi
/b/ mưa
/bn/ tìm thấy
/b/ dê
- /d/: đầu lưỡi - lợi, tắc hữu thanh, hút vào.
So với /b/, /d/ cũng có cấu âm tương tự nhưng chỗ tắc là điểm tiếp xúc của đầu lưỡi tì mạnh lên lợi trên. Ví dụ:
/d/ mang
/ad/ anh ấy
/duor/ nằm ốm liệt giường
/dăn/ gần
/dăl/ sẫm tối
/d/ đạp
/ dh/ nhanh
//: mặt lưỡi giữa - ngạc, tắc hữu thanh, hút vào.
J.M. Wallace miêu tả // là âm xát vòm lợi, hữu thanh, thanh hầu hóa (preglottalized voiced alveopalatal affricate [dy]); ở cuối từ, nó là âm hậu thanh hầu hóa (postglottalized [y]) [43, 65]. Thực tế cấu âm phụ âm đầu cho thấy đây là một âm tắc, vị trí cản trở ở chỗ tiếp xúc mặt lưỡi giữa – ngạc cứng chứ không phải một âm xát mặt đầu lưỡi – vòm lợi. // được hiện thực hoá bằng cách ép mạnh mặt lưỡi giữa lên ngạc tạo chỗ tắc. Khoảng không khí trong khoang miệng làm bật chỗ tắc; đồng thời thanh môn đóng lại, luồng hơi từ phổi tràn qua khe thanh làm các dây thanh chấn động. Ví dụ:
/u/ chân
// lười biếng
/iet/ múc nước
/ih/ một loại nhựa cây
// tương bắp
// còn, nữa
1.2.2.1.2.5. Loạt phụ âm mũi: m, n, , 
Đặc điểm cấu âm chung của các âm mũi là không khí đi ra từ phổi không thoát ra qua khoang miệng mà thoát tương đối tự do qua khoang mũi và tạo tính vang. Phương thức vang mũi phối hợp với từng bộ vị cấu âm mà có các phụ âm /m/ (môi – môi), /n/ (đầu lưỡi – ngạc), // mặt lưỡi – ngạc cứng), // (gốc lưỡi – ngạc mềm).
- /m/: âm môi - môi
/m/: khi cấu âm, hai môi tiếp xúc tạo thành chỗ cản. Ví dụ:
/am/ chị gái
/ma/ trán
/mn? nói
/mk/ ăn món nướng
/mop/ xấu
/ame/ mẹ
/tam/ mới
- /n/: âm đầu lưỡi – lợi.
/n/: khi cấu âm, đầu lưỡi chạm lên vùng lợi trên chân răng. Ví dụ:
/n/ cái này
/năk/ cái kia
/tnt/ nhún nhảy khi múa
/tanil/ làm dấu
/kan/ suy nghĩ
/năl/ biết, hiểu
- //: âm mặt lưỡi – ngạc cứng.
//: khi cấu âm, mặt lưỡi nâng lên tì sát ngạc cứng tạo thành chỗ cản. Ví dụ:
/ai/ hai anh
/aă/ hai chúng tôi
/ah aiet/ nhớp nhúa
// nát bột
/um/ mềm
// dai
- //: âm gốc lưỡi – mạc.
//: khi cấu âm, gốc lưỡi nâng cao áp lên chỗ trong cùng của ngạc mềm tạo thành chỗ cản . Ví dụ:
/xrat/ khổ cực
/luo/ buồn bã
/pan/ đất nung
/t/ ngủ gật
/aj/ ai
/caj/ xa
/tăj/ ngày
/an/ sợi chỉ, sợi dây
1.2.2.1.2.6. Loạt phụ âm xát: s, h, , v
Loạt phụ âm xát có đặc trưng cấu âm là tiếng cọ xát; tính xát phát sinh do luồng hơi đi ra từ phổi bị cản trở không hoàn toàn, len qua và cọ xát vào thành vách các khe hở của bộ vị cấu âm để thoát ra ngoài.
/s/, /h/ là các phụ âm xát vô thanh.
Riêng với /s/, Nguyễn Văn Lợi nhận diện /s/ như một âm tắc vô thanh bật hơi, mặt lưỡi ngạc /c/; về mặt ngữ âm, phụ âm này thường được phát âm như phụ âm xát mặt lưỡi bật hơi nhẹ /S'/ [22, 24]. J. M. Wallace cho rằng âm vị /s/ hiện nay có thể là kết quả của sự cùng rơi rụng của *s và *ch trước đây [43, 64].
- /s/: âm đầu lưỡi – lợi, vô thanh.
/s/: khi cấu âm, đầu lưỡi nhích gần sát đến lợi tạo thành khe hẹp; luồng hơi đi qua khe hẹp tạo thành tiếng xì hơi. Ví dụ:
/asiw/ cá
/sasl/ ở rể
/csur/ một điệu hát lý
/pasul/ cất tiếng hót
/s/ chạy trốn
/sier/ đi xuống
/d sa/ nhà cửa
/sk/ đang
- /h/: phụ âm xát thanh hầu, vô thanh.
/h/: khi cấu âm, yết hầu co nhỏ lại, thanh môn hơi khép, luồng hơi lách qua khe thanh hầu tạo nên tiếng động trong khoang yết hầu. Khi đóng vai chung âm, đặc trưng cấu âm trên của /h/ dài hơn. Ví dụ:
/hăj/ nhớ
/ah/ chúng ta
/tahur/ thui
/hr/ nướng đồ ăn trong ống tre
/hj/ chảy
/tavah/ vẫy
/mh/ mũi
//, /v/ là các phụ âm xát hữu thanh.
- //: âm mặt lưỡi giữa – ngạc.
//: khi cấu âm, mặt lưỡi giữa nâng lên áp vào ngạc cứng tạo thành khe cản, luồng hơi qua khe tạo nên tiếng động trong khoang miệng; đồng thời, thanh đới rung tạo ra tiếng thanh. Ví dụ:
/aa/ vũ điệu nữ
/um/ đêm
/al/ dài
/al/ tim
// chẳng có
/ae/ hông
/al/ mông
/kauo/ sai bảo
/kauo/ chua
- /v/: âm môi – răng, hữu thanh.
/v/: khi cấu âm, răng trên chạm xuống môi dưới tạo chỗ cản, luồng hơi đi qua làm bật chỗ cản tạo thành tiếng gió; đồng thời dây thanh rung nhẹ. Ví dụ:
/ava/ bác
/tvie/ xanh
/vavak/ bươm bướm
/văl/ quay lại
/vl/ làng
/va/ vay mượn
/v/ có
/vă/ cong
/vi/ vặn
/v/ bận
/havil/ quên
1.2.2.1.2.7. Các âm nước: l, r
- /l/: phụ âm xát bên, đầu lưỡi – lợi.
/l/: Khi cấu âm, đầu lưỡi tiếp xúc với vùng giữa lợi - ngạc cứng; luồng hơi đi ra lách qua khe hẹp giữa hai cạnh lưỡi và vách của khoang miệng ra ngoài. Ví dụ:
/l/ thịt
/lh/ dấu chân
/liem/ tốt
/lh/ lột
/lh/ vượt
/luh/ đi ra
/kala/ dấu thập cấm vào làng
/lm/ gan
/luo/ ruột
/li/ bỏ
/l/ trôi
/lt/ đi
- /r/: phụ âm xát rung, vang. Khi cấu âm, đầu lưỡi tiếp xúc nhẹ lên vùng giữa chân lợi và ngạc cứng; luồng hơi đi qua làm cho đầu lưỡi liên tục bị đẩy khỏi vị trí rồi về điểm tiếp xúc, tạo tiếng rung. Ở vị trí cuối từ, đặc trưng cấu âm của /r/ dài hơn. Ví dụ:
/har/ rẫy
/har/ lúa
/ruon/ ruột tượng
/tarm/ thuốc nhuộm
/srăm/ rong)
/ar/ sắn
/karu/ sông
/ariêt/ chuối rừng
/parih/ riềng
/ră/ lim
/tarp/ sớm
/tuor/ cổ
/br/ môi
1.2.3. Các tổ hợp phụ âm:
Là một ngôn ngữ đang trong tiến trình đơn tiết hoá, việc nhận diện từ ngữ âm và ranh giới các âm tiết tiếng Cơ Tu không phải bao giờ cũng dễ dàng. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là tình hình phức tạp của các loại tổ hợp phụ âm âm đầu âm tiết. Không hiếm trường hợp người bản ngữ phát âm các âm tiết phụ mà các nguyên âm gần như bị nuốt hẳn; thành ra, các âm đầu các âm tiết phụ này dường như liên kết với âm đầu âm tiết chính cấu thành các tổ hợp phụ âm bất kì. Vì vậy, ta không thể miêu tả các kiểu tổ hợp lâm thời ấy của lời nói được. Căn cứ có tính nguyên tắc để nhận diện tổ hợp phụ âm là tính bất khả phân của các yếu tố hợp thành hoặc không thể chen bất cứ yếu tố nào vào giữa tổ hợp được. Trong khảo sát của chúng tôi, tiếng Cơ Tu chỉ có tổ hợp phụ âm đôi.
1.2.3.1. Các loại tổ hợp phụ âm đôi.
Tiếng Cơ Tu có các tổ hợp phụ âm đôi sau đây đảm nhiệm vai trò âm đầu âm tiết chính:
pl: [pl] trời, [plo] thổi
pr: [pră] tiếng nói, [pri] chuối
cr: [crăjh] lược chải đầu, [crih] lạ, [cril] chói
kr: [kr] đúng, [kru] canh, [kr] rừng
kl: [klm] ngã, [klăh] thờ, [kl] con đường
sr: [sra] viết, [srăh] ôi thiu, [sra] lạc đường
bl: [bluoh] bơi, [bloh blh] chuyện cổ tích
br: [bro] đỏ, [br] sáng trăng, [brih broh] nói linh tinh
dl: [dluk] mây, [dlăn] trăn
r: [ra] món thịt, cá đâm ống nứa, [ră] rụng
gl: [gluh] tụt xuống, [glh gl] mệt nhọc
gr: [grm] sấm, [gr] rào, [gruh] vỏ trứng
ml: [ml] cổ họng, [gmla] sấm chớp
mr: [mrhal] phấn khởi, [gamrh] đằng hắng
‘Nn: [‘nnien] trẻ con, [‘ntak] lưỡi, [‘nd] cái nào
‘Nm: [‘mbel] khi nào, [‘mbi] đập, đánh
‘N: [‘] bẩn, [‘] váy nữ, [‘h] đau ốm
‘N: [‘ha] xương, [‘j] đâu, ở đâu, [‘h] tại sao
* Chỉ các tổ hợp phụ âm chứa âm rung tham gia cấu tạo âm đầu âm tiết phụ. Ví dụ: [prca] ăn tiệc, [trvăj] đánh nhau,…
Về kiểu tổ hợp phụ âm đôi chứa âm nước /l, r/, Nguyễn Văn Lợi cho rằng “Về mặt âm vị học, có thể xem các tổ hợp này như các phụ âm bên hóa, rung hóa” [22, 33]. Âm tiền mũi được ông xem như là các biến thể của một đơn vị ngữ âm học duy nhất, là tiền âm tiết đặc biệt trong cấu trúc từ; đó là tiền âm tiết mũi. Trong công trình này, chúng tôi quan niệm âm tiền mũi kết hợp với các phụ âm cùng vị trí cấu âm để hình thành tổ hợp phụ âm đôi như là các phụ âm tiền mũi hóa. Như vậy, có thể thấy các tổ hợp phụ âm đôi tiếng Cơ Tu gồm ba kiểu: kiểu kết hợp bên hóa, rung hóa và tiền mũi hóa.
1.2.3.2. Các tổ hợp phụ âm đôi như là phụ âm rung hóa:
- Nhóm các âm tắc vô thanh rung hoá. Ví dụ:
pr:
/pri/ chuối
/pra/ khắp
cr:
/crih/ lạ
/cril/ chói
/crajh/ lược
kr:
/kr/ đúng
/kru/ canh
/kr/ rừng
- Nhóm các âm tắc hữu thanh thở rung hoá
br:
/bro/ đỏ
/br/ sáng trăng
/brih broh/ nói linh tinh
r:
/kara/ nhộn nhịp
/ra kla/ sáng ngời
/ra/ món thịt, cá đâm ống nứa
/ră/ rụng
gr:
/grm/ sấm
/gr/ rào
/gruh/ vỏ trứng
- Nhóm âm mũi rung hoá:
mr:
/mrhal/ phấn khởi
/ga mrh/ đằng hắng
- Âm xát rung hoá:
sr:
/srie/ sau cùng
/sra/ viết
/srăh/ ôi thiu
/sra/ lạc đường
* Xin lưu ý rằng các tổ hợp phụ âm đôi đều có thể là phụ âm đầu âm tiết chính. Riêng các tổ hợp như là phụ âm rung hóa còn có thể làm âm đầu âm tiết phụ s1 ( của từ đa tiết: s3 ± s2 (± s1+ S)).
Ví dụ:
[tapatrv] = [tapav] làm cho khích bác nhau,
[prca] = [prca] ăn tiệc
[tr, pr] có biến thể là tổ hợp phụ âm [tr, pr] vì rằng biến thể phát âm của [tr] sẵn sàng là một phụ âm đơn []. Ví dụ:
/d/ cho nhau
// trái cà
/jh/ cái gối
1.2.3.3. Các tổ hợp phụ âm đôi như là phụ âm bên hóa:
- Nhóm các âm tắc vô thanh bên hoá. Ví dụ:
pl:
/pl/ trời
/plăm/ săn
/plah/ chẻ
/pl/ cửa
/plo/ thổi
/plm/ con vắt
/pla/ lưỡi dao
/pl/ đùi
/plă/ tranh
kl:
/klm/ ngã
/klăh/ thờ
/kl/ con đường
- Nhóm các âm tắc hữu thanh thở bên hoá. Ví dụ:
bl:
/bluoh/ bơi
/bloh blh/ chuyện cổ tích
dl:
/dluk/ mây
/dlăn/ trăn
gl:
/gluh/ tụt xuống
/glh gl/ mệt nhọc
- Nhóm âm mũi bên hoá:
ml:
/ml/ cổ họng
/g mla/ sấm chớp
1.2.3.4. Các tổ hợp phụ âm đôi như là phụ âm tiền mũi hóa (đồng hóa ngược (regressive assimilation)):
Căn cứ vào khả năng không độc lập của âm tiền mũi (‘N), ta nên xem tất cả các biến thể của nó là một bán phụ âm đầu duy nhất của tổ hợp phụ âm đôi như là phụ âm mũi hóa ở vị trí phụ âm đầu âm tiết chính (S).
Các ví dụ sau:
‘n:
/‘nnien/ trẻ con
/‘ntak/ lưỡi
/‘nd/ cái nào
/'nl/ cây
/'ntoh/ rơi
‘m:
/‘mbel/ khi nào
/‘mbi/ đập, đánh
/'mbec/ thịt nạc
/'mbă/ đánh
‘:
/‘/ bẩn
/‘/ váy nữ
/'al/ cái khố
/'s/ bỏ chạy
/'cj/ tìm kiếm
‘:
/‘ha/ xương
/‘j/ đâu, ở đâu
/'kăr/ da
/'ki/ một chặp
1.3. Nguyên âm trong thành phần vần của âm tiết tiếng Cơ Tu.
1.3.1. Về thành phần vần và vần tiếng Cơ Tu.
1.3.1.1. Vần (rhyme), xét trong bối cảnh lời nói, là bộ phận kết thúc âm tiết có chứa nguyên âm và âm cuối, lặp đi lặp lại đối với một số âm tiết nhằm tạo cho lời nói sắc thái và giọng điệu riêng. Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi không quan tâm đến hiệu lực mà vần của ngôn từ tạo ra như vừa nói. Ở đây chúng tôi chỉ quan tâm đến vần như là một chiết đoạn có thể tách ra từ âm tiết tiếng Cơ Tu và hiện trạng số lượng vần thực sự được sử dụng trong tổng số vần có thể có của tiếng Cơ Tu.
1.3.1.2. Trong các nghiên cứu trước đây, Nguyễn Văn Lợi xem “âm đầu và vần là những yếu tố bắt buộc của âm tiết tiếng Cơ Tu”. Vần trong tiếng Cơ Tu gồm nguyên âm và âm cuối. Nguyên âm dài xuất hiện trong mọi loại vần; riêng nguyên âm ngắn chỉ xuất hiện trong vần khép [22, 32 - 33].
1.3.1.3. Trong cấu trúc âm tiết tiếng Cơ Tu, nguyên âm là hạt nhân của âm tiết và cũng là hạt nhân của vần; do đó, vần là bộ phận quan trọng của âm tiết. Sự kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm cuối trong vần tiếng Cơ Tu nằm trong thế đối xứng căng và lơi. Tính chất căng hoặc lơi đều phụ thuộc vào hạt nhân của vần, tức nguyên âm ngắn hoặc dài. Một vần có nguyên âm ngắn bao giờ cũng đòi hỏi một kết hợp căng với phụ âm cuối. Không có một vần với nguyên âm ngắn nào có vị trí âm cuối là zéro cả. Mức độ căng lơi của các kết hợp (giữa nguyên âm và phụ âm cuối) cũng không đều nhau. Tuỳ theo từng loạt âm cuối mà mức căng, mức lơi được thể hiện khác nhau.
1.3.1.3.1. Vần căng gồm có căng chặt, căng vừa và căng yếu.
Kết hợp giữa các nguyên âm ngắn với âm tắc thanh hầu // có cường độ căng chặt. Ví dụ:
[avi] cơm
[hali lej] tự xét mình
[l] thịt
[d] đạp
Kết hợp giữa các nguyên âm ngắn với các âm tắc, âm mũi, âm nước và âm xát thanh hầu có độ căng vừa. Ví dụ:
[tih] nhẵn
[lh] dấu chân
[dh] nhanh
[kahip] con rết
[tt] chém
[klă] kho lúa
[săr] biến thành
[havil] quên
Kết hợp giữa các nguyên âm ngắn với các bán âm /w, j/ có độ căng yếu. Ví dụ:
[ahăj] xưa, trước
[tăj] ngày
[kalw] khóc người chết
[mamw] ghen
1.3.1.3.2. Vần lơi gồm có lơi khép, lơi nửa khép, lơi nửa mở và lơi mở. Nguyên âm trong vần lơi luôn luôn là nguyên âm dài. Để dễ phân loại, chúng tôi xem các vần không có phụ âm cuối là kết hợp giữa nguyên âm với một phụ âm zéro.
Vần lơi khép kết thúc bằng các phụ âm tắc /p, t, c, k, /, các âm nước /l, r/ hoặc các tổ hợp /w, j/. Ví dụ:
[tăp] vỗ
[ăt] ở
[bec] ngủ
[năk] kia
[biew] râu ria
[taj] chửi
Vần lơi nửa khép kết thúc bằng các âm mũi /m, n,, /, âm xát /h/ hoặc tổ hợp /jh/. Ví dụ:
[tm] phạt
[mn] nói
[] nát bột
[ali] con kiến
[krbajh] con gấu
[kavah] vẫy
Vần lơi nửa mở kết thúc bằng các bán âm /w, j/. Ví dụ:
[adew] hông
[adiw] sả
[ataw] mía
[vaj] có
[aj] ai
[tamj] khách
[muj] một
[grj] con sâu
Vần lơi mở kết thúc bằng âm cuối zéro. Ví dụ:
[ca] ăn
[v] có
[bl] đến thăm
[prt] khuyên nhủ
[co] về
[cu] lần
[havi] nước bọt
[ti] cũ
[v] trái su
[lul] mất cảnh giác
1.3.2. Sự kết hợp nguyên âm và phụ âm trong vần.
1.3.2.1. Trong cơ cấu của vần tiếng Cơ Tu, âm sắc của vần (cũng là của âm tiết) chính là âm sắc của nguyên âm, được thể hiện từ đầu đến cuối âm tiết. Bản chất âm tiết tính của nguyên âm khẳng định vai trò hạt nhân của nó trong vần tiếng Cơ Tu.
1.3.2.2. Như trên đã trình bày, vần của các âm tiết phụ tiếng Ca Tu đều là vần mở. Nguyên âm của vần trong âm tiết phụ /a, , i/ là các nguyên âm trung hoà vì chúng đã mất hẳn thế đối lập. Do vậy, sự khảo sát hệ thống nguyên âm tiếng Cơ Tu chỉ dựa trên vần của âm tiết chính.
1.3.3. Miêu tả và phân loại các nguyên âm (đơn và đôi)
1.3.3.1. Trên hình thang nguyên âm, hệ thống nguyên âm cơ bản tiếng Cơ Tu có độ mở cách nhau khá rộng, từ hẹp đến nửa hẹp, nửa rộng và rộng.

ii   u u
ee   o o
         
1.3.3.1.1. Về đối lập độ mở:
- hẹp: /i, , u/
- nửa hẹp: /e, , o/
- nửa rộng: /, , /
- rộng: /, , /
1.3.3.1.2. Về đối lập độ nâng của lưỡi:
Độ nâng của lưỡi khi phát âm các nguyên âm tỉ lệ nghịch với độ mở của miệng; nghĩa là độ mở càng rộng thì độ nâng của lưỡi càng thấp. Vì vậy, tương ứng với 4 bậc mở từ hẹp đến rộng của miệng là 4 độ nâng từ cao xuống thấp của lưỡi.
1.3.3.1.3. Về đối lập vị trí cấu âm.
Hệ thống nguyên âm tiếng Cơ Tu có hai đặc trưng khu biệt về vị trí; một là lưỡi trước - lưỡi sau, hai là lưỡi sau không tròn môi - lưỡi sau tròn môi.
1.3.3.1.3. Về đối lập trường độ:
Tương ứng với mỗi nguyên âm cơ bản là một nguyên âm ngắn:
- /i - i/, / - /, /u - u/
- /e - e/, / - /,/o - o/
- / - /, / - /, / - /
- / - /, /a - ă/, / - /
1.3.3.2. Nguyên âm đơn và nguyên âm đôi trong âm tiết tiếng Cơ Tu.
1.3.3.2.1. Nguyên âm đơn
Nguyên âm đơn là nguyên âm khi phát âm, lưỡi giữ nguyên một vị thế (độ nâng của lưỡi và vị trí cấu âm) và miệng giữ nguyên một độ mở. Nguyên âm đơn tiếng Cơ Tu, bên cạnh các khu biệt về vị thế của lưỡi và độ mở của miệng, còn khu biệt về trường độ. Giữa mỗi cặp nguyên âm ngắn/ dài có hiệu số trường độ khá lớn; /i/, /e/, //, ... rất ngắn, âm căng, kết hợp chặt với âm cuối. Các âm dài /i/, /e/, //, ... trong thực tế phát âm là [i:, e:, :, ...]. Vì cấu âm giữ nguyên một vị thế và độ mở nên các nguyên âm đơn có âm sắc cố định.
Tiếng Cơ Tu có 12 cặp nguyên âm (ngắn dài từng đôi một) sau đây:
- /i - i/, / - /, /u - u/
- /e - e/, / - /,/o - o/
- / - /, / - /, / - /
- / - /, /a - ă/, / - /
1.3.3.2.1. Nguyên âm đôi
Khi động tác cấu âm chuyển từ vị thế này sang vị thế khác của cấu âm nguyên âm, ta có một nguyên âm đôi; nói cách khác, động tác lướt từ vị thế này đến một vị thế khác, cùng hoặc gần vị trí cấu âm với nhau, ta có một nguyên âm lướt. Do di chuyển trong động tác cấu âm như vậy nên âm sắc các nguyên âm đôi không cố định; trong nguyên âm đôi tiếng Cơ Tu, yếu tố đầu giữ âm sắc chính. Có thể xem nguyên âm đôi tiếng Cơ Tu đang xét là các nguyên âm đôi đơn âm vị tính.
Tiếng Cơ Tu có các nguyên âm đôi sau:
- /ie/:
/kie/ thích
/acie/ con voi
/akiel/ dưa
/kie/ ngồi chờ
- //:
/bl/ làng
/bm/ ăn mía
/m'h/ cùng, đồng thời
- /uo/:
/buo/ rượu sắn
/buo/ vua
/hanuo/ xưa, qua
/kuor/ ôm
Các nguyên âm đôi tiếng Cơ tu Phương, xã A Vương và thổ ngữ thôn La Đàng, Gia Há, xã Sông Kôn có độ mở tăng lên hai bậc so với ngữ âm nhiều vùng Cơ Tu khác; và đây chỉ là biến thể địa phương:
- /ie/ > /a/:
[ 'nsie > 'nsa] mỡ
[acie > aca] voi
- // > /a/:
[d > da] đợi
[br > bra] sáng trăng
- /uo/ > /a/:
[luo > la] buồn
[buo > ba] rượu
Nói chung, tiếng Cơ Tu có 12 cặp nguyên âm đơn ngắn/ dài từng đôi một và 3 nguyên âm đôi /ie, , uo/ và ba biến thể của chúng là /a, a, a/.
1.3.3.3. Các ví dụ minh họa đối lập khu biệt các âm vị nguyên âm trong vần.
1.3.3.3.1. Đối lập độ mở:
- // và //: ví dụ:
/th/ giao hợp - /lh/ hái
- // và //: ví dụ:
// nổi, không chìm - // lười biếng
- // và //: ví dụ:
/am/ con chuột - /am/ chị gái
1.3.3.3.2. Đối lập vị trí cấu âm:
- dòng trước - dòng sau: ví dụ:
/im/ khóc - /m/ mềm
/ti/ cũ - /tu/ ngọn
/te/ làm - /to/ ăn cắp
/pl/ trời - /plo/ thổi
/t/ rèn - /t/ rót
- dòng sau không tròn môi - dòng sau tròn môi: ví dụ:
/m/ giá cả - /um/ đêm
/t/ từ - /to/ ưng
/tm/ gốc - /tm/ phạt
/tam/ cua - /tm/ suối
1.3.3.3.3. Đối lập trường độ:
- /i/ - /i/: ví dụ:
/di/ gió - /di/ chỗ
/i/ chúng tôi - /ih/ nhựa cây
- /e/ - /e/: ví dụ:
/ke/ quá - /ke/ quế
/e/ cứt - /eh/ nín
- / - /: ví dụ:
/kabn/ cười mỉm - /tatn/ đi sau
/atc/ gà - /lc/ hết
- /u - u/: ví dụ:
/tu/ ngọn - /tuh/ lũ - /tuh/ đo heo
/cu/ lần - /cuh/ đâm - /chu/ hãy
- / - /: ví dụ:
/p/ đội - /p/ giữa
/dk/ đặt, để - /dk/ (ên dốc
/tt/ ngồi - /tt/ chém
- /o - o/: ví dụ:
/to/ họ - /toh/ kia, đó
/tom/ gói - /om/ uống
- / - /:
/v/ có - /rvh/ rau
/k/ dễ chịu - /kh/ dắt
- / - /:
/s/ năm - /s/ nghe
/kad/ cầm - /kad/ dựng nhà
- / - /:
/c/ đốt rẫy - /tc/ vót nhọn
/ar/ sắn - /kar/ tụ tập
- / - /:
/vl/ làng - /vl/ hoá lạ
/tt/ dẽo - /tt/ rách
- /a - ă/:
/aj/ ai - /tăj/ ngày
/vaj/ có - /văj/ đánh
/dak/ nước - /dăk/ cắm chông
- / - /:
/l/ trôi - /l/ mở cửa
/dm/ dằm - /dm/ trái cây chín
/d/ cành cây - /d/ cho
1.3.4. Miêu tả các phụ âm cuối vần (đơn và tổ hợp)
1.3.4.1. Trong tiếng Cơ Tu, có 11 phụ âm, 2 bán phụ âm và 3 tổ hợp phụ âm giữ vai trò âm cuối vần như bảng 2 sau đây:
Bảng 2.
-p -t (-c) -k -
-m -n - -
l
-w (-w) -r -j (-j, -jh) -h

Có 3 tổ hợp phụ âm âm cuối đơn âm vị tính là w, j, jh, trong đó, [-w[ là biến thể của /-w/ và [-j, -jh] là biến thể của /-j/.
1.3.4.2. Hai âm tắc vô thanh đầu lưỡi /-t/ và mặt giữa lưỡi /-c/ nằm ở thế phân bố bổ túc; [-t] kết hợp với các nguyên âm ngắn /i, e, , , ă/ và [-c] kết hợp với nguyên âm dài /a, e, , , , /. Ví dụ:
- /i, e, , , ă+t/: ví dụ:
/kacit/ thẹn
/git/ rõ
/lt/ be bờ
/cakt/ rét buốt
/căt/ tỉa
/tt/ ngồi
/tt/ chém
- [a, e, , , , +c]:
/tac/ chặt
/bec/ ngủ
/bc/ âm mưu
/kavc/ khoèo rủ đi
/c/ đốt
/c/ gầy
- Riêng nguyên âm lướt có thể kết hợp với [-t] hoặc [-c], ví dụ:
/iet = iec/ cắt đứt
/aluot = aluoc/ một loại sáo thổi
/ruot –= ruoc/ mổ bụng
1.3.4.3. Nếu như các phụ âm giữ vai trò âm đầu âm tiết được hiện thực hoá phát âm với ba giai đoạn (khép - giữ - buông) thì khi ở vai âm cuối, chúng kết thúc âm tiết ở giai đoạn hai, giai đoạn giữ nguyên vị trí cấu âm bằng cách khép hoặc tắc thanh môn. Riêng ba âm bên /l/, rung /r/ và xát thanh hầu /h/ kết thúc âm tiết bằng cách khép thanh môn không triệt để để vọng âm của /l/, /h/ thoát ra ngoài; đặc biệt, tiếng Cơ tu cao phát âm /r/ rung, nổ ngoài rõ rệt. Tình hình này dẫn đến hiện tượng âm cuối tách ra khỏi vần khi có điều kiện (chập âm tiết) mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên (xem chương 1, mục 1.2.3.2).
1.3.4.4. Các tiêu chí khu biệt âm cuối.
Bảng 3.
bộ vị
phương thức môi lưỡi thanh hầu
lưỡi trước lưỡi giữa lưỡi sau
ồn tắc -p -t (-c) (-c) -k -
xát -w -j -h
vang bên -l
mũi -m -n - -
rung -r

1.3.4.4.1. Tiêu chí về phương thức:
- ồn - vang khu biệt âm ồn /-p, -t (-c), -k, -, -h/ với âm vang /-m, -n, -, -, -l, -r/
- cấu tạo tiếng ồn khu biệt các âm tắc /-p, -t (-c), -k, -/ với các âm xát /-w, -j, -h/.
- cấu tạo tiếng vang khu biệt các âm mũi /-m, -n, -, -/ với âm bên /-l/ và âm rung /-r/.
1.3.4.4.2. Tiêu chí về bộ vị cấu âm:
- khu biệt âm môi /-p, -w, -m/ với các âm lưỡi /-t, -k, -j, -n, -, -, l, r / và âm thanh hầu /-, -h/.
- âm lưỡi khu biệt âm lưỡi trước /-t, -l, n, -r/ với âm lưỡi giữa / -j, / và các âm lưỡi sau /-k, -/.
- âm thanh hầu khu biệt âm tắc thanh hầu /-/ với âm xát thanh hầu /-h/.
Ví dụ minh họa khu biệt âm cuối:

/căt/ tỉa
/căp/ kính trọng
/bc/ hát lý
/bp/ miệng
/tăk/ đâm
/tăp/ vỗ
/tuh/ lũ
/tup/ xúc
/kh/ dắt súc vật
/kp/ kẹp
/lj/ bỏ
/lp/ kín
/cacw/ cháu chắt
/cacp/ hát đối
/cm/ có thể, được
/cp/ rình
/ln/ nuốt
/lp/ khuất, kín
/ara/ một loại sâu
/arap/ bẫy chông
/l/ và, với
/bl/ làng
/bp/ ông
/ssăr/ biến thành
/ssăp/ đồ lót phụ nữ
/tk/ đến
/tt/ ngồi
/l/ thịt
/lt/ be bờ
/ bh/ mỏ chim
/ bt/ khỉ
/lj/ thấy
/lt/ sai
/ hw/ cái gì
/ht/ trái chưa chín
/iem/ ngon
/iet/ cắt đứt
/an/ dây, chỉ
/at/ một loại rau
/luo/ bụng
/luot/ một loại sáo thổi
/vă/ cong
/văt/ gát chân
/sul/ hót
/sut/ lần theo dấu
/hr/ nướng
/ht/ thuốc lá
/k/ heo
/c/ đốt rẫy
// đừng
/c/ gầy
/kavah/ vẫy
/kavac/ vạt áo
/ciaj/ xa
/ciac/ trong trẻo
/taw/ mía
/tec/ chặt, đốn
/tam/ cua
/tac/ chặt
/tn/ nên
/tc/ nhọn
/ta/ đan
/ta/ sân
/tal/ phát rẫy
/hr/ nướng
/hc/ học
/tr/ cạnh
/tc/ nhọn
/s/ chạy trốn
/sk/ tóc
/mh/ mũi
/mk/ ăn món rang
/cj/ lựa chọn
/ck/ tìm kiếm
/acăw/ cháu
/acăk/ tên
/m/ cơm
/k/ rủ, mời
/sn/ đeo tai
/sk/ đang
/ara/ một loại sâu
/arak/ xâu cườm
/da/ gọi
/dak/ nước
/mrhal/ phấn khởi
/mrhak/ mắc xương
/hr/ nướng
/hk/ học
/dh/ nhanh
/d/ đạp
/vaj/ có
/va/ mượn
/baw/ mỏi
/ba/ ngọt
/aham/ máu
/aha/ cay
/ln/ kịp
/l/ lột
/b/ đường
/b/ dê
/na/ cánh
/na/ mùi
/vil/ tròn
/vi/ vặn
/mr/ hiền dịu
/m/ chuột
/tj/ đoàn người
/th/ vú
/klăw/ khóc người chết
/klăh/ thờ
/tm/ phạt
/dăn/ gần
/dăh/ ăn thịt
/t/ chắc, săng cứng
/th/ giao hợp
/ti/ đi theo
/tih/ thẳng
/sul/ hót
/suh/ đổ ra
/gur/ ngoằn ngoèo
/guh/ tông
/mamaw/ ghen
/mamaj/ con dâu
/tamn/ cho nói
/tamj/ khách
/ta/ đan
/taj/ chửi
/văl/ trở lại
/văj/ xung đột
/br/ môi
/bj/ ít
/ dăn/ gian mưa
/ dăw/ dao
/sasăr/ đang biến hoá
/sasăw/ con rể
/ln/ kịp
/lm/ gan
/r/ lên
/m/ vì
/t/ đánh chiêng
/tn/ nên
/bl/ làng
/bn/ vườn
/tr/ cạnh
/tn/ nên
/car/ tụ tập
/car/ người yêu
/kl/ mua bán
/k/ như là
/săr/ hoá thành
/săl/ thay đổi
/tahur/ thui
/tahu/ cho ngửi


Về nguyên tắc, sự kết hợp nguyên âm và phụ âm cuối tạo vần tiếng Cơ Tu có khả năng tạo ra 474 vần. Song dựa trên kết quả khảo sát vốn từ Cơ Tu thu thập được, tiếng Cơ Tu có các vần sau đây (chưa kể các vần mở):
Thống kê vần tiếng Cơ Tu
Tiếng Cơ Tu dùng 238 vần khép (như bảng 5) và 9 vần mở (i, ê, E, ư, ơ, a, u, ô, O)

Bảng 4.
âm cuối


nguyên âm m n   p t c k l r w j h  w j jh
i im in i ik il ir iw ih i
i in i ip it ik il iw ih i
e em e ep ec ek el ew eh e
e e ep et ek eh
   c k r w h
  p t k l h 
 n k l
 t h 
ie iem ien ie iet iek ier iew ieh ie iew
 m n  c k l r j j
 n t
 m n   p c k l r j h  j jh
 m n p t k l r w j h 
 m n  p k l j h jh
 m  c k j h jh
a am an a a ap ac ak al ar aw aj ah a aj ajh
ă ăm ăn ă ăp ăt ăk ăl ă r ăj ăh ă
 m n  p t c k l w j h 
u um un u u up uc uk ul ur uj uh u ujh
u u ut uk uh u ujh
o om on o o op oc ok ol or oj oh oj ojh
o om o ot ok oh o
 m n   p c k l r j 
  t h 
 m n  p c k l r j h 
 m  t k j h
uo uon uo uo uot uoc uok uol uor uoj uoh uo uoj uojh

Bảng từ minh họa cho vần tiếng Cơ Tu:
im: /acim/ chim
in: /pain/ chối
i: /ti/ theo
ik: /vik vak/ bướm
il: /vil/ tròn
ir: /vir măt/ chóng mặt
iw: /asiw/ cá
ih: /pih/ quét
i: /adi/ gió
in: /kakin/ sợ
i: /ci/ chiêng
ip: /kahip/ con rết
it: /kacit/ mắc cỡ
ik: /ccik/ dệt
il: /havil/ quên
iw: /kacă lhiw/ cười lúm đồng tiền
ih: /tih/ thẳng
i: /’i/ đứt
em: /tarem/ con rận
e: /te/ làm
ec: /bec/ ngủ
ek: /kdek/ như thế
el: /pahel/ an ủi
ew: /aew/ hông
eh: /teh/ đàng kia, trên cao
e: /ke/ quế
e: /beg/ đường bánh
ep: /ep/ ngắn
et: /let vier/ vòng quanh
ek: /balek/ trước
eh: /ceh/ gieo hạt
: /d/ lâu
: /d/ ống điếu
k: /bk/ mỏ chim
r: /kar/ ho
w: /sw sn/ teo cơ
h:/pach/ hắt hơi
 /br/ căng thẳng
p /kaklp/ con cá nhỏ
t /’kt/ buộc gút
k /palk/ tên một loại rắn
l /ta ‘mbrl/ hoa văn trên cột đâm trâu
h /h/ sưng
 /l/ thịt
n /tn/ bướu cổ
k /bk cái bật lửa
l /vl/ làng
t /tt/ dính, dẽo
h /dh/ bẻ
 /dd/ rèn
iem /liem/ đẹp
ien /sien/ chật chội
ie /kie/ yêu, thích
iet /iet/ thái (thịt)
iek /katiek/ đất
ier /kaóh kaier/ ho hen
iew /’ntiew/ túi áo
ieh /cieh/ vót
ie /kahie/ đồ ăn nướng cháy
iew /biew râu mép
m /m/ đêm
n /pann/ rượu nếp
 /’nd/ mỏ heo
c /atc/ con gà
k /tadk/ con bọ hung
l /’l/ một loại đàn
r /br/ môi
j /ck cj/ đào xới tìm kiếm
j /katj/ nhỏ
n /pl/ rốn
t /pt/ nhanh
m /takm/ làm giúp
n /kan/ đợi
 // nổi
p /b gp/ đường
c /tac vc/ lấy ra
k /tk/ đến, tới
l /kl/ mua
r /ccr/ rủ rê
j /lj/ bỏ
h /lulh/ mất cảnh giác
 /k/ lần nữa, lại
j /tanj/ lớn lên
jh /gajh/ ong mật
m /tm ci đánh chiêng
n /garn/ van nài
p /dp/ xúc đất
t /tant/ chỗ ngồi
k /ck/ tìm
l /lt tatl/ đi thụt lùi
r /ganr/ đông người
w /dw/ dầu thắp
j /j/ cái gối
h /ch/ chơi
 /hal/ thui bò, nai
m /tm/ gốc
n /ln/ nuốt
 /d/ mang
p /lp/ kín
k /
l
j /j/ rồi
h
jh
m
 /d đứng trưa
c
k
j
h
jh
am /atam/ cua
an /
a /ta/ dệt
a /sa/ sân
ap /ap/ câm
ac
ak /aak/ quạ
al /
ar /
aw /taw/ mía
aj /taj/ dãn
ah /kavah/ vẫy
a /kata/
aj /taj/ chửi
ajh /
ăm /tăm/ đen
ăn
ă /vă/ cong
ăp /căp/ kính trọng
ăt /ăt/ ở
ăk /căk/ tên
ăl /năl/ biết
ăr
ăj
ăh /căh/ không
ă /
m /bm ataw/ ăn mía
n /bn/ con heo vá
 /d/ đợi
p
t
c
k /tk/ tới
l /bl/ làng
w
j
h
/c/ quả dứa
um /cum/ hôn
un
u /hu/ ngửi
u /ku/ thối
up /tup asiw/ xúc cá
uc /luc/ hết
uk /kuk/ đeo
ul /haul/ đói
ur /catur/ sao
uj /muj/ số một
uh /tuh/ lũ lụt
u /cu/ hãy
ujh
u /tu/ điếc
ut /ut/ kì cọ
uk
uh
u /u/ nấu
ujh
om
on
o
o
op
oc
ok
ol
or
oj
oh
oj
ojh
om
o
ot
ok
oh
o
m
n


p
c
k
l
r
j


t
h

m
n

p
c
k
l
r
j
h

m

t
k
j
h
uon
uo
uo
uot
uoc
uok
uol
uor
uoj
uoh
uo
uoj
uojh

1.4. Âm tiết phụ tiếng Cơ Tu.
1.4.1. Về cấu trúc của âm tiết phụ.
Trong bài báo về âm vị tiếng Cơ Tu [43], J. Wallace cho rằng ở vị trí c1 của từ (c3v c2v c1v MS) có thể có bất cứ phụ âm nào kể cả âm mũi đồng vị cấu âm với phụ âm đầu âm tiết chính mà không có nguyên âm ở giữa ( như ngâân : “lean against” dựa vào [43, 71]); ở vị trí c2 có thể là /t, p, k, m/; ở vị trí c3 chỉ có thể là /p, t/.
Nguyễn Văn Lợi lại cho rằng âm tiết phụ thứ nhất có cấu trúc:
s1 = C1 + V + C2
trong đó, C1 có thể là một phụ âm bất kì, trừ các phụ âm bật hơi; V chỉ có thể là /a, u, i/. Khi có C2, V bị trung hòa hóa và trở thành //. C2 chỉ có thể là các phụ âm vang /m, n, , , l, r/. Ngoài ra, s1 còn có dạng đặc biệt là tiền âm tiết mũi. Các s2, s3 có cấu trúc đơn giản, chỉ gồm một phụ âm và nguyên âm [22, 4 - 35].
Như chúng tôi đã trình bày (mục 1.2.4), trong đa số các trường hợp, âm tiết phụ tiếng Cơ Tu nói chung là có cấu trúc CV, kể cả với s1. Đối với dạng từ có trung tố cấu tạo từ (-an-/-ơrn-), ta nên xem cấu trúc CVC chỉ là một biến thể mà thôi. Hơn nữa, trong cả hai biến thể đó, ranh giới âm tiết và ranh giới hình thái học đều không trùng nhau. Do vậy, nên xem cấu trúc âm tiết phụ là CV. Các trường hợp cụ thể như [tamm] (mới) trong tiếng Cơ Tu Phương, như [t’mpok] (đậu phộng) [p’ndil] (con gái) [p’ujh] (con trai) là hiện tượng chập âm tiết giữa s1 với âm tiết chính; còn trường hợp [gmla] (sấm chớp) thì /ml/ là phụ âm đôi, âm đầu âm tiết chính.
Lại nữa, xu hướng phát âm -ơrn- > -rơn- đang gia tăng. Ví dụ:
[cana] = [crna] thức ăn
[bann] = [brnn] thứ tìm được
[canh] = [crnh] hoa màu
1.4.2. Phụ âm đầu và nguyên âm trong âm tiết phụ.
1.4.2.1. Các âm tiết phụ s2, s3 trong từ ngữ âm tiếng Cơ Tu có cấu trúc đơn giản. s2 chỉ gồm phụ âm đơn /p, t, c, k, m/ và nguyên âm /a, /, ví dụ:
/patasc/ cho tạt nước nhau,
/taccr/ nói đùa với nhau,
/ccart/ đang trả (nợ, tiền...)
/kakak/ (nước) đang sôi,
/mamanujh/ một người (nào đó).
s3 có phụ âm đầu /t/ hoặc /p/, ví dụ:
/patahavil/ sự lãng quên nhau,
/tapakatj/ rút nhỏ lại cho đều nhau
1.4.2.2. Âm tiết phụ s1 có cấu trúc CV hoặc CcV (Cc là tổ hợp phụ âm).
Phụ âm đầu trong s1 có thể là một trong các phụ âm đơn bất kì, trừ các âm tắc vô thanh bật hơi /p, t, k/ .
Phụ âm đầu trong s1 cũng có thể là một tổ hợp phụ âm như là phụ âm rung hóa, ví dụ:
/krlie/ viên
/crhik/ thìa, muỗng
/krck/ lắc cho nguội, cho đều
/mrhal/ phấn khởi
/trca/ ăn thua đủ với nhau) ...
Như vậy, về số lượng, số phụ âm đóng vai âm đầu âm tiết phụ ít hơn số làm âm đầu âm tiết chính. Cụ thể trong bảng 5:

Bảng 5.

Vị trí cấu âm

Phương thức Môi Lợi Quặt lưỡi Ngạc Mạc Thanh hầu
Tắc vô thanh p t  c k 
Tắc hữu thanh thở b d   g
Tắc hữu thanh tiền thanh hầu hoá b d 
Mũi m n  
Xát v s  h
Rung r
Bên l

1.4.3. Trong quan hệ với từ ngữ âm và các hoạt động hình thái, hoạt động ngữ pháp, s1:
- Có thể là thành phần kết hợp giữa căn tố và trung tố. Ví dụ:
/cana/ thức ăn
/kan/ cái cưa
/tant/ chỗ ngồi
/danum/ cái chăn
/danăh/ thịt thú rừng
- Có thể vốn là hình thức ngữ âm của tiền tố cấu tạo từ nay đã mất ý nghĩa. Ví dụ:
/kacit/ e thẹn
/km/ năm
/ks/ tháng
/kan/ suy nghĩ
/prk/ bạn
- Có thể là láy âm của âm đầu âm tiết chính.
+ Loại láy âm có lí do là loại láy âm đầu của từ bất kì tạo thêm nét nghĩa:
[te] làm > [tte] đang làm một việc gì đó cụ thể
[ca] ăn > [cca] đang ăn
[vojh] đi > [vavojh] đang đi đâu đó
[liem] đẹp > [laliem] đèm đẹp
[mop] xấu > [mamop] xâu xấu
+ Loại láy âm không rõ lí do chỉ tạo sắc thái ngôn điệu:
/babc/ hát lý
/ssl/ ở rễ
/pmp/ chiêm bao
/mam/ như nhau
/t/ ngủ gật
Trên bình diện khu biệt nghĩa của vốn từ, các phụ âm đầu của s1 nói chung hầu như không tìm thấy các cặp đối lập dù tối thiểu.
Các âm tắc vô thanh bật hơi không hề xuất hiện trong bất cứ âm tiết phụ nào. Hiện tượng này thống nhất với nhận định về sự nhược hoá chức năng của các âm tiết phụ vốn là tiền tố trước đây; bởi vì hình thức các phụ tố còn hoạt động hiện nay cũng không có hình thức nào chứa phụ âm bật hơi.
1.4.4. Trong các nghiên cứu ngữ âm tiếng Cơ Tu trước đây, không có tác giả nào ghi nhận hiện tượng âm đầu âm tiết phụ s1 là tổ hợp phụ âm. Họ chỉ nói đến sự tồn tại của chúng trong âm tiết chính. Trái lại, trong quan niệm của chúng tôi trên kết quả khảo sát, tổ hợp phụ âm đảm nhiệm vai trò âm đầu âm tiết phụ không hiếm. Tuy nhiên, so với số lượng tổ hợp phụ âm ở vị trí âm đầu âm tiết chính thì ở vị trí này của tiền âm tiết, số lượng ít hơn. Đó là những tổ hợp /pr/, /tr/, /cr/, /kr/, /mr/ như các ví dụ nêu trên. Có thể xem chúng là những phụ âm tắc vô thanh rung hoá trước kia và nay đang trong quá trình rơi rụng yếu tố rung. Riêng phụ âm vang mũi dường như đã đi đến giai đoạn cuối của tiến trình này; vì vậy, hiện nay chỉ còn thấy [mr = ma] ( trong [mrhal] phấn khởi, [gamrh] đằng hắng) mà không thấy *nr, *r, *r. Tương tự, còn thấy [ml] (trong [gmla] sấm sét) mà không thấy *nl, *l, *l. Trong thực tế phát âm, hiện tượng luân phiên tồn tại hình thức phụ âm đơn và hình thức tổ hợp là khá phổ biến:
[kacă = krcă] cười
[pat = prt] dặn dò
[pahăj pah = prhăj prh] tuyệt vời
[mhal = mrhal] phấn khởi
Trên diện đồng đại, [ka = kr, p = pr, ca = cr, ma = mr] là các biến thể tự do của nhau.
1.4. Đôi điều thảo luận về hiện tượng ngôn điệu.
Ngữ âm của ngôn ngữ dân tộc nào cũng toát lên giọng điệu riêng, rất khó lẫn cùng với những đặc thù cấu âm của chúng. Nếu như thừa nhận cách nghĩ truyền thống rằng ngữ âm diễn tiến theo trục thời gian vừa có tính khúc đoạn vừa có tính siêu đoạn thì các hiện tượng ngôn điệu là một thành tố tất yếu. Có khi các yếu tố biến điệu chỉ chủ yếu tạo nhạc điệu cho tiếng nói dân tộc mà không đóng một chức năng ngữ nghĩa nào cả. Đó là trường hợp của các ngôn ngữ không có thanh điệu. Mà ngay trong các ngôn ngữ này, trọng âm chẳng hạn, khi rơi vào khúc đoạn này hoặc khúc đoạn kia của từ thì chúng có nghĩa khác nhau (trong tiếng Anh: bláckbird (chim sáo)/ black bird (chim màu đen), récord (hồ sơ)/ recórd (ghi âm)). Tiếng Cơ Tu, đến nay, được xem là một ngôn ngữ không có thanh điệu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ công trình này, chúng tôi muốn nêu ra đôi điều thảo luận về một trong các hiện tượng ngôn điệu của ngôn ngữ này mà cảm thức ngữ âm của các trí thức bản ngữ thường nhầm lẫn với thanh điệu.
Trong nghiên cứu ngữ âm âm vị học, các hiện tượng ngôn điệu chỉ trở thành vấn đề khi chúng tham gia vào chức năng xã hội của ngôn ngữ với tư cách là đặc trưng ngữ âm khu biệt nghĩa giữa các từ. Vậy ngoài các yếu tố đoạn tính, trong chùm đặc trưng ngữ âm của âm tiết tiếng Cơ Tu, có đặc trưng siêu đoạn nào trở thành vấn đề như vậy không?
1.4.1. Trước tiên, ta khảo sát vần có nguyên âm ngắn. Âm tiết chứa kiểu vần này bao giờ cũng kết thúc bằng một phụ âm cuối. Chúng được phát âm căng với một tập hợp các formant không bằng phẳng. Trong các âm cuối vần tiếng Cơ tu, hai âm xát họng [-h] và tắc họng [-] đã tạo nên đột biến về trường độ (ngắn, căng) và cường độ (mạnh) của các âm tiết chứa nguyên âm ngắn. Các từ chứa [-h], [-] nói chung là có FO theo chiều hướng đi xuống. Chúng làm thành một cặp đối xứng khu biệt nghĩa:
/dh/ nhanh - /d/ đạp
/ch/ trồng - /c/ buộc, cột
Thật ra, động tác tắc thanh môn vốn dĩ là thuộc tính của âm tiết khép trong các ngôn ngữ đơn lập. Khi động tác này làm nhiệm vụ kết thúc âm tiết chứa nguyên âm ngắn trong tiếng Cơ tu thì chúng đột ngột tăng cường độ và rút ngắn trường độ nguyên âm, đồng thời hình thành [-h] và [-] như một thuộc tính cần yếu của nguyên âm ngắn trong cấu tạo âm tiết (luôn luôn đi với chung âm). Do vậy, ta không thể không thấy đặc điểm khác biệt của /-h/ và /-/ với các âm cuối khác.
Trên lí thuyết, vai trò, chức năng của /- h/ và /- / trong cấu tạo âm tiết không khác gì so với các chung âm khác như /- m, - n, - , - , .../ khi kết hợp với các nguyên âm ngắn. Song lịch sử biến đổi ngữ âm và hình thành thanh điệu của nhiều ngôn ngữ phương Đông, ngoài các diễn biến như mất sự đối lập thanh tính của các phụ âm đầu, ... còn liên quan đến sự tồn tại của hai chung âm này. Về vị trí và tác dụng khác biệt của các chung âm /- h, - s, - /, Nguyễn Tài Cẩn nói: “Ba âm /- h, - s, - / trước nay ta đều gọi là âm cuối. Nhưng chúng có vị trí và tác dụng khác các âm cuối bình thường: nên chăng là tìm cho chúng một thuật ngữ khác?” [1, 233].
1.4.2. Tình hình của cặp âm cuối này (-h và -) trong âm tiết tiếng Cơ Tu chứa nguyên âm dài có ngôn điệu khá đặc biệt. Chúng hiện đang được phát âm không ổn định và khác nhau tùy theo lứa tuổi và mức độ giao thoa với tiếng Việt của người bản ngữ Cơ Tu. Các cặp từ được xem như không có và có chung âm // như /va/ - /va/ - /vaj/ (bác - mượn - có), /adi/ - /adi/ (em - gió) khi phát âm, F0 của /va/, /adi/ có hướng đi lên rõ rệt. Đúng là các giải thuyết âm vị học tiếng Cơ Tu của nhiều nhà nghiên cứu đều đã tìm thấy sự hợp lí của âm vị // ở vị trí này; hợp lí vì cứ nhìn vào việc kí âm là ta thấy nó khu biệt được với âm tiết mở như các trường hợp sau:
/adi/ em - /adi/ gió
/va/ bác - /va/ mượn
/to/ họ - /to/ ưng thuận
/cu/ lần - /cu/ hãy
Tuy nhiên, chúng tôi thấy cần thuyết minh thêm về chúng để bảo lưu sự cảm nhận về sự khác biệt này của một số trí thức bản ngữ:



/adi/: em
Điểm đầu F0 = 134,6 Hz, điểm cuối F0 = 156,2 Hz
Trường độ nguyên âm: 323 ms (1/1000 giây)


/adi/ gió
FO: điểm đầu 105,1, điểm cuối 165,0 Hz
Trường độ nguyên âm: 334 ms (1/1000 giây)



/di/ chỗ
FO: điểm đầu 201,8, điểm cuối 196,9 Hz
Trường độ nguyên âm: 176 ms (1/1000 giây)


/va/ bác
FO: điểm đầu 154,4 Hz, điểm cuối 163 Hz


/va/ mượn
FO: điểm đầu 160,2 Hz, điểm cuối 242 Hz

/c/ buộc
FO: điểm đầu 240 Hz, điểm cuối 211,8 Hz


/ch/ trồng tỉa
FO: điểm đầu 281 Hz, điểm cuối 203 Hz

Ta thử so sánh bằng cách phát âm các từ /dh/ nhanh, /d/ đạp, /ch/ trồng, /c/ buộc, cột và ba từ: /adi/ em, /di/ chỗ và /adi/ gió, sẽ nhận ra sự không đồng nhất một cách hiển nhiên về ngôn điệu ở những âm tiết có chung âm /h/ và //. Tại sao thanh cơ bản (FO) của /d/ đạp, /dh/ nhanh, /c/ buộc, cột, /ch/ trồng, /di/ chỗ đều có hướng đi xuống mà FO của /va/, /to/, /cu/, /di/ gió,… lại đi lên? Các thực nghiệm ngữ âm học đối với các từ trên (bảng…) cũng cho thấy một nhận thức không nhất quán của chúng ta về các âm cuối /-h/ và /-/ trong mối quan hệ với yếu tố biến điệu. Chẳng hạn, giữa [adi] em và [adi] gió, thật sự là khác nhau về độ dài của âm tiết hay về ngôn điệu; sự khác nhau về formant cơ bản (FO) trên kết quả phân tích thực nghiệm có thể là gợi ý cho một cách tiếp cận khác về ngôn điệu trong ngữ âm tiếng Cơ tu? Do đó, có thể nói rằng tuy các âm vị cuối /-h/ và /-/ là giải pháp hợp lí hiện nay vì cái gọi là hiện tượng thanh điệu chưa rõ rệt. Nhưng có thể trong tương lai, chúng dần dần chỉ còn là thuộc tính của hiện tượng ngôn điệu nếu như ngôn ngữ này tiếp tục tồn tại và phát triển. Đây là vấn đề ngữ âm phức tạp chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm sau này.







Chương 2. Ngữ âm Cơ Tu ở các địa phương

2.1. Tiếng địa phương (phương ngữ, thổ ngữ) và các tiếng địa phương Cơ Tu trong những tài liệu trước đây.
2.1.1. Tiếng địa phương là một khái niệm vừa thống nhất vừa đối lập với ngôn ngữ toàn dân.
2.1.1.1. Nói đến mặt thống nhất giữa tiếng địa phương và ngôn ngữ toàn dân là nói đến sự thống nhất về cấu trúc ngữ âm, về vốn từ, về cú pháp và về cả đặc điểm tâm lí ngôn ngữ dân tộc. Chính trên cái nền thống nhất ấy, các phương ngữ mới tập hợp được trong một ngôi nhà chung. Người ta thường quan niệm tiếng địa phương nào đó là tiếng chuẩn khi nó thể hiện được nhiều nhất sự thống nhất về mặt ngữ âm, từ vựng... của tất cả các phương ngữ còn lại. Nói cách khác, đó là cái hệ thống ngữ âm, từ vựng...được cả cộng đồng cho là quen thuộc, là đại diện cho các phương ngữ, là toàn dân. Thật ra, không phải dễ dàng có một sự đồng thuận như vậy giữa các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ. Trong thời gian điền dã tiếng Cơ Tu và tiếng Bhơnoong ở Quảng Nam, chúng tôi gặp khá nhiều già làng cho rằng tiếng của địa phương mình là đúng nhất, chuẩn nhất trong các địa phương của cộng đồng dân tộc.
2.1.1.2. Mặt đối lập của tiếng địa phương đối với ngôn ngữ toàn dân chính là những biến dạng so với ngôn ngữ toàn dân về ngữ âm, ngữ nghĩa của các phương ngữ trong lòng ngôn ngữ toàn dân. Sự biến dạng đó chẳng những không làm phương hại đến chức năng xã hội của ngôn ngữ mà nó còn làm cho thực tế giao tiếp của từng ngôn ngữ trở nên thú vị. Lời nói của một người không chỉ được người bản ngữ khác tiếp nhận nghĩa của tiếng mẹ đẻ nói chung mà còn giọng người quen hay lạ, nam hay nữ, người miền Trung, miền Nam hay miền Bắc; thậm chí tỉnh nào, huyện nào, xã nào, làng nào. Và cái sự nghe giọng quen, giọng lạ ấy không chỉ tác động vào nhận thức mà còn vào cảm xúc, làm cho từng thành viên của cộng đồng ngôn ngữ gắn bó với đất quê, với người quê hơn. Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu hoàn toàn cái gì làm phân hoá một ngôn ngữ ra thành các phương ngữ, thổ ngữ . Nếu nói do địa hình cách biệt thì tại sao chỉ một dòng sông, thậm chí một con đường đất cũng đủ là ranh giới của hai vùng thổ ngữ? Tất nhiên, một điều kiện không thể thiếu để phương ngữ tồn tại là sự giao lưu của nó trong lòng ngôn ngữ toàn dân; nghĩa là nó cùng giao lưu với những phương ngữ khác. Nhờ cái cơ chế liên tưởng giữa chuẩn (toàn dân) và biến thể (địa phương) trong hoạt động tư duy ngôn ngữ dân tộc của từng thành viên mà giao tiếp ở cộng đồng mới được xác lập.
2.1.1.3. Giọng địa phương, âm địa phương và từ địa phương
Cách hiểu sau đây về phương ngữ được nhiều người tán thành; phương ngữ là sự lệch chuẩn so với ngôn ngữ toàn dân. Trong tiếng địa phương, mối dây liên hệ thật sự với ngôn ngữ toàn dân chính là qui luật biến âm giữa ngữ âm toàn dân và âm địa phương, chứ không phải giọng địa phương và từ địa phương. " Cái then chốt qui định sự phân chia các phương ngữ là ngữ âm chứ không phải từ vựng"(5, 23) Do đó, khảo sát phương ngữ chủ yếu vẫn là khảo sát sự lệch chuẩn về mặt ngữ âm so với ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên, cái được gọi là ngôn ngữ toàn dân vốn trừu tượng hơn nhiều so với cái chúng ta thường nghĩ.
Đối với các ngôn ngữ có chữ viết lâu đời, đặc biệt là chữ ghi âm, ngôn ngữ toàn dân là ngôn ngữ thể hiện trên chữ viết. Khi đặt loại chữ viết này, chắc chắn những người sáng chế ra nó phải tìm ra một vùng ngôn ngữ có nhiều yếu tố chung nhất. Từ đó, họ bổ sung vào cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu ngữ âm, những yếu tố giúp khái quát được toàn bộ diện mạo ngữ âm của ngôn ngữ đó trong toàn thể cộng đồng. Sau đó, đến lượt chữ viết, với khả năng tuyệt diệu của mình, nó thúc đẩy tiến trình củng cố và phổ biến ngôn ngữ toàn dân. Sức mạnh này của chữ viết thể hiện một cách đặc biệt ở xã hội Trung Hoa. Là một chữ viết ghi ý, chữ Hán đã duy trì sự thống nhất chữ viết và ngữ nghĩa trên một địa bàn rộng lớn qua nhiều ngàn năm mặc kệ những biến đổi phức tạp và to lớn về mặt ngữ âm. Để khắc phục mặt hạn chế về sự cách biệt ngữ âm trong giao tiếp và giáo dục hiện đại, người Trung Quốc phải phiên âm La tinh tiếng Bắc Kinh làm tiếng phổ thông (chữ Pín yin).
Vậy, đối với ngôn ngữ chưa có chữ viết, việc xác định diện mạo của một ngôn ngữ toàn dân quả thật rất khó khăn. Nói như vậy không có nghĩa là nó không hiện diện. Khó khăn là vì cái nền thống nhất đó giữa các phương ngữ là một hệ thống có cấu trúc ổn định, có biến thái hợp qui luật mà ta không thể dễ dàng khái quát hoặc mô tả rõ ràng ngay được. Do đó, thao tác làm việc đầu tiên của phương ngữ học khi nghiên cứu các ngôn ngữ chưa có chữ viết là phải xác định và chọn một phương ngữ, đối lập với các phương ngữ khác. Phương ngữ được chọn càng trùng khớp với cái nền thống nhất như vừa nói ở trên càng tốt. Khi cần chọn ngữ âm của một phương ngữ làm trục đối lập của hệ qui chiếu, người nghiên cứu nên gạt bỏ những định kiến, những ý kiến có tính chất tiên nghiệm hoặc mọi tác động không có căn cứ ngôn ngữ học.
2.2. Các phương ngữ Cơ Tu trong các tài liệu trước đây
2.2.1. Trong các tài liệu về tiếng Cơ Tu ở Việt Nam của J. Wallace và N. Costello, tiếng Cơ Tu được chia làm hai phương ngữ (dialect), tiếng Cơ Tu thấp và tiếng Cơ Tu cao. Sự phân chia các phương ngữ Cơ Tu của hai tác giả trên được giới thiệu chủ yếu qua vốn từ địa phương chứ chưa được trình bày những nét khác biệt giữa chúng một cách toàn diện, đặc biệt là khác biệt về ngữ âm.
2.2.2. Theo Nguyễn Văn Lợi [tr 12], tiếng Cơ Tu có ba phương ngữ: Cơ Tu vùng thấp, Cơ Tu vùng cao và Cơ Tu Phương và "giữa các phương ngữ Katu khác biệt chủ yếu về ngữ âm". Một số nét khác biệt ngữ âm có tính qui luật giữa các phương ngữ trên được tác giả Nguyễn Văn Lợi giới thiệu bước đầu. Trong dự án "Nghiên cứu hoàn chỉnh chữ viết và biên soạn sách dạy và học tiếng Cơ Tu" (2005), các nhà nghiên cứu của Viện Ngôn ngữ xác định có bốn vùng phương ngữ: vùng cao, vùng trung, vùng thấp và tiếng Cơ Tu Phương.
2.2.3. Bên cạnh phương ngữ Cơ Tu thấp được các nhà nghiên cứu nhìn nhận một cách thống nhất với những biến đổi mạnh mẽ do giao thoa với tiếng Việt về phía đông, chúng tôi muốn nói đến hai phương ngữ Cơ Tu cao, với đặc điểm ngữ âm mà chúng đang bảo lưu; đó là phương ngữ Cơ Tu cao tây bắc và phương ngữ Cơ Tu cao tây nam. Trên cơ sở tham khảo tài liệu của các nhà nghiên cứu nói trên và qua khảo sát điền dã ở một số địa phương tiêu biểu như Chà Val, Cà Dy, Zuôih (Nam Giang),Lăng, Tr’Hy (Tây Giang), A Vương, Sông Kôn (Nam Giang), Hòa Phú, Hòa Bắc (Hòa Vang), tư liệu tiếng Phương của TS Tạ Văn Thông, chúng tôi nhận thấy giữa vùng cao tây bắc, tính từ sông A Vương ra phía bắc và vùng cao tây nam, tính từ sông A Vương vào phía nam, hệ thống ngữ âm Cơ Tu hiện hữu một số đặc điểm khác biệt khá rõ nét. Nếu như ở các phương ngữ Cơ Tu cao còn đậm đặc “chất Cơ Tu” thì tiếng Cơ Tu vùng thấp đã loãng đi khá nhiều.
2.3. Ba vùng phương ngữ Cơ Tu: tiếng Cơ Tu cao tây nam, tiếng Cơ Tu cao tây bắc và tiếng Cơ Tu thấp.
Để tiện đối chiếu và miêu tả, chúng tôi nêu ra dưới đây hệ thống ngữ âm của ba địa phương tiêu biểu cho ba vùng phương ngữ như đã nêu trên:
• HỆ THỐNG PHỤ ÂM ÂM ĐẦU
bảng 6
Zuôih (Cơ Tu cao tây nam) Sông Kôn (Cơ Tu cao tây bắc) Hòa Phú (Cơ Tu thấp)
Tắc vô thanh p, t,  , c, k,  p, t,  , c, k,  p, t,  , c, k, 
Tắc vô thanh bật hơi p, t, k p, t, k p, t, k
Tắc hữu thanh thở b, d,  , , g b, d, , g
Tắc hữu thanh tiền thanh hầu hóa b, d,  b, d,  b, d, , g
Mũi m, n, ,  m, n, ,  m, n, , 
Xát v, s, , h v, s, , h v, s, , h
Rung r r r
Bên l l l

• HỆ THỐNG NGUYÊN ÂM
bảng 7
T G S T G S T G S
Hẹp i i  u u i i  u u i i  u u
Hơi hẹp e e   o o e e   o o e e   o o
Hơi rộng                
Rộng   a ă   a ă   a ă
i e  u o i e  u o
 a  a  a i e  u o

ZUÔIH SÔNG KÔN HÒA PHÚ



• HỆ THỐNG PHỤ ÂM, BÁN PHỤ ÂM ÂM CUỐI
bảng 8
Zuôih Sông Kôn Hòa Phú
Phụ âm p, t, c, k, , m, n, , , h, l, r p, t, c, k, , m, n, , , h, l, r p, t, c, k, , m, n, , , h, (l), (r)
Bán phụ âm w, j, w, j, jh w, j, w, j, jh w, j, w, j, jh

2.3.1. Về hệ thống phụ âm âm đầu, giữa Zuôih và Hòa Phú có sự khác biệt rất lớn về loạt phụ âm tắc hữu thanh thở. Ở Hòa Phú, sự đối lập giữa phương thức hữu thanh thở và hữu thanh hút vào (tiền thanh hầu hóa) không còn nữa. Thay vào đó là các phụ âm tắc vô thanh hoặc tắc vô thanh bật hơi. Tình hình cụ thể như sau:
- [b] > [p]:
[páh] cõng, địu
[pl] làng
['mpí] đánh
[pk] trắng
[palua] bơi
- [d] > [t]:
[ati] em
[tat] ngực
[ati] gió
[tmuol] sóng
[tre] sờ
- [] > []:
[pnujh] con trai
[kak] sôi
[nk] đèo dốc
[h] đau ốm
- [] > [j]:
[j] hủ đựng rượu
[jajie] bạn bè
[j] gùi
- [g] > [g]:
[glaj] dại dột
[gh] nồi
[g] cồng
Nếu ở Hoà Phú phụ âm giọng thở được thay thế bằng phụ âm tắc vô thanh thì tại thôn Tà Lang (Hoà Bắc) lại bằng phụ âm vô thanh bật hơi như trường hợp của /d/ > /t/, ví dụ:
[taluk] mây
[ata] con vịt
[at] chị dâu
[atuok] người Kinh
So với hệ thống phụ âm âm đầu ở ngữ âm Zuôih, ngữ âm Sông Kôn không có âm tắc hữu thanh quặt lưỡi, giọng thở / / mà được thay thế bằng âm tắc vô thanh quặt lưỡi//, ví dụ:
[pnujh] con trai
[kak] sôi
[nk] đèo dốc
[h] đau ốm
So với hệ thống phụ âm của tiếng Cơ Tu vùng Nam Đông, A lưới (Cơ Tu Phương, Thừa Thiên – Huế), tiếng Cơ Tu sông Kôn không khác gì nhiều.
Khi phát âm âm tiền mũi, tiếng Sông Kôn phát âm như một tiền âm tiết mũi cố định ['] và không chịu sự đồng hoá ngược (regressive assimilation) của phụ âm đầu âm tiết chính. Ví dụ:
[ha] xương
[bel] khi nào
[dO] cái nào
[l] người khác
Có thể nói đây cũng là một kiểu diễn biến của tiến trình đơn tiết hoá. Tuy nhiên, nhìn trên toàn cục, xu hướng này không làm cho tiếng Sông Kôn giảm đi sự thống nhất với các thổ ngữ trong vùng.
Về tổ hợp phụ âm âm đầu, ngoài những tổ hợp như đã mô tả ở chương 1, tiếng Sông Kôn và tiếng một số các địa phương lân cận có hiện tượng cùng tồn tại tổ hợp [tr] và âm []. Tổ hợp [tr] nguyên có hình thức [tr], một phụ tố còn đang hoạt động khá mạnh với nghĩa "lẫn nhau".
- [tr]:
[trvăj] đánh nhau
[trhăj] nhớ nhau
[trcăp] kính trọng nhau
[trh] khen ngợi nhau
[trcha] ăn thua đủ với nhau
- []:
[i] nấm
[] cần uống rượu
[ik] sặc
[pa tej] bàn tay
2.3.2. Về hệ thống nguyên âm, ngữ âm xã Zuôih bảo lưu một hệ thống nguyên âm bốn bậc về độ mở, có trường độ dài/ ngắn đối nhau từng đôi một. Các âm có độ mở rộng //, /a/, //,//, /ă/, // được phân bố giống các nguyên âm rộng trong ngôn ngữ Giẻ-Triêng, một ngôn ngữ láng giềng phía nam. Ví dụ:
Ca Tu Giẻ-Triêng
[jh] lửa [j] trâu
[pil] trái cây [] vợ
[mh r] thức dậy [kanăm nh] cái gì
[] đứng [h] em
Trong khi đó, tiếng Cơ Tu Sông Kôn, A Vương, Zơ Ngây,…không có []; các tiếng Hòa Phú, Hòa Bắc, kể cả xã Ba, xã Tư không còn cả [] và []. Sự thu hẹp các vị trí phân bố các âm vị nguyên âm tiếng Cơ Tu vùng thấp phản ánh một quá trình giao thoa và biến đổi mạnh mẽ khi nó tiếp xúc với tiếng Việt.
Về nguyên âm đôi, Zuôih và tiếng Cơ Tu thấp (Hòa Phú) chỉ có ba /ie, , uo/, nhưng tiếng Sông Kôn, A Vương lại có đến sáu / ie, , uo, a, a, a/. Tiếng Phương ở Nam Đông, địa phương tiếp giáp với A Vương, có ba nguyên âm đôi /a, a, a/. Có lẽ do tiếp xúc về phía bắc với tiếng Pa Kô, Tà Ôi, các ngôn ngữ cùng có các nguyên âm lướt kiểu này mà tiếng Cơ Tu cao tây bắc vẫn bảo lưu các nguyên âm đôi này. Ngược lại, tiếng Việt ở phía đông và tiếng Giẻ-Triêng ở phía nam với /ie, , uo/ đã làm cho tiếng Cơ Tu cao tây nam và tiếng Cơ Tu thấp ở những người song ngữ (Cơ Tu – Việt, Cơ Tu – Giẻ Triêng) không bảo lưu được /a, a, a/.
2.3.3. Hệ thống âm cuối
Có thể nói, sự thống nhất của hệ thống âm cuối giữa ba vùng phương ngữ Cơ Tu là một đặc điểm lớn của tiếng Cơ Tu; đặc biệt là thống nhất gần như tuyệt đối giữa hai phương ngữ Cơ Tu cao (tây bắc và tây nam).
Ngữ âm tiếng Zuôih và Sông Kôn có đầy đủ các vần như bảng vần (bảng 4) đã miêu tả. Các vần kết thúc bằng /r/ ở Sông Kôn không rung rõ rệt như ở ngữ âm Zuôih, Lăng (Cơ Tu cao tây nam) nhưng cũng không mất hẳn như ở vùng thấp. Riêng kết thúc âm tiết bằng /l/, tiếng Sông Kôn lưỡi cong và hơi rung như tiếng Zuôih, tiếng Lăng, còn các vùng lân cận như A ting, Zơ Ngây thì đầu lưỡi bẹt hơn, âm sắc của vần trầm hơn.
Riêng hệ thống âm cuối ở tiếng Hòa Phú, Hòa Bắc hiện đang biến động mạnh mẽ. Thế hệ con cháu người Cơ Tu ở đây không còn nói tiếng Cơ Tu như giọng điệu của ông bà cha mẹ họ. Trong khi người cao tuổi nói [năl] (biết), [havil] (quên), [tuor] (cổ), [kmr] với đầu lưỡi dao động một cách mềm mại thì khá nhiều người dưới tuối 40 không còn khả năng này.
2.4. Một số nhận xét chi tiết hơn về sự khác biệt ngữ âm giữa các thổ ngữ.
2.4.1. Về độ dài ngữ âm.
Độ dài ngữ âm của từ ngữ âm được phát âm không giống nhau ở các địa phương.
2.4.1.1. Đối với tiền âm tiết mất nghĩa phụ tố, các thổ ngữ Zuôih, Lăng, Ch'Om, Tr'Hy, phát âm đầy đủ hơn hoặc dài hơn thổ ngữ A Vương, Sông Kôn, Jơ Ngây, A Ting. Chẳng hạn:

- Sông Kôn:
[ku]
[pabh]
[cala]
[kadj]
[kal]
[mhal]
[pahat]
- Xã Lăng, xã Zuôih:
[aku] tôi
[prbh] dốt nát
[crla] vai
[krdj] ngón tay
[krl] diều
[mrhal] phấn khởi
[prhat] bài hát
[di da] nhện

[adi da]

2.4.1.2. Trung tố -ơrn- (-rơn-) được thay bằng -an- ở các xã vùng thấp:

- Xã Lăng:
[crnăp]
[krn]
[crna]
[brnn]
[prnuol]
- Trung Mang, xã Ba, xã Tư:
[canăp] sự tôn trọng
[kan] suy nghĩ
[cana] thức ăn
[bann] thứ kiếm được
[panuol] (một) bó


Nói chung, một số âm tiết phụ trong từ ngữ âm các xã vùng thấp có xu hướng rơi rụng ; thay vào đó là các từ đơn tiết nhiều hơn. Các từ xưng hô ở vùng này chỉ còn âm tiết chính như: [me, ma, dej, va, ngăh, mum] mẹ, cha, chú, bác, cô, dì.
Trong 2000 từ sinh hoạt thường ngày thống kê được ở Sông Kôn, phần lớn (75%) là từ song tiết, từ đơn tiết; còn lại là từ ba âm tiết. Từ bốn âm tiết chỉ thấy xuất hiện trong các câu chuyện kể.
2.4.2. Về âm đầu và hiện tượng biến âm.
2.4.2.1. Trong thổ ngữ Hoà Phú, Hoà Bắc, hệ thống âm đầu không còn các âm có chất giọng thở [b, d, , , g].
2.4.2.2. Tại các xã vùng thấp huyện Nam Giang như xã Cady, xã Zơnông, hệ thống phụ âm đầu vẫn còn các phụ âm giọng thở, trừ // và //. Có thể thấy hệ thống phụ âm đầu vùng này như sau:

Bảng 9.
Vị trí cấu âm

Phương thức Môi Lợi Quặt lưỡi Ngạc Mạc Thanh hầu
Tắc vô thanh p t  c k 
Tắc vô thanh bật hơi p t k
Tắc hữu thanh thở b d g
Tắc hữu thanh tiền thanh hầu hoá b d 
Mũi m n  
Xát v s  h
Rung r
Bên l

Các âm // và // được phát âm như // và //:
- // > //. Ví dụ:
[] hủ đựng rượu
[ă] thà
[pae] tất cả
[a va] chạng vạng
- // > //. Ví dụ:
[pnujh] con trai
[kak] sôi
[nk] đèo dốc
[h] đau ốm
2.4.2.3. Có thể nói, so với hệ thống phụ âm đầu tiếng Cơ Tu toàn dân được khái quát ở chương 1, tiếng Cơ Tu xã Zuôih, La Ê, Tr' Hy, Lăng, Sông Kôn,… có hệ thống phụ âm đầu tương đối giống. Đây là một đặc điểm lớn của ngữ âm Cơ Tu cao (tây bắc và tây nam).
2.4.2.4. Tiếng Cơ tu Phương ở Alưới có hệ thống phụ âm giống hoàn toàn hệ thống phụ âm tiếng Sông Kôn. Đặc điểm ngữ âm khác biệt của phương ngữ này so với các vùng khác chủ yếu là sự biến đổi ngữ âm ở vần.
2.4.3. Về vần (nguyên âm - phụ âm cuối) và hiện tượng biến âm
2.4.3.1. Sự biến đổi ngữ âm ở phần vần giữa các phương ngữ, thổ ngữ Cơ Tu là hiện tượng diễn ra nhất loạt cho một số khuôn vần.
2.4.3.2. Tiếng Cơ Tu ở các xã biên giới Việt Lào hầu như vắng vần -um, -un, -uih...Đây là đặc điểm ngữ âm khác biệt của tiếng Cơ Tu cao tây nam so với tiếng Cơ tu cao tây bắc (như Sông Kôn, Zơ ngây, tiếng Phương,...) và vùng thấp. Ví dụ:
ujh > jh:
[pujh] > [pjh] nóng
[manujh] > [manjh] người
['nujh] > ['njh] con trai
un > n:
[ttun] > [ttn] sau
[gungar] > [gn gar] ngoằn ngoèo
[pun] > [pn] rốn
ul > l:
[pasul] > [pasl] hót
[patl] > [patl] nhét vào
[aul] > [al] trái tim
um > m:
[cum] > [cm] hôn
[tum] > [tm] thơm
[kum] > [km] sàn nhà
Như vậy, có thể thấy trong hệ thống nguyên âm tiếng Cơ Tu cao tây nam, âm vị /u/ có hai biến thể là [u] trong vần mở và [] trong vần khép; tương tự, /u/ cũng có biến thể là // trong vần khép. Nói cách khác, trong vần khép tiếng Cơ Tu vùng cao, /u/ và // bị trung hoà hoá, /u/ và // cũng vậy.
2.4.3.3. Tiếng Cơ Tu xã A Vương và các xã lân cận huyện lỵ Prao như A Rooih, Za Hung, Tà Lu không có nguyên âm /, /.
Trong vần mở, // > //:
[har] rẫy
[tam] mới
[k] dễ chịu
[pl] trái cây
[kis] trăng
Trong vần khép, // > /e/:
[deh] bẻ
[leh] hái
[cen] nấu chín
[rreh] thanh củi nhỏ
2.4.3.4. Có thể nói sự biến đổi vần trong thổ ngữ Hoà Phú, Hoà Bắc ở lớp người trẻ, so với ngữ âm Cơ Tu cao tây nam là đi xa nhất. Các nguyên âm có độ mở rộng như // ( > ), // ( > ), // ( > a) không còn (trừ /a/). Ví dụ:
/pl/ > [pl] trời
// > [] lười
/b/ > [ba] mưa
/ad/ > [ada] nó, anh ấy, chị ấy
/har/ > [hara] lúa
Trong vần khép, /, / > /ă/. Ví dụ:
/b/ > [bă] cái lổ
/d/ > [dă] cho
/hm/ > [hăm] tắm
/lm/ > [lăm] gan
Trong vần khép /, / > //: Ví dụ:
/an/ > [an] sợi dây
/bn/ > [bn] tìm thấy
// > [] đứng
/tm/ > [tm] gốc
Từ có âm cuối /-r/, /-l/ trong các phương ngữ Cơ Tu cao thì ở Hoà Bắc, Hoà Phú, các từ này có âm cuối là /-n/. Ví dụ:
/tuor/ > [tuon] cổ
/katar/ > [katan] vò
/aul/ > [aun] tim
/havil/ > [havin] quên
2.4.3.5. Có thể thấy vần tiếng Cơ tu Phương (A Lưới, Nam Đông) có ba điểm khác biệt sau đây:
- Nguyên âm trong âm tiết phụ được hiện thực hoá thường là [i] và [u] bên cạnh [a], []; trong khi đó, chỉ một số nơi như La Ê, La Dê (Nam Giang), Tr'Hy, Ch'Om (Tây Giang) còn phát âm [i] như [kis] trăng, [pil] trái cây, [iih] may vá.
- Nguyên âm trong âm tiết phụ kết hợp với các phụ âm tắc vô thanh vốn là âm đầu âm tiết chính để tạo nên vần khép cho âm tiết phụ:
[tappl] bảy
[takkh] tám
[tamm] mới
[kaddă] mỏng
- Độ mở của các nguyên âm lướt trong vần khép tăng lên hai bậc so với các vần mở:
/ie/ > /a/:
[ka] yêu, muốn
[va] bao vây
[aca] voi
[katak] đất
// > /a/:
[da] đợi
[tada] ngực
[bra] ngày mai
[brah] sáng sủa
/uo/ > /a/:
[bah] rượu
[taj ina] ngày hôm qua
[ada] thổ cẩm
4. Đề nghị phân vùng phương ngữ.
Về bức tranh toàn cảnh ngữ âm tiếng Cơ Tu ở Việt Nam, ta có thể nhận xét có căn cứ ngôn ngữ học rằng từ triền sông A Vương xuống những thung lũng cạnh các con suối lớn xuôi về sông Vàng có thể là khu vực tụ cư đông đảo và đầu tiên của cư dân Cơ Tu. Từ đây, một bộ phận chuyển cư dần về phía nam trù phú hơn và lên phía tây có nhiều thứ săn bắt và hái lượm hơn. Những đặc điểm ngữ âm vùng Sông Kôn đậm chất Cơ Tu và không pha tạp giọng điệu Giẻ-Triêng như ở Nam Giang, không khác mấy so với giọng Cơ Tu Nam Đông, lại rất gần gũi với ngữ âm tiếng Cơ Tu A Lưới, có thể góp phần khẳng định điều phỏng đoán trên. Một số cư dân mang hệ thống phụ âm lên vùng cao và giữ lại gần như nguyên vẹn ở Tr'Hy, Ch'om và cả ở xã Zuôih, xã Lăng. Bộ phận ở lại chung quanh vùng Sông Kôn vốn đông đảo, bảo lưu mạnh mẽ ngôn ngữ, phong tục tập quán. Do vậy, họ giữ được nét ngữ âm tương đồng với nhiều thổ ngữ Cơ Tu khác. Tuy nhiên, một số diễn biến ngữ âm ở đây cũng diễn ra mạnh mẽ hơn vì chịu áp lực tiếp xúc ngôn ngữ lớn hơn vùng cao; trước đó là tiếp xúc Cơ Tu - Chăm; tiếp theo là tiếp xúc Cơ Tu - Việt.
Căn cứ vào những đặc điểm ngữ âm của các thổ ngữ tiếng Cơ Tu như đã trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng ngôn ngữ Cơ Tu có ba phương ngữ: tiếng Cơ tu cao tây bắc (bao gồm cả tiếng Phương), tiếng Cơ tu cao tây nam và tiếng Cơ tu thấp.



















Chương 3. Chữ viết tiếng Cơ tu
3.1. Lí luận về chữ viết (văn tự). Bối cảnh ra đời loại chữ viết tiếng Cơ Tu từ trước đến nay.
3.1.1. Chữ viết và giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Giao tiếp ngôn ngữ một cách trực tiếp bằng âm thanh chắc hẳn đã tồn tại rất lâu trước khi con người phát minh ra chữ viết. Buổi sơ khai, để truyền thông báo trong điều kiện vượt qua hạn chế không gian và thời gian, con người tìm cách tín hiệu hoá một số phương tiện vật chất theo một kiểu nào đó như thắt gút, sắp xếp các vỏ sò..., đại diện cho các ý niệm được qui ước và nhận biết. Các loại chữ viết có nguồn gốc cổ xưa như chữ Sumer vùng Lưỡng Hà, chữ Crete (vùng Địa Trung Hải), chữ Hán cổ... dùng chữ tượng hình nhằm mô phỏng hình dáng các sự vật cụ thể. Về sau, để ghi lại các ý niệm trừu tượng hơn, chữ Hán chẳng hạn, phát triển cách cấu tạo chữ viết theo 6 cách (lục thư) trong đó có sử dụng cách ghi âm (trong phép hình thanh) mặc dù về cơ bản chữ Hán là một thứ chữ ghi ý. Người ta có thể không phát âm được một từ nào đó của chữ ghi ý song vẫn hiểu được ý nghĩa một cách cặn kẽ. Đây là mặt ưu việt của chữ ghi ý. Tuy vậy, cách xây dựng chữ viết nhanh nhất, tiện lợi nhất đối người bản ngữ vẫn là chữ viết ghi âm.
Chữ viết ghi âm là hệ thống chữ viết được xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học. Để ghi lại lời nói của một ngôn ngữ, cụ thể là các âm tiết, người ta sử dụng một số lượng âm vị tối thiểu mà người ta khái quát được từ ngôn ngữ đó. Hệ thống này là kết quả của một quá trình tư duy trên cơ sở so sánh, đối chiếu, phân lập hiện thực phát âm các âm tiết có thể có trong ngôn ngữ đang xét. Rốt cuộc là, cái làm cho các yếu tố giống nhau trong các âm tiết khu biệt được với nhau là vị trí kết hợp; và cái làm cho cùng một vị trí kết hợp khu biệt được giữa âm tiết này với âm tiết khác là sự luân phiên có mặt của các yếu tố trong hệ thống âm vị. Đối với các ngôn ngữ đơn lập, khu biệt nghĩa của các từ (hoặc hình vị) được thực hiện bằng hình thức khu biệt của các âm tiết. Còn đối với các loại hình ngôn ngữ khác như ngôn ngữ tổng hợp tính hoặc chắp dính thì sự khu biệt nghĩa giữa các từ lại phụ thuộc nhiều hơn vào chuỗi kết hợp các hình vị, một đơn vị không phải bao giờ cũng có hình thức âm thanh một âm tiết. Nhưng dù đó là ngôn ngữ thuộc loại hình gì thì kĩ thuật kí âm cũng phải được xây dựng trên sự khảo sát âm tiết của ngôn ngữ đó.
Về nguyên tắc kí âm ngữ âm học, tốt nhất là mỗi con chữ đại diện cho một âm vị; nói cách khác, mỗi âm vị nếu được mã hoá bằng chỉ một con chữ thì chữ viết sẽ hợp lí và tiện dụng. Việc xây dựng chữ viết cho các dân tộc thiểu số trong bối cảnh khoa học ngôn ngữ khá phát triển hiện nay cũng nên tuân thủ nguyên tắc này. Có thể có người cho rằng việc dùng các con chữ khác nhau để ghi một âm vị sẽ có lợi cho việc nhận diện nghĩa của từ đồng âm theo nguyên tắc khu biệt. Đúng là có tiện ích này nhưng sẽ là không cần thiết đối với người bản ngữ khi viết và đọc tiếng mẹ đẻ của mình.
3.1.2. Các bộ chữ viết Cơ Tu đã có từ trước đến nay.
Đến nay, đã có các bộ chữ viết Cơ Tu của các tác giả sau đây được công bố: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTGP, 1957), Viện Ngữ học Mùa hè (SIL, 1965), Viện Ngôn ngữ học (Viện KHXHVN, 2005). Nhiệm vụ của chương viết này là đánh giá lại mức độ hợp lí của từng bộ chữ đã có và đề xuất phương hướng chọn lựa ngỏ hầu có thể ứng dụng chữ viết tiếng Cơ Tu vào thực tiễn văn hoá giáo dục một cách có hiệu quả.
3.2. So sánh các hệ thống chữ viết tiếng Cơ Tu.
3.2.1. Bảng đối chiếu kí hiệu con chữ trong các bộ chữ viết tiếng Cơ Tu.

CHỮ GHI NGUYÊN ÂM
Bảng 10
TT Âm vị tiếng Ca Tu
(theo IPA) Chữ phổ thông (Quốc Ngữ) Chữ Ca Tu MTGP Chữ Ca Tu SIL Chữ Ca Tu cải tiến của VNN ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG
1 i, (i) i i/y, (ỉ) ii i
2 i í i í
3 e, (e) ê ê, (ể) êê ê
4 e ế ê ế
5 , () e e, (ẻ) ee e
6  a (anh) é e é
7 , () êê, (êể) ee
8  êế eé
9 , () ư ưư, (ử) ưư ư
10  ứ ư ứ
11 , () ơ ơ, (ở) ơơ ơ
12  â ớ ơ â
13 , () ơơ, (ở) ââ ơơ
14  â â ơớ
15 , () a a, (ả) aa a
16  ă ă a ă
17 u, (u) u u, uu, (ủ) uu u
18 u ú u ú
19 o, (o) ô ô, (ổ) ôô ô
20 o ố ô ố
21 , () o o, (ỏ) oo o
22  ó o ó
23 , () oo,ao (oỏ) óó oo
24  oó ó oó
25 ie iê+, ia iê+, ia iê ia
26  ươ+, ưa ươ+, ưa ươ ưa
27 uo uô+, ua uô+, ua uô ua
28  ea
29  ơa
30  uă oa

CHỮ GHI PHỤ ÂM
Bảng 11
TT Âm vị tiếng Ca Tu
(theo IPA) Chữ phổ thông (Quốc Ngữ) Chữ Ca Tu MTGP Chữ Ca Tu SIL Chữ Ca Tu cải tiến của VNN ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG
1 p p p p
2 t t t t t
3  tr tr tr tr
4 c ch ch ch ch
5 k c c,k,q k k c
6 p ph ph ph
7 t th th th th
8 k kh kh kh kh
9 ‘b b b b b
10 ‘d đ đ đ đ
11 ‘ gi dy dz
12 b bh b bh
13 d dh d dh
14  j dr j
15  z j z
16 g g, gh g g
17 m m m m m
18 n n n n n
19  nh nh nh nh
20  ng ng, ngh ng ng
21 v v v v v
22 s x x x x
 s s
23  d d y d
24 h h h h h
25 r r r r r
26 l l l l l
27  q q

3.2.2. Nhận xét về các bộ chữ tiếng Cơ Tu trước đây.
3.2.2.1. Về chữ viết tiếng Cơ Tu của MTGP.
Có thể nói ngay rằng đây là bộ chữ dựa trên kinh nghiệm phát âm và chữ viết tiếng Việt. Vì vậy, bên cạnh những yếu tố ngữ âm tương tự tiếng Việt mà bộ chữ khái quát được, những đặc điểm ngữ âm khác biệt với tiếng Việt của tiếng Cơ Tu được các tác giả giải quyết chưa hợp lí. Và ngay cả trong chỗ nhầm lẫn, các tác giả lại làm vừa lòng trực cảm ngữ âm của người bản ngữ. Chính điểm này đã góp phần tạo nên sức sống và khả năng công cụ của bộ chữ trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên, những bất hợp lí thực sự đã làm cho bộ chữ không có tính khả thi khi đem áp dụng giáo dục đại trà cho học sinh tiểu học những năm 1985, 1986.
Mỗi nguyên âm được nhận diện ở ba dạng khác nhau /a, ă, ả/, /e, é, ẻ/,...Có thể được hiểu như sự khu biệt về trường độ và cao độ của nguyên âm tiếng Cơ Tu. Nhưng điều bất hợp lí là đã có /ơ, ớ, ở/, còn có /â/ (được hiểu như //). Và nếu /â/ được hiểu như // thì tại sao // lại nằm ngoài thế đối lập khu biệt ở trên?
Khi phổ biến và dạy chữ viết tiếng Cơ Tu, tác giả bộ chữ này quan niệm ngoài các nguyên âm /ê, o, ơ, u, ư, ế, ể, ó, ỏ, ú, ủ, ớ, ở, ứ, ử/ còn có một nhóm khác khu biệt về độ dài (trường độ) là các nguyên âm /êê, oo, ơơ, uu, ưư/. Chẳng hạn trong các từ:
- harêê (rẫy), apêê (chúng nó), pêê (ba)
- haroo (lúa), boo (mưa), ađoo (nó)
- pơlơơng (người khác), jơơng (lười biếng), xơơng (5)
Tuy nhiên, ngay trong tài liệu dạy học của mình, tác giả đã không nhất quán và tự nhầm lẫn khi viết các từ; thí dụ, lẽ ra viết là ''arong'' (sắn) thì viết là " aroong" (Boop ctu, lớp muy, tập 2, tr 12). Hoặc lẽ ra viết "toong" (cái cán) thì viết là "taong" (tr 13). Mặc dù các tác giả đã có cố gắng lớn song đây là chỗ bối rối khi không phân lập được các âm vị // cũng như // và //. Điểm nổi bật của hệ thống nguyên âm này là chúng phản ánh một cách không chủ ý nét đối lập về trường độ và về cao độ mà người đặt chữ trực cảm. Tuy vậy, lí thuyết âm vị học đến nay vẫn chưa có cơ sở để xác định điệu tính trong cơ cấu ngữ âm tiếng Cơ Tu vì có thể đây là chỉ là một nét rườm.
Có thể nói bộ chữ này đã khái quát một cách đầy đủ các phụ âm tiếng Cơ Tu. Cụ thể như sau:
- phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, r, s, t, v, x, j, z
ch, kh, nh, th, ph, gh, bh, đh, tr, gi
- tổ hợp phụ âm:
br, pr, t'r, gr, cr, mr, zr, xr, đhr, bhr, chr, bl, gl, pl, cl, bhl, đhl
Sự khu biệt giữa các âm "d [], j [], z [], gi []" phản ánh môi trường ngôn ngữ rộng lớn mà tác giả đã khảo sát. Tuy nhiên, trong vốn từ Cơ Tu chúng tôi thu thập được, không có từ nào có phụ âm đầu là âm quặt lưỡi "s" [].
3.2.2.2. Về chữ viết tiếng Cơ Tu của SIL
Đây là bộ chữ viết Cơ Tu được xây dựng dựa trên một giải pháp âm vị học mà các tác giả đã nghiên cứu một cách bài bản. Bộ chữ đã phản ánh khá trung thành bức tranh ngữ âm tiếng Cơ Tu. Tuy nhiên, cách ghi các con chữ nguyên âm vừa rườm rà, vừa bằng phẳng, không tạo được ấn tượng ngữ âm vốn có ở người bản ngữ. Do đó, họ cảm thấy xa lạ với hệ thống chính tả này.
Hệ thống nguyên âm được xây dựng dựa trên sự đối lập trường độ từng đôi một:
iê ưa ua
ii i ưư ư uu u
êê ê ơơ ơ ôô ô
ee e ââ â oo o
aa a óó ó

Và các con chữ đôi được dùng để ghi nguyên âm dài, con chữ chiếc được dùng để ghi nguyên âm ngắn. Sự thiếu vắng âm dòng trước với độ mở rộng // là thực tế ngữ âm của thổ ngữ vùng thấp như An Điềm và Phú Hoà hoặc vùng trung như A Vương, thị trấn Prao. Cách ghi nguyên âm của J. Wallace không phản ánh bất cứ yếu tố ngôn điệu nào. Các âm tiền mũi được ghi như các con chữ ghi âm mũi (như n, m, ng,…) tuy được áp dụng với nhiều bộ chữ viết các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khu vực này nhưng theo chúng tôi người đọc rất khó nhận diện khi đọc.
Các con chữ ghi hệ thống phụ âm phản ánh khá toàn diện ngữ âm tiếng Cơ Tu:
p t ch k
ph th s kh
b d j g
b đ dy q
v l,r y h
m n nh ng
Tuy nhiên, vì tác giả cho rằng chỉ có tổ hợp [tr] và có thể ghi bằng hai con chữ nên đã bỏ qua âm [], một phụ âm quặt lưỡi có mặt trong tất cả các phương ngữ Cơ Tu.
3.2.2.3. Tham khảo chữ viết tiếng Cơ Tu (của N. Costello và Khamluan Sulavan) theo tự dạng Sancrit ở Lào.
Trước hết là hệ thống ngữ âm tiếng Lào và tiếng Cơ Tu có điểm tương đồng về loạt nguyên âm ngắn-dài từng đôi một. Việc sử dụng con chữ ghi nguyên âm vốn có của chữ Lào để ghi tiếng Cơ Tu là một thuận lợi. Dù vậy, đối với các nguyên âm có độ mở rộng (//, //) , các tác giả ở Lào phải thêm một số con chữ mới. Sau đây là bảng tương ứng giữa âm vị và con chữ Cơ Tu:
Các nguyên âm:
Bảng 12
âm âm vị kí hiệu chữ Cơ Tu ở Lào
(ngắn) (ngắn) ngắn và vần mở ngắn và vần khép dài và vần mở dài và vần khép dài và chung âm tắc thanh hầu
i i xé xéx xê xêx x¸
e ê âxß âxèx âx âxx âxò
 e ââxß ââxèx ââx ââxx ââxò
 ư xë xëx xì xìx xº
 ơ âxé âxéx âxê âxêx âxêò
 â ãxéß ãxé ãxê ãxêx ãxêò
a a xß xèx xà xàx xòà
u u xî xîx xï xïx xïò
o ô äxß xíx äx äxx äxò
 o âxàß xèÜx xç xÜx xçò
 ó xÜçß xèÜx xÜç xÜçx xòÜç

Các phụ âm đầu:
Bảng 13.
âm âm vị kí hiệu chữ Cơtu
p p Î
p ph Ñ
t t É
t th Ë
k k À
k kh Â
b b Í
b b Ï
d d È
d đ Ê
 g Á
ts ch Ä
ts s Æ
dz j ƒ
y y Ô
y dy Þ
 Ü
v v ×
l l Ö
r r Õ
h h Ý
m m Ó
n n Ì
 nh Ç
 ng Ã

Các phụ âm cuối
Bảng 14.
âm âm vị kí hiệu chữ Cơ tu
p p Í
t t È
ts ch Ä
k k À
 q sau nguyên âm dài hoặc âm lướt được ghi dấu mạy thô ( ò), sau nguyên âm ngắn không dùng kí hiệu
l l Ö
h h Ý
m m Ó
n n Ì
 nh ÌÇ
 ng Ã
ih ih ÇØ
i iq // sau /i/ và sau bán nguyên âm /j/ ghi bằng mạy thô ( ò )
ts s Æ
u u ×
y y Ç

Nhận xét về cách ghi phụ âm đầu:
Hệ thống phụ âm đầu được ghi bằng loại chữ này phản ánh một cách thống nhất với hệ thống chữ Cơ tu La tinh mà N. Costello và J. Wallace đã dùng ở Việt Nam. Sự khác biệt giữa hệ thống âm đầu này với sự khảo sát của chúng tôi và các nhà nghiên cứu khác là sự thiếu vắng các âm vị phụ âm đầu như âm quặt lưỡi // ( chẳng hạn: [] cần uống rượu, [o] ghen, [v] trêu ghẹo,...); như âm hữu thanh thở quặt lưỡi // (chẳng hạn: [kak] sôi, [pnuj] con trai, [mn] đồng thời,...)
Hầu hết các con chữ ghi phụ âm tiếng Lào được sử dụng để ghi tiếng Cơ Tu được xem tương tự như các phụ âm thấp trong chữ Lào. Do đó, khi kết hợp với nguyên âm ngắn, vần mở (theo chữ Cơ Tu ở Lào), cho phép thể hiện yếu tố ngôn điệu của ngữ âm Cơ Tu. Chẳng hạn,
Bảng 15.
Từ Cách ghi của SIL ở VN Cách ghi ở Lào
[d] đạp đơq âÈé
[c] buộc choq âÄàß
[mbă] đánh mbaq ÓÍß
[l] dấu chân leq ãÖß
[avi] cơm aviq Üß×é
[aci] rựa achiq ÜßÄé
[a] bẩn anhưq ÜßÇë
[kan] suy nghĩ kanóq ÀßÌÜçß
[di] chỗ diq Èé
[ak] đầu akoq ÜßâÀàß
[b] (1) cái beq ãÍß

Nhận xét về cách ghi vần (nguyên âm và âm cuối):
Vần có chung âm /Æ/ [ ts] và từ minh hoạ “ÓèÆ” [măts ] (thính tai) có thể không tồn tại ở tiếng Cơ Tu Việt Nam; từ có nghĩa thính tai ở tiếng Cơ Tu Việt Nam phát âm là [majh]. Phải chăng đây là một biến thể của chung âm xát thanh hầu /h/ đi sau bán nguyên âm /j/; chẳng hạn, một vài địa phương ở huyện Tây Giang (Quảng Nam, Việt Nam) có khi phát âm [pujh] thành [pujs] (nóng).
Như đã trình bày ở trên, vần chứa nguyên âm ngắn có chung âm tắc thanh hầu được xử lí như vần mở trên cơ sở kết hợp với phụ âm thấp. Do đặc điểm của cấu âm tắc thanh hầu, vần kiểu này là một kết hợp chặt và căng nên âm tiết tiếng Cơ Tu (cũng như tiếng Lào) có một âm vực vừa thấp vừa căng lên cao, một âm giọng khá đặc trưng.
Cách xử lí yếu tố ngôn điệu của âm tiết tiếng Cơ Tu bằng kí hiệu:
Việc xử lí vần chứa nguyên âm ngắn có chung âm [-] như cách viết vần mở là một thái độ đặc biệt của người làm chữ viết bằng con chữ Sanscrit ở Lào. Về chức năng, âm tắc thanh hầu không khác gì với các chung âm khác. Thế nhưng, có lẽ do biểu diễn được đặc trưng về âm giọng bằng phụ âm thấp kết hợp với nguyên âm ngắn nên không cần phải sử dụng con chữ nào cho //.
Cũng với chung âm //, nhưng trong vần chứa nguyên âm dài, những người làm chữ Cơ Tu ở Lào lại sử dụng dấu thanh điệu ( mạy thô: xò ) của tiếng Lào để ghi. Ví dụ:
Từ Cách ghi của SIL ở VN Cách ghi ở Lào
[ame] mẹ amêêq ÜßâÓò
[p] chòi giữ lúa pơơq âθ
[] đừng óóq ܧ
[pra] nói praaq ÎÕòà
[va] mượn vaaq ×òà
[to] ưng tôôq æÉ‹
[amo] chị gái amooq ÜßÓ‹Ü
[gagaw] rui lợp nhà gagaauq ÁßÁòà×
[anu] chó anuuq ÜßÌï‹
[ad] chị dâu adơơq Üßâȸ
[al] chiếu alơơq ÜßâÖ¸

Chữ viết MTGP và chữ viết tiếng Cơ Tu ở Lào đều dùng dấu thanh điệu nhưng quan điểm của tác giả hai bộ chữ về vấn đề này không giống nhau. Chữ viết MTGP xem tiếng Cơ Tu là ngôn ngữ có thanh điệu. Còn Nancy A. Costello và Khamluan Sulavan, tác giả chữ viết tiếng Cơ Tu ở Lào chỉ điều chỉnh giải pháp khoa học với phản ứng của người đọc [38, 233]
3.3. Nhận xét về chữ viết tiếng Cơ Tu cải tiến của Viện Ngôn ngữ và kiến nghị bổ sung của chúng tôi.
3.3.1. Chữ viết tiếng Cơ Tu cải tiến của Viện Ngôn ngữ đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
3.3.1.1. Nguyên tắc ngữ âm học.
Những bộ chữ Cơ Tu đã có đều được xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học. Nói nôm na, chữ viết theo nguyên tắc ngữ âm học là chữ viết có thực tế phát âm như thế nào thì viết và đọc như thế ấy.
Mặc dù trước đây các nhà ngôn ngữ học đã thực hiện cách viết một cách trung thành với các giải pháp âm vị học đã chọn lựa song do ngữ âm tiếng Cơ Tu đang trong tiến trình không ổn định, đặc biệt là các hiện tượng biến âm giữa các phương ngữ, thổ ngữ, nên các bộ chữ chưa được đón nhận một cách tích cực. Vì vậy, một trong các yêu cầu cải tiến chữ viết tiếng Cơ Tu là làm sao hình thức chữ viết sát hơn với ấn tượng ngữ âm Cơ Tu vốn có trong cảm thức của người bản ngữ. Chỗ khó nhất của yêu cầu này là dung hòa được tính khoa học của bộ chữ, nghĩa là không vi phạm các nguyên lý ngữ âm - âm vị học, với trực cảm đáng ghi nhận của người bản ngữ. Về cơ bản, bộ chữ Cơ Tu cải tiến hiện nay đã đáp ứng nhu cầu kí hiệu hóa ngữ âm của tất cả các phương ngữ, thổ ngữ khác nhau của tiếng Cơ Tu.
3.3.1.2. Nguyên tắc phù hợp với môi trường giao tiếp song ngữ.
Bộ chữ tiếng Cơ Tu sẽ là công cụ văn hoá giáo dục bên cạnh tiếng phổ thông. Hình thức chữ viết tiếng Cơ Tu vừa không thể bị nhầm lẫn bên cạnh chữ Quốc ngữ, lại vừa gần gũi với chữ Quốc ngữ sẽ là một ưu điểm lớn trong giáo dục song ngữ cho lứa tuổi tiểu học. Bộ chữ cải tiến đã chọn cách ghi như nhau đối với các âm vị giống nhau giữa tiếng phổ thông và tiếng Cơ Tu. Đây là một ưu điểm lớn.
3.3.1.3. Nguyên tắc kế thừa.
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Các bộ chữ đã có là những thành tựu có giá trị khoa học và giá trị lịch sử. Bộ chữ Cơ Tu chính thức phải kế thừa tối đa những ưu điểm mà các bộ chữ trước đây đã đạt được. Bộ chữ tiếng Cơ Tu cải tiến của Viện Ngôn ngữ hiện nay đã kế thừa một cách hợp lí bộ chữ MTGP, một bộ chữ có giá trị tinh thần sâu sắc và đã phổ dụng trong cộng đồng Cơ Tu.
3.3.1.3.1. Về chữ ghi nguyên âm, cách ghi cụ thể như sau:
- Ghi như chữ Phổ thông các nguyên âm dài (: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư), nguyên âm ngắn (ă) và các nguyên âm đôi (iê, ươ, uô) có trong chữ Phổ thông (không ghi ia, ưa, ua trong âm tiết mở như tiếng Phổ thông).
- Ghi các nguyên âm dài không có trong chữ Phổ thông theo hình thức của chữ Cơ Tu MTGP (ee, ơơ, oo).
- Ghi các nguyên âm ngắn còn lại (trừ ă) bằng cách thêm dấu như dấu sắc “  ” trên chữ ghi nguyên âm dài.
3.3.1.3.2. Về chữ ghi phụ âm, cách ghi cụ thể như sau:
- Ghi như chữ Phổ thông các phụ âm có trong chữ Phổ thông sau đây: b,k (bỏ c, qu), d (bỏ gi), đ, g (bỏ gh), h, l, m, n, r, t, v, x, ch, kh, th, tr, nh, ng (bỏ ngh).
- Ghi các phụ âm không có trong chữ Phổ thông theo cách ghi của chữ Cơ Tu MTGP:
p: pún / rốn,
ph: tâmphôk / đậu phộng
bh: abhươp / ông
đh: ađhi / em
j: kajoók / nước sôi
z: azi / chúng tôi
- Ghi con chữ mới các phụ âm không có trong chữ Phổ thông:
dz: dzúng / chân, dzút / lau chùi
q: đhíq / chỗ, đhiq / gió
3.3.1.3.3. Cách ghi từ đơn tiết, từ đa tiết, từ láy, từ ghép.
- Ghi từ đơn tiết: bêch (ngủ), méh (thức), hăi (nhớ), moon (nói)
- Ghi từ đa tiết: kachit (thẹn), chơchơr (chơi), chơrna (thức ăn), tapadum (cho ở chung), i-íh (may vá), ka-ăi (đau)
- Ghi hình vị gốc và hình vị láy trong từ láy rời nhau: liêm lai, ka-oóh ka-er
- Ghi hình vị gốc trong từ ghép rời nhau: karơ gamăk, zrơnáh xrơdô
3.3.2. Đề nghị bổ sung của chúng tôi.
- nên ghi các nguyên âm đôi trong âm tiết mở như chữ Phổ thông, ví dụ: đénh đia (lâu lắc) thay vì đénh điê, kadua (mời) thay vì kaduô, kanưa (cưa) thay vì kanươ.
- nên ghi y thay cho dz, ví dụ: yoóng (đứng) thay vì dzoóng.
- nên chọn một dấu đặc biệt để ghi âm tiền mũi vì ngoài sự khu biệt nghĩa đây còn là sắc thái ngữ điệu đặc biệt trong lời nói tiếng Cơ Tu. Các con chữ m, n, nh, ng tuy thống nhất với giải pháp ở một vài ngôn ngữ dân tộc ít người khác nhưng e rằng người học khó đọc, khó nhớ. Chúng tôi đề nghị chọn một trong hai cách ghi sau:
- dùng dấu nhấn trước âm tiết chính, ví dụ: ‘tak (lưỡi), ‘hang (xương)
- dùng dấu nhấn trước con chữ ghi âm mũi để phân biệt với âm mũi, ví dụ: ‘ntak, ‘nghang.
3.4. Về phương pháp dạy học song ngữ Việt – Ca Tu
3.4.1. Hiện tượng đi chệch khỏi tiêu chuẩn ngôn ngữ này bởi thói quen của một ngôn ngữ khác gọi là giao thoa. Giao thoa ngôn ngữ nói chung và giao thoa ngôn ngữ Cơ Tu – Việt nói riêng bao gồm giao thoa ngữ âm, giao thoa ngữ nghĩa và giao thoa ngữ pháp. Vì vậy, việc dạy học tiếng Phổ thông và tiếng mẹ đẻ cho học sinh tiểu học Cơ Tu không chỉ gặp trở ngại trong dạy học phát âm và chính tả mà còn gặp trở ngại trong dạy học ngữ nghĩa và ngữ pháp. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi chỉ đề cập đến hiện tượng giao thoa ngữ âm.
3.4.2. sự chuyển di trong dạy học tiếng Cơ Tu cho học sinh bản ngữ.
Dạy chính tả song ngữ Việt – Cơ Tu chủ yếu dựa trên phát âm chuẩn. Do đó, những chuyển di tích cực dễ dàng đạt được với các âm vị giống nhau (đúng ra là tương tự nhau).
3.4.3. Một vài kinh nghiệm dạy học tiếng Cơ Tu và tiếng Việt cho học sinh tiểu học người Cơ Tu.
3.4.2.1. Xử lý âm giọng địa phương của học sinh bản ngữ.
3.4.2.2. Phương pháp tự nhiên và phương pháp dịch, ưu nhược điểm trong dạy học song ngữ.







Kết luận
1. Về hệ thống ngữ âm Cơ Tu
2. Về ngữ âm Cơ Tu qua các phương ngữ
3. Về hệ thống chữ viết Cơ Tu






Phụ lục: BẢNG TỪ TIẾNG CƠ TU

PRÁQ CƠTU TIẾNG VIỆT ENGLISH
ăt ở to live in
áq (trợ từ)
ơơi trả lời to answer
đăl trời tối dark, overcast
đăn gần near
đăng đo to measure
đƠng mang to carry
đơơng đớc mang lên to carry up
đơơng lúh mang ra to take out
đơơng xiêr mang xuống to bring down
đơc achăc đặt tên to name
đơc luônh để bụng to keep feeling to self
đươi tin, dùng to believe
đươn đè lên, gát lên on top of
đương chờ đợi to wait for
đương goon gác to guard
đađêng nghiêng ngã to lean
đac nước Water
đac đhoq nước tiểu Urine
đac cadơq mật ong Honeybee
đac carót mật ong Beehoney
đac havi nước bọt Saliva
đac ngaq nước lã tap water
đac 'ntach nước trong clear water
đac tơcăl nước đục muddy water
đoóh 'nđoóh quấn váy wearing cloth (women)
đoóng cho to give
đóng cơlớm nhà đổ the house collapses
đóng cadơq tổ ong Beehive
đoóng vả cho mượn to lend
đóng xang nhà cửa house
đeéh bẻ to break
đeéh abhoo bẻ ngô to pick
đéng móh ngạt mũi stuffed-up nose
đơq, đuôl vác carry something on one's shoulder
đeech lách, né tránh avoid
đénh lâu long time
đénh đia lâu cả ngàn năm very long time
đhăn bO dang mưa to be in the raining
đhôc phồng swell, bulge
đhôl, clóng ooi cái sẹo Sear
đhơđheéh rèn to forge
đhơđhớm thiếu niên teenage (male)
đhơđhíh bất cứ any
đhơmuôl sóng Wave
đhơmuônh hạt ươi a kind of fruit
đhơng axee cỡi ngựa to ride a horse
đhơnuôl (một) vác a rooling of thing
đhơnuông máng heo ăn vase for pig to eat
đhơrơng sàn bamboo flooring
đhơrang đuốc Torch
đhơree sờ to touch
đhơrớy ong bò vẽ Wasp
đhơrnum chăn Blanket
đha đài hoa Calyx
đhoq carao ngọc hành Vulva
đhađhưc bọ hung Beetle
đhổ sâu Deep
đhêi nghỉ to rest
đhêi jung nghỉ chân to rest
đhai rai dần dần little by little
đhơ-óih, gơhư rên Moan
đhaluc mây Cloud
đhaluc bhoóh sương muối Dew hoarfrost
đhaluc chrtáh sương (giọt) Dew
đhaluc tăm mây đen rain cloud
đhang nhưng but
đhangúh trời râm to be cloudy
đhanuôr nhân dân people
đhanuar dân people, citizen
đhanui hiền Gentle
đhêr xoè (cánh) to spread the wing
đharơl dụ dỗ to induce
đharưt, đharêt nghèo, mồ côi Poor
đhat trâu rừng wild water buffalo
đhưcđhơrưi con ó bird of pray
đhéng đủ Sufficieent, enough
đheng ống điếu pipe
đhia đĩa Plate
đhiêp vừa Medium
đhich nhám Rough
đhớl đá Stone
đhớl catứih sỏi Gravel
đhớl dup carung đá ngầm stone in water of river
đhớng buổi trưa Noon
đhớng gai đứng trưa noon
đhớu dầu thắp Kerosene
đhưng chagơl gõ trống to knock, to hammer
đhỉ cacal gió ngang Horizontally wind
đhiq dup gió dưới easternly wind
đhiq gamăc gió xoáy strong wind
đhiq 'mping gió trên northernly wind
đhơ-oc yếm bò Dewlap
đhoch, toch nhọn Sharp
đhúh cavan tham của Greedy
đhúh cha tham ăn Gluttunous
đhoong, khuch liệt be afffested by paralysis
đhưr yếu Weak
đhơrơơng nhịn not to eat
đhơrnêi / đhrơnêi chỗ nghỉ place to relax
đhreéh ca'ai đau ốm to be ill
đhrớn ném xuống to thow down
đhrớpnhar nợ sính lễ betrothal gifts before mariage
đhuôch nà, rẫy cạnh sông rice fielt nearby river
đhuôh đũa con Chopsticks
đhuônh toom xuống suối to descend to a stream
đhui dùi trống the drumstick
đhum đhanum đắp chăn to roll up in
đhur hổ mang asp
đhíq chỗ at, place
đhíq cáh ngai ăt nơi hoang vu waste area
đhíq plếh chỗ rẽ Crossroad
đhír zơnươu tẩm thuốc độc to soak
đia đỉa leech
đớk lên up
đớk đhrơnớk lên dốc go up to the hill
đớk gluq kéo lên to draw up
đơớh nhanh fast
đớl loom làm buồn lòng grieved
đilơq chana xới cơm to scoop out
đớm chín ripen
đớng xanuôr trồng cột đâm trâu to get the pole for buffalo tied
đinh cái đinh nail, river
đơớq đạp step on
đớu đây, này here
đoo madang thầy thuốc doctor
đoom dằm splinter
đoong nhánh twig
đuôl vác to carry on shoulder
đuôr nằm ốm lâu ngày to be ill longtime
đuc cái đục chisel
oóq đừng do not to do
ađháh thịt rừng meat of wild animals
ađhôr con dơi bat
ađha vịt duck
ađhêr con ve ve cicada
ađhơq chị dâu elder sister in law
ađhi em younger sister/brother
ađhi 'njúih em trai younger brother
ađhi 'nđil em gái younger sister
ađhir dế cricket
ađhiq, đhiq gió wind
ađhuôk người đồng bằng peole in low land
ađing ađang nhện Spider
ađiu kiệu chinese onion
ađới mình self
ađớ kơjuôt giật mình to start out of one's sleep
ađoo nó, ông ấy, bà ấy he, she, it
ađúh ếch Frog
ađua con trai yêu spoiled son
a-ên con gái yêu spoiled daughter
abăng măng bamboo shoot
abêt củ mài yam
abel sáo thổi flute
abhơi nhưt rau cỏ grass
abhươn con heo vá pig
abhổ dang thày cúng performer of Taoist rites
abhêi rau cải Cabbage
abhoo ngô Corn
abhui ma quỷ ghosts and devils
abhui đoóng may mắn lucky
abhui zơnáh ma ám demon possession
abhung, abhớh nòng nọc tadpole
abhíh sình, lầy marshy
abloo tro ashes
abuk óc, não brain
abul cá quả ( lóc, tràu) rout
abung đũa cái tongs
acáq cua crab
acoóp rùa turtle, turtoise
acóq đầu head
acóq calương đầu trọc shaven head
acóq trơcol đầu gối knee
achăc tên name
achăc thân thể body
achoóng anh rể elder brother in law
achiêng voi elephant
achim chim bird
achim xaxul chim hót bird twitter
achin achar bọ xit sti bug
achớu cháu great grandchildren
achưng, alỏ, arỏ củ mài oppositifolios yam
acho tơplăm chó săn hunting dog
achíq, chahôi dao rựa bush knife
aciêl dưa Melon
akliêh vẹt Parrot
akoon con son, daughter
akoon đharưt con mồ côi Orphan
akoon băn con nuôi son/daughter adopted
akoon huông con hoang bastard, illigitimate
akoon talech con út youngest/daughter son/daughter
akoon trơnơp con cả eldest son
akoon trơnúih con trai son, boy
aku tôi I, me
akuông, chôk công Peacock
adô ca'er tội nghiệp poor!
adương gai mây thorn
ađhôr con dơi bat
adoóh áo shirt
adêi chú uncle (father's younger brother)
adêu hông hip, side
adeq em trai nhỏ very young brother
adich carót ong chúa queen bee
aduôch vượn gibbon
aduông thổ cẩm cloth of tribal people
adun priq hoa chuối flower of banana
a-ốm chè chén drinking beer, wine
agôt hổ tiger
agianh măt con ngươi pupil
agớm, agươm loạn luân incest
agooc cóc Toad
ahaq cay Hot
ahai ahươnh xưa kia very long time ago
aham máu Blood
ahee chúng ta we (including listener)
ahen kèn lá Type of bugles
ahưq, axai gừng Ginger
ahúnh giòn fragile, broken easily
oóih lửa, củi Fire
ajanh kiến kim small ant
alăk rượu kinh wine
aloq, achât củ nâu tinctorial yam
alanh cỏ lau Reeds
alơq chiếu Mate
alớn lo lang ben Vitiligo
aling con kiến Ant
aluah thật true
alung chì lead
amơi tấm broken rice
ama bố Father
amooq chị elder sister
ama cađiêl bố vợ father in law
ama cadik bố chồng father in law
amăi mày You
amit cào cào Locust
amêq mẹ Mother
amêq kađiêl mẹ vợ mother in law
amêq kadic mẹ chồng mother in law
amêq ku tơváih aku ăt mẹ tôi đẻ tôi ở to give birth to
amool, tri bóh nấm hương sweet-smelling mushroom
amu buôh bã rượu distiller's grains
amuôt giun sán earthworm
anăm mình oneself
ang sáng lightening
ang măt sáng mắt to see clearly
angáh cô, dì Aunt
angông ngỗng Goose
angươn dây, chỉ string
angoón sợi dệt Fibre
angoón i'íh dây, chỉ thread
angoón béh dây câu fishing line
angoón 'nđhrưl dây đàn the string
angit cá trê Catfish
anhăng hai ta we (two people)
anhưq bẩn Dirty
anuq, acho, chơnêm chó the dog
anoo anh elder brother
anoong bọ ngựa Matis
a-ok kacoong lợn rừng Boar
êp ngắn, thấp Short
ap, prơzôk câm Dumb
apôk păk, vik vak bướm Butterfly
apee chúng nó They
apơq rổ type of basket
apik khoai rừng yam
apưr nhộng Pupa
apuôiq ốc Snail
apun, calung củ bulb, tuber
apur bột sắn flour of manioc
ar nói hành talking not good about someone
aroq khoai môn a kind of potato
aroq ađhrớu bình tinh a kind of potato
arak chuỗi cườm ankle
arach châu chấu grasshopper
arêi giỏ bag
aréh nhái small frog
ariêt chuối rừng banana
ariêu chào mào red-whispered bulbul
aring cái sàng sieve
arớp giặc thù aggressor
arong sắn Manioc
arong sắn manioc
atăng đắng bitter
atôk cáo Fox
atông tang chuồn chuồn Dragonfly
atam, acáq cua Crab
atau mía Sugarcane
atưch gà chicken, hen, cock
atưch căn gà mái Hen
atưch gông gà trống Cock
atưch pứah gà đẻ hen (lay an egg)
atưch tơcăr gà gáy roster's crow
ateéh thịt heo rừng pork from forest
atớm phải Right
atuông đậu tương (đậu nành) Soya
atuông đhúah đậu đũa china bean
atuông tơviêng đậu xanh green bean
ava bác (anh của bố) uncle (father's elder brother)
avoq boop há miệng open mouth wide
avới, havới song mây Rattan
avooc con trai yêu spoiled son
avíq cơm cooked rice
avíq đeep cơm nếp glutinous rice
avíq cơxai cơm tẻ cooked rice
avíq pađing, 'mpooc cơm rang, cốm roasted rice
axông gai Thorn
axươn con sâu tre lồ ô insect (in bamboo)
axeeh ngựa Horse
axiêm ngan, vịt xiêm Duck
axiu cá Fish
axớu chó sói Wolf
a-íh chim sẻ tree sparrow
azi chúng tôi we (not including listener)
azưi cái túi đeo shoulder bag
azoong vừng (mè) Sesame
azrum, akut nhái bén small field frog
băk khoác túi to carry over one's shoulder
băn nuôi care for the livestock
băn par nuôi nấng to bring up
băng đong gạo to measure
băt oóih châm lửa to make fire
bôl đồi Hill
bôl dading đỉnh núi mountain top
bơơl say drunk
bơơn axiu, tăc axiu đánh cá to do fishing
bơơn lêi tìm thấy to find out
bơơn rơvéh hái rau Pick
bơblau chơi play
bươm atau xước mía eat sweetcane
bơng bướng bỉnh to be stubborn
bơr hai two
bưa / bươ bừa Rake
babooch hát đối to take parenell singing with
bêch ngủ to sleep
bêch bhơl ngủ say to sleep soundly
bêch dur ngủ dậy to get up
bêch ngơngơt ngủ gật to be half asleep
bêch tađhớng nằm dài to lie with full length
bóh nướng to fry on fire
boóng hở slightly hole
boóng lổ Hole
boóng bhrếih vết thương wound, injury
boóng cơtơr lổ tai Eardrum
boóng móh lổ mũi Nostril
boóng xrdô chốn đoạ đày place to maltreat
boóq (chim) đậu to land down (bird)
beéq cái classifier
beek cái bật lửa lighter
bech âm mưu conspiracy
been dày to be small toothed
bháh cõng to carry something on one's back
bhô hoa Flower
bhô haroo bông lúa bot rice
bhôk mầm section of sprout
bhôlô chuyện cổ tích Legend
bhât, đhao gươm Sword
bhơ-ar giấy, vở paper
bhơhêi rái cá Otter
bhơi cỏ Grass
bhơi lúh rau tàu bay atype of vegetable
bhơl dỗ dành to console
bhơlai tràn trề too full
bhơnga cá sấu crocodile
bhơnooch hát ví sing folk song
bhađhuông chích choè magpie robin
bhadáh xa xôi far
bhadưa thuồng luồng serpent like monster
bhagiang bước to step
bhagiang ooi 'mping bước lên to step up
bhagiang ooi tốh bước qua to step over
bhoóh muối Salt
bhai vải Cloth
bhalưa ngà voi Tusk
bhalêp đớk trải ra to spread out
bhalêp alơq trải chiếu spread sedge mat
bhalêp góq cái rế pot pad
bhalee bhôlô chuyện cổ tích legend
bhalớng 'nloong thân cây Trunk
bhalua bơi Swim
bhanăn chăn nuôi to raise
bhanăt đèn Lamp
bhanêch giường Bed
bhanớng ruộng bờ ruộng field dam
bh-ar giấy, vở paper, notebook
bhót khỉ Monkey
bhiêk việc work
bhớt gươm sword
bhla bhlốq nói hỗn saying impudently
bhlớng lắm very
bhơmbhonh nói nhiều, càn nhằn talkative
bhưaq carao đẻ trứng to lay an egg
bhứah rộng Wide
bhooc trắng White
bhoc đac đổ nước to pour
bhocbhlooc đom đóm Firefly
bhúih abhoo râu ngô maize pistil
bhrông đỏ Red
bhrươl hắc lào scaly skin disease
bhrơlêch hhang trẹo xương Sprain
bhrơng thưa to be large toothed
bhrương trời sáng trăng moonly light sky
bhrương đha ánh trăng tròn Fullmoon
bhrương nhum ánh trăng non new moon
bhrổ nâu Brown
bhrơq bhơi làm cỏ to cut the weed
bhrơq maxiq làm mắm to make fishsauce
bhrơq, têng làm to do, make
bhriêl sáng dạ wise
bhrứah sáng bright
bhuôch măt rửa mặt wash face
bhuông thuyền Boat
bhuông păr máy bay plane
bhuôr cây sắn manioc tree
bhua vua the king
bhuốih, puốih cúng to pray
bhui vui Happy
bhíh ghẻ Scabbiness
beq dê Goat
bớc đông Crowd
bớc nhiều Many
bil mất to lose
bing đầy Full
biểu râu mép beard
bớr, zaráih xơ dừa fibre of the balm
blớt đăl tối mịt completely dark
boo mưa Rain
boo bưiq mưa phùn Drizzle
boo prưah mưa rào Shower
boo priêl mưa đá Hailstones
bứih ít a little
bool từng used to do
bưr môi Lip
briêl đá lửa silex
buôn thường, dễ often, easy
buôn havil, trơluk lẫn lộn Confused
bua, tavak, alák rượu Wine
bup abhêi bắp cải cabage
bur chăm bón to take good care of
bur tơơm vun gốc adding land for tree
kăn mái, cái Female
kăn bo bò cái Cow
kăp cắn to bite
káh không no
káh ăt đhíq đóng đi vắng to be absent
káh ơơi chưa not yet
káh cơnh không gì bằng nothing is the same as
káh choom pơbháh vô sinh Barren
káh kiêng không muốn do not want
káh dăp thiếu lack of
káh dưm rẻ Cheap
káh xơớng chối to ignore
kat khê smell burning
káu góh, zat góh cọ nồi to clean cooker
kông cũng also
kơđơl dzung gót chân Heel
kơđeeng boóng bịt lổ to cover a hole
kơđoo nách Armpit
kơbhlể măt nháy măt Winda
kơbip boop ngậm miệng shut mouth
kơbroo tơcớm ngón cái Thumb
kơbroo têi đốt ngón tay Knuckle
kơbroo têi ngón tay Finger
kơbroo zrớng ngón giữa middle finger
kơkoq đhớl cục đá small lump
kơkoq léq, xơnenh bắp thịt Muscle
kơgiêr cây kiền kiền peck wood
kơkhôr lỏng Loose
kơl bán mua to sell
kơl đÓng mua cho to buy for
kơlóh cối giã gạo, giã gạo mortar
kơlớng đường Road
kơlớng áih đường mòn trail, path
kơlớng dading đường rừng Trail
kơlớu khóc người chết cry to died people
kơmớr thiếu nữ teenage (femal)
kơmO tuổi tuổi age
kơnưa cái cưa saw
kơnh đEc như thế kia like that
kơnh đớu như thế này like this
kơniêng răng Tooth
kơniêng bhlớng răng hàm Molar
kơniêng cluôi răng nanh canine tooth
kơniêng pơlÓng răng cửa Insiser
kơnung priq buồng chuối stalk of bananas
kơpăng têi khuỷu tay Elbow
kơpiq đè to press on, to cover on
kơpuôt têi nắm tay to clench
kơtaq nôn Vomit
kơtiêr trơn slippery
kơtiêu bỏ vào túi put into pocket
kơtir trơn Slippery
kơvăng têi co tay to turn hand back
kơxee mặt trăng Moon
kơxeec xâu to string
kơxic xâu to thread
kê quá too
ka-op ôm have a hug
kađơơng dẫn to show, introduce
kađaq mỏng thin
kađổ đựng to contain
kađeeng đậy to cover
kađhơơng cầm to hand
kađhap khó khăn difficult
kađhap prhƠm khó thở Oppressive
kađhớc bí Pumpkin
kađhơớng cầm to hold
kađhớng dựng nhà to set up house
kađhớng tóh núm vú teat, nipple
kađhếh vướng to be entangled in
kađhoong cá fish
kajook sôi to boil
kajuôt giật mình to jump body
kađiêl vợ Wife
kađiêl pâk tơơm vợ cả the first rank wife
kađiêl tu vợ lẻ second rank wife
kađiq khinh bỉ scornful
ka-óh ho Cough
ka-oóh ca-iêr ho hen
ka-ai đau hurt, sick
ka-ai đhamơl cảm to have a cold
ka-ai acóq nhức đầu Headache
ka-ai kananh bệnh tật Desease
ka-ai kaniêng đau răng Toothache
ka-ai hoóng đau lưng Backache
ka-ai măt đau mắt sore eyes
kabang đui Blind
kabang mui chađáh chột one-eyed
kabao têi mỏi tay aching hand
kabao, nhứh mỏi khớp Weary
kabhổ no full
kabhook sờ to touch
kabhúh đới họ hàng the relatives
kabhúh adich những bà già old women
kabhúh apee họ ngoại the relations in the mother's side
kabhúh taha những ông già old men
kabhúh zi họ nội the relatives in the father's side
kabhuông, bhanuông máng ăn cho lợn Trough
kabớm ngậm suck in mouth
kabuq xốp Spongy
kabưnh kachăng mỉm cười to smile
kabunh cười mỉm smile
kakót móh xỉ mũi to blow one's nose
kachăng cười to laugh
kachăng lơhiêu cười lúm đồng tiền to laugh with dimpled cheeks
kachăp hỗn láo Insolent
kacháh đhớl than đá Coal
kacháh oóih than củi Charcoal
kachóh nhổ Spit
kachóh aham lao Tuberculosis
kachít mắc cỡ to be shy
kakoong núi Mountain
kacứt ngứa Itchy
kaduaq chua sour, acid
kadua ra lệnh to order
ka-er nỡ, đành to be resigned to sth
kagơu con muỗi Mosquito
kagoh goá Widow
kahip con rết scolopendra
kahir sốt rét Malaria
kóih, chrơbhăr cái lao Javelin
kalang diều hâu hawk, kite
kalớm ngã falling
kaloong, karao trứng egg
kaluah không đúng not true
kamáq không chịu được unable to stand
kamớn trứng cá goose bumps
kanăm tối Dark
kanăm cadem tối tăm dark
kanoóq xơơng chú ý, để ý to take a notice after
kanoóq, crơnoóq nghĩ to think
kaneep xoc cái kẹp tóc Hairpin
kóng đồng Copper
koóng dày Thick
kóng têi vòng tay Necklet
kóng tuôr vòng cổ Necklace
kangit măt nhắm mắt to shut eye
ka-úih ồn ào noisy
kapáih cây bông Cotton
kapớn, kakhin sợ to be frightened
kapiu con trâu buffalo
kapuôt bóp vỡ to hold sth broken
kapuôt têi nắm chặt tay to hold tightly
karơ khoẻ Strong
karơ kavan giàu mạnh riche
karơ gamăk hùng mạnh development
karơch krơvơch bóp cò to press
karao dương vật Penis
karao chếh trứng nở Hatch
karech co rút to shrink
karớu trứng Egg
kariaq mặn Salty
karong tụ tập to gather
karot, cadơq các loại ong khác other types of bees
karum jơnong gầm sàn spice under
karung sông River
kat cháy Burned
kat (cơm) cháy burnt
katơr tai ear
katôq không chịu disagree
katar vò to crumple up, to crush up
kathê bừa bãi untidy
kathúi havi nhổ nước bọt (khinh) spit out
katiêk đất Earth
katiêk abhíh đất mùn Humus
katiêk bhrông đất sét Clay
katứih nhỏ nhoi to drop
katru bồ câu Pigeon
katuôih cạo to shave
kavach áo vạt áo flap
kavah têi vẫy tay to wave one's hand
kavan, krơvan giàu rich, wealthy
kaxenh rắn Snake
kaxenh kăp rắn cắn to bite
kaxenh tơviêng rắn lục green snake
kai cày Ploughshare
kazể đẩy to push
kazrang nhộn nhịp busy
kéh axeeh dắt ngựa to lead
kêu xoài Mango
kơq lại again
chăt mọc to grow
chô về to return home
chô achăk khoẻ người lại to be well again
chô ravai lấy lại tinh thần to be restored to sprit
chơđiq bấm to crush with fingers
chơbrăr phóng lao to throw, to hurl javelin
chơchơr mồi chài entice, decoy
chơchóh nhonh băm thịt to mince
chơchik dệt to knit
chơchớr theo hàng lối according to line
chơ-ớh chơi play
chơmai bọ mạt white bug
chơmenh ngôi sao star
chơmar, pơniêng, xing bẫy trap
chơmooc con mọt Bukbuk
chơnăk người (loại từ) classifier of people
chơnee gạo pounded rice
chơngai xa Far
chơngớp acóq cúi đầu to bow one's head
chơpăt sáu six
chơpưa thằng Guy
chơpưa năk thằng ấy He
chơpơq mái nhà, lợp nhà Roof
chơpiêt miếng a piece
chơrôq để nguội not hot
chươt tỉa to plant
chươt boóng chọc lỗ to stick, to dig hole
chơxur một điệu lý Cơ tu a kind of folk songs
cha ăn to eat
cha đáh ăn nhậu eating
chađáh đhớl đá tng boulder, rock
chađáh têi cánh tay upper arm
chađa gang tay span
chađa a-oc đo gang tay to measure by hand
chađhee con dán Cockroach
chađhớp đá to kick
chabeet cấy to transplant
chacEt rét Cold
chach bEc đánh diêm Strike
chach bEc quẹt lửa to strike a match
chachơrơc ngược dòng to go upstream
chachơriêu chỗ rợp to be shady
chachao cháu chắt great great grandchildren
chacheng nghiêng on side
chachớp hát đối đáp a kind of folk song
chagơr trống the drum
chagang kiềng tripod (for the cooking pot)
chagruôn trăn python
chóh trồng to tie in bundle
chaleng lé mắt cross eyed
chama giống cây trồng seed
chamunh tu bhuôr nhồi đọt sắn to stuff
chanăng têi giang tay to make the arms widen to hold something
chanăp lễ độ, nhã nhặn, đàng hoàng Polite
chanăt pô chồi, nụ Bud
chang sải tay arm length
chanớt gậy chọc lổ Sticker
chanup tấm ảnh a photo
ch'ap ngáp to yawn
chóq buộc, bó to tie
charáh tên bắn cung, đạn Arrow
chêt chết to die
chêt đhOng chết hụt Narrowly escape from death
chêt lơngăt chết ngất to faint
chêt mamông chết đi sống lại Narrowly escape from death
chêt nhum chết non die young
chêt tơcÓh chết già die of old age
chata râu beard
chatur hibu sao Hôm evening star
chatur radiu sao Mai morning star
chE (trứng) nở egg hatches
chở loãng, nhão watering
chEn (cơm) chín Cooked
chEn chín well cooked
chưi tìm kiếm look for
chiêm chia phần to share
chớc tìm to look for
chớc bƠn tìm kiếm to look for
chớc tơvai bịa đặt make up
chớh nở to bloom
chihat xót Sting
chớih lượm, nhặt to collect
chilớn cây cọ palm tree
chớn buah ủ rượu gloomy
ching chiêng Gong
ching dO mãi mãi Forever
chingach (nước) lã water not to cook
chingach trong trẻo Clear
chi'ol cơlớng chỉ đường to show the way
chip ổ heo rừng nest of forest pig
chipơr, znươu chốt thuốc độc poison
chipiêt múi (bưởi, cam) segment or section of the grape fruit
chiplOng nhảy Jump
chỚq tiếc nuối regret
chớt tỉa to plant
chivăc catiêc xới đất to hoe
chnÉh gạo processed rice
chO dưới kia there
chưaq dứa (thơm) pineapple
chúh chọc (quả), đâm to pick (fruit)
chOi tỉa to plant
ch'ol crơđoi ngón út little finger
chom chén, bát con bowl
chOm được, có thể can
chOm têng được, làm được to have, can
chOp rình to spy on
chOr được mùa good crop
chpiếh con dao knife
chráih lược, chải đầu comb
chráih grửa lược thưa larger-tooth comb
chrơbóh mỏ chim Beak
chrơchO thớt dupping board
chrơcOp móng trâu, bò hoot
chrơgơng nai deer
chrơhiêr, rơlat pơnenh rãnh tên groove
chrơhOi, chahOi mương trench
chrơhOng lối đi entrance
chrơláh puôn ngã tư crossroad
chrơlach cóih én swift
chrơlang vai shoulder
chrơléh kèo wattle
chrơmiêc nhẫn ring
chrơmil gương mirror
chrơmuônh người yêu boy/girl friend
chrơnăl quen familiar, acquainted
chrơnăp kính trọng to respect
chrơnóh cây trồng plant
chrơtur blớu sao Bắc đẩu the north pole star
chrơvang vang động resound
chrđóh đóng đầu hồi nhà (khu đĩ) gable
chrđhỉ 'mbáh quạt thóc to winnow from
chrổ sôi, nóng để nguội cool
chrhOng khu vực region
chriêt, chacit, chacÉt nguội lạnh cold
chril chói shining
chr'ol têi chỉ tay palm
chrOnh, chơmuông người yêu lover
chrot nớq tr nợ to hand over
chruôi znươu, xut znươu bôi thuốc apply
chrun cây vải litchi, lichee
chríh lạ strange
chu lần time (once, twice...)
chuah, xuôr cát Sand
chung cái rìu axe
chíah vót to sharpen
chíp cúi xuống to bend down, to stoop
ciêng muốn to want
ciêng bêch buồn ngủ Sleepy
ciêng cataq buồn nôn to vomit
cớm Óih nhen lửa enkindle
cit mài to sharpen
clăn, cle âm hộ Vulvar
cláh thờ, treo lên thờ to worship
cla chủ Landlord
cla bhuh chủ họ the head of lineage
cla nớq chủ nợ creditor, owner
clêch chìm to drown, to sink
clêch yên ổn peaceful
clóh giã gạo to pound
clÓng Oi nốt ruồi Mole
clanh têi, cơbăc khoanh tay to fold one's arms
clEng thắt lưng Belt
clớm ngã to fall
clớm chachêl ngã nghiêng to fall on the side
clOch làm trắng, sạch (gạo) whiten rice
clúh tham to be greedy
cloi, clăm, đhỏ đái to urinate
clOng máng nước water trough
clong vịnh lớn (ở biển) bay
clOng carao lòng đỏ trứng yold (of egg)
cluôi nanh (lợn rừng) eye tooth
clung đồng bằng delta, plain
clung abhêi củ cải white radish
clung clang bằng phẳng even
coc 'ngco sa nhân Momordica
cếh cây quế Cinnamon
col đốn cành to cut (branch)
cOn cóh người vùng cao people in highland
cOn iêm! ngon làm sao! how is deliceous
cOng đòn tay Roof poles
conh đực, trống Male
conh bo bò đực Bull
cOp bắt to catch
cOp axiu đhíq têi bắt cá bằng tay to catch fish by hands
cor khuấy to stir
cưr cháu gọi chú nephew
crơđE nứa Neohouzeana
crơđoi jung ngón chân út little toe
crơđong mõ the wooden bell
crơch chăng thằn lằn Lizard
crơchăl khoảng cách space
crơchớc lắc to shake
crơdOl nứa cật a kind of bamboo
crơhô tham to be greedy
crơhơng Óih than đỏ Embers
crơlăng kho lúa storage, storehouse
crơliêng benh viên kẹo tablet of candy
crơlOng hạt Seed
crơlOng abhO hạt ngô pip, corn
crơlOng amớt hạt tiêu Pepper
crơlOng harO hạt thóc rice's seed
crơlút, xanuôl mồi bait
crơnăl làm dấu do a trace
crơng rừng forest
crơnOn bhươl hàng xóm Neighbour
crơ'úh lOm cháy ruột cháy gan very worry
crơtang atưch mào gà Cockscomb
crả cháy khê overcook
crach bhơi phát cỏ to cut grass
crêch têi jung co giật extract
cróih đá mài Grindstone
crazể xô đẩy Jostle
créh gặm xương to gnaw
crE đúng Right
crE chipơr trúng độc to be poisoned
crep hot hút thuốc smoking
crhổ mồ hôi Sweat
crhic nhức Painful
crúah con quỷ devil
crOl chết đói to starve to death
crong, ể aham kiết lị Dysentery
crtớp yếm cua crab's plastron
crung canh soup
críah agôt vuốt (hổ) claw(of the tiger)
críah têi móng tay Nail
cuôi, hơc hăc tắc kè Geckco
cuôt một loại bánh nếp a kind of rice cake
cuc đeo to wear ring
cuc đeo to carry under arm
cuc tua quàng khăn to wear scarf
cum nền nhà Floor
cum, cớm Óih nhóm bếp to make fire
cut cắt cổ gà, vịt kill cock, duck
cíah chờ cơ hội waiting a chance
dăl cạo to shave, to scrape
dơc húc to gore
dơng nổi Float
dỎ không, chẳng có not
dadƠl mông Buttock
dadơr thưong yêu to love
dadả múa nữ to dance
dadahalang sả Citronella
dadên quen làm to be used to
dadEc méo Shapeless
dadich adich cụ bà great grandmother
dading cacOng rừng Jungle
dading chingai rừng rậm Jungle
dading gring rừng già old forest
dadúl tim Heart
dadOng thường xuyên frequent
dổ cuốc Hoe
dal dài, cao Long
danum chrơgơng nhung nai anther'sbud
dap đếm, đọc to count
déh âu yếm to fondle
dEr run Shiver
éh phù, sưng spell, charm
dilang dẻ Clustnut
dưm đắt Expensive
dủ lõm, vơi Concave
dứah lành bệnh Recovered
dOc trèo to climb
dong dEp ẩm ướt Wet
dưr ngồi dậy to sit up
dưr pơnung mưng mủ Fester
drôl crôl so le Unequal
dua mời to invite
dup phía dưới under
ở nhé
gƠmlả chớp Lightning
gơđhroc khói smoke
gơbaq rau má Cenlella
gơbur vun gốc earth up tree
gơhul khố Loincloth
gơjơn đánh đuổi to drive off/ away
gươl nhà rông Cơ tu K'tu village house
gơnO dành phần saved to
gơp hang cave
gơt, đhrớr rung cây to shake
gơ'ur độn, ghế vào cơm to stuff
gadơc Óih khói smoke
gadở hoch đac ong hút mật suck
gÓh khô dry
gahứn hen asthoma
góih, guai giun earthworm
galuôc práq ngắt lời to interrupt
gamăc to large
gamăng sửa chữa to fix
góq nồi cooking pot
góq gOi nồi niêu pans
garOng hàng rào, rào fence
garớn cái búa hammer
gavương cuộn dây coil of wire
gốh prỉ chặt chuối to chop banana
gớm mát trời cloudy
git rõ clear
glăng thông minh intelligent
glôc, pêch đào peach
glơc khiêng to carry sth with sb else
glai dại dột unwise
glai, ngôc, pabhÓq ngốc, dại stupid
glanơc đòn khiêng carrying pole
glap con mối termite
gléh gậy để chòi qu long stick
glÉh glEng mệt mỏi tired
glEng ngắm mục tiêu to aim at
glEng măt nhắm mắt to close one's eyes
glủ giật to snatch
glúh kéo xuống exit
glúh chơnóng kéo sợi to spin
glúh tơvăl giật lùi to back
g'o, a'ac quạ crow
gOc, alOng rau dớn a type of vegetable
gếng harO gánh lúa to carry by a shoulder pole
got gặt to havest
grô próng độc ác cruel
grơ dũng cảm, gan dạ courage
grơhac, mrơhEc sặc choke
grơnhang mõ đeo cổ trâu bamboo ecosin
gróh acOn dạ con womb
grưi bờm ngựa mane
grớm sấm thunder
gring cứng hard
grớng axơq cuống lá stalk, peduncle
grúh mai cua crab's shell
grOng, viêng, vang vây thú Cascade
guôp đôi a couple
gui harO gùi lúa carry rice on one's back
gun cuốn tròn mình roll up
gung dưr vùng dậy to get up with a start
gur găr ngoằn ngoèo zigzag
hươc kịp in time
hơla, axơq lá Leaf
hơlêng nặng Heavy
hơlung têi vân tay Vein
hơnôr móh nước mũi nose mucus, snot
hơnh mừng to be glad
hơpO cây có nhựa làm đuốc a kind of tree
hađăl che làm cho tối dark from sth hiding
ha'ap ngáp to yawn
habéh axiu câu cá to do fishing
habO mưa dột leaky
hadăng nếu if
hadưr, hadur chrlang xốc (lên vai) to lift up
hadum đêm night
hadum cêi đêm nay to night
hadur acóq ngẩng đầu to raise, to turn one's head up
hadur panenh dương cung to tense bow
hadur têi giơ tay to raise hand
hadur, pazÓng dựng to set upright
ha'e sẽ will
hagic xách to carry by hand
halúh luộc to boil
halOt sảy (gạo) to winnow
halíq lêi tự xét mình to consider oneself
hÓng lưng Back
hÓng chpiếh sống dao blunt edge
ha'Ot mùa đông winter
harE rẫy swidden field
harE talơi rẫy bỏ hoang Uncultivated swidden field
haring sảy to winnow
harớp sập (hầm) to collapse
harO lúa Rice
harO đEp lúa nếp glutinous rice, sticky rice
harO cơxai lúa tẻ plain rice
hatê sàng gạo to winnow from
hatủ lở Peeled
hatuc xúc to scoop up
havai sợi mây rattan
havil quên to forget
havil cơlớng lạc đường to lose the way
hay nhớ to miss
hEc abăng bẻ măng bamboo sprout
hibu buổi chiều Afternoon
h'ic bưr sứt môi have a harelip
hil nhẹ Light
hin, chachớq keo kiệt stingy
hirEng sáp ong Beeswax
hớt, hơu còn xanh, chưa chín Raw
hOi chảy run off
hOi đhamớl, hOi đac móh chảy nước mũi runny nose
hOi aham chảy máu to bleed
hOm tắm to have a bath
hOng ong đất Hornet
hor nướng bằng ống tre to grill in bamboo
hot caphiên thuốc phiện Opium
huôl đac hơi nước Steam
huông hoang đàng prodigal
h'ul cha đói Hungry
hunh ngửi Smell
iêm ngon delicious, tasty
iêm lOm sướng Happy
iêm lOm hoan hỉ glad
iêm práq giọng nói Voice
iêt xắt, thái to slice, to slash
i'chrO tương lai future
ớng của of
ớng chô mang về bring home
ipE amay chúng mày You
i'íh khâu to sew
i'íh khâu vá sew
jƠng lười biếng to be lazy
jƠng lêi ghét, không muốn nhìn to hate
jơjin têi chai tay Callosity
jơn lơi lùa, đuổi đi to drive
jajon chồm hổm squat
jal gơhul quấn khố wearing cloth (men)
jang lội to wade
jang đac lội nước to wade in water
jóq abhO tương bắp horn sauce
jép têi mút tay to suck
ji Óih bớt lửa reduce fire
jiêt múc to scoop
jiểu buah hút rượu to attract wine
jớq nớq còn mắc nợ to debt
Jung chân Foot
jung dading chân núi foot of the mountain
jíh nhựa cây Balm
khâu bro, chacEt pabhlớng rét buốt piercingly cold
khơkho cườm nút wrist ankle
khơkhol huýt sáo miệng to whistle
kham lêi khám bệnh medical exam
khoi xong finish
khor khuấy stir
khung, naq môp thối rotten, stink
lăp đhanum xếp chăn pile blanket
lƠn nuốt to swallow
lƠng và, với and, with
lƠp kín Tight
lơ, la mà but
lơđhôr rạng rỡ brillant
lơcrơu mờ dim, opaque
lơi bỏ to throw away
lơi atưch, palóh atưch thả gà to set free (cock)
lơi cađiêl bỏ vợ to leave one's wife
lơngơr nõn nà silky and velvety
lơngOc ngơ ngác dazed
lơngOi mát (ruột) feeling cool
lươt đhỏ đi đái Urinate
lươt đhiêr đi vòng quanh to go around
lươt bhơjang đi ngang qua to go across, to pass
lươt bhuông đi thuyền to go boat
lươt jung đi bộ to walk
lươt lalăm đi trước to go before
lươt ểq đi ỉa defecate
lươt tơmOi đi thăm chơi to visit
lươt tơtứn đi sau to go after
lươt tatớl đi thụt lùi to lag behind
lươt, vốih đi to go
lươu thưa sparse, wide-meshed
lơzơm (tóc) bờm xờm bushy
lỏ căr lột da to shell, uncloak
lỏ 'ngcăr lột vỏ cây to peel (the cover of the tree)
lêch thiến to castrate
lêi cađiq coi khinh to look down on sb
lêi pađhơch, lêi papuốih xem bói to divine
lalăm trước in front
lalây khác nhau Different
lalêi măt mở mắt to open eye
lamả béo Fat
lang đời life, society
lÓng mở gói to open
lang ahay thời xưa longtime ago
lÓng pơlÓng mở cửa to open
lÓng trơpang têi xoè tay open the hand
lapáq bụi rậm bush
lưch liêm đẹp hết cỡ the most beautiful
lÉh hái to pick
léh jung dấu chân Footprint
léq thịt Flesh
lÉt dán dính attach
lét be (bờ) to build mud embankments on
leng giết thịt to kill
liah liếm to eat with tongue
liêm đẹp Beautiful
liêm lOm luônh, tmach tốt bụng Kind
libleq măt mắt lác cross-eye
ligông hÓng gù, còng round, shouldered
lớh thoát khỏi to escape from
lớih lưới Net
ling đac 'nlOng tưới cây to irrigate, to water
lớp sắc Sharp
lớt sai, trật wrong, false
lủ, abhíh bùn Mud
lOm gan Liver
lom nõn cây tender bud
lúm gặp to meet
lOm chagơr mặt trống the drum's side
lOn kịp to catch up
lOng trôi Drift
luônh bụng Stomach
luônh bhOc lòng trắng white part of egg, eye
luônh gring ruột già large intestine
luônh nhum ruột non small intestine
luônh tăm lòng đen black part of eye
luch, lưch hết all
líng, tOng rót to pour down
măm bú to suckle
măt mắt Eye
măt mặt Face
măt đhưr mắt kém weak sight
măt mui ngai mắt cá chân Ankle
măt tơngay mặt trời Sun
măt tơngay blớu mặt trời mọc Sunrise
măt tơngay lƠp mặt trời lặn Sunset
máq chịu được to stand on
máq, tơmáq nổi (làm nổi) to be capable of doing sth, to have ability
môp xấu bad, ugly
môp lOm tức giận to be angry
mƠc tahO mắc bẫy to fall into a trap
mơ mấy how much
mơchớu, apuốih ốc winkle
mơhac xảm, không ngon not delicious
mơmơ bằng equal, level
mơmang bồ hóng Soot
mơng vững vàng stable
mơng, nhứm chặt Tight
mơzết mười ten
ma (trợ từ)
ma harO mạ rice seedling
mađêc nhão soft
mabhui thần linh good spirit
madang thầy cúng Shaman
móh mũi nose
mÓih, bhÓh muối salt
mamông sống to live
mamông carơ mạnh khoẻ healthy
mamơ giống nhau, hoà the same
mamai con dâu daughter in law
mamênh tức giận angry
mang trán Forehead
manúih người mankind
manứih người Mankind
manứih ađhuôc người Kinh Vietnamese in low region
manứih babOch ca sĩ Singer
manứih chrơnăl người quen Acquaintance
manứih chríh người lạ the stranger
manứih pơlƠng người ta People
manứih tơmóh người làm mối Matchmaker
manứih zup xOc vai người đỡ đẻ Midwife
maxỉ biển sea
'mbơr carâu lòng trắng trứng white (of egg)
'mbac, đOng cành Branch
'mbêch thịt nạc lean
'mbang lối rẽ intersection
'mbháq tát to slap
'mbháq harO đập lúa to thresh
'mbhưc cái mác broadsword
'mbhớm đắp to heap on
'mbhớm đóng đắp tường to heap on
'mbhớt đánh bằng roi to beat with rod
'mbhúah rarOp ngã sấp fall flat on one's face
'mbhui mơ'um may mắn lucky
'mbhíq dur, taméh đánh thức to awake
'mbrương sáng mai morning tomorrow
méh thức awake
me mè lath
menh kẻo otherwise
meo mèo cat
mớt vào to enter
mớt Oi đóng đi vào to come in
mlơi có lợi benificial
muq, garớn cái búa hammer
m'nđhrưah đồng thời at the same time
mOn chơchơr nói dối to tell a lie
mOn p'mpO nói mê to talk in sleeping
mOn trơxin thầm mutter, whisper
mOn, práq nói to speak, to say, to talk
mOng đậu quả, có trái tree has fruit
mpan nhử (chim) to snare
mpang dòi Maggot
mpưc dao phát Axe, knife
mpéq lơi vứt bỏ throw away
mpét ong rú a kind of bee
mping phía trên above
mpớng một nửa half
mpớng carung lòng sông River
mpớng hadum nửa đêm Midnight
mpớng 'mpÓh đục phá to break
mpOc cốm grilled rice
mrơđO một chỗ the same place
mrơcơng têi bắp tay forearm muscle
mrơcơnh như nhau the same is
mrơlOng cây dâu da Strawberry
mrơnghi nguyệt thực Eclipse
mrơniêt têi ngón đeo nhẫn ring finger
mréh sán intestine worm
mriêc cát, sạn (trong cơm) sand in rice
mưt trốn to flee
muông cột cái Post
mui một one
mui đhíq, zazum chung Common
mui hariêng một trăm hundred
mui rơbhớu một nghìn thousand
mung cái thúng Basket
m'íh ôi Tainted
míq ngai cả hai người all of two people
năc cóh trên kia kìa over there
năc ci lúc nãy a short time ago
năl mOn biết nói know how to speak
năl têng biết làm Qualified
năng achim cánh chim Wing
năng axiu vây cá Fin
năng panenh cánh nỏ Bow back
năng têi cánh tay Wrist
'nđÓh váy Skirt
'nđhơ mặc dù inspite of
'nđhrach papứah giặt giũ washing
'nđhrưah...'nđhrưah vừa...vừa be doing...doing
'nđhrớn trượt to slip
'nđhrưl đàn hai dây the musical instrument
nóh atao bả mía Pericarp
nóh capông vỏ dừa husk of the palm
nóh carao atưch vỏ trứng gà shell (egg)
nam sắt Iron
ndEr chăc ajớn bủn rủn tired and weak
ngăn ấm warm
ngô, clang ađhuôc khoai Tuber
ngôc glai đần độn stupid, silly
ngơngớt buồn ngủ, ngủ gật to nod off
ngai ai who
ngỎi con trâu buffalo
ngam, baq ngọt Sweet
ngang rề rà, chậm chạp slowly
'ngcăr da Skin
'ngcam cám Bran
'ngcét trói buộc tightly
'ngci jớq một chặp nữa a short space of coming time
'ngcO ống tre bamboo culinder
'ngcO chắc đac ống đựng nước water pipe
'ngghiêr cây đa Banyan
'ngglếh vỡ, bể to break
nghê, canhỉ nghệ Turmeric
nghiêt lăn to trundle
ngớn bO mưa to strongly raining
ngớn ca'ai đau nặng dangeous diseases
ngOp buồn (đái) to feel urge to make water
ngop vắng Deserted
ngOp dO hiu quạnh Quiet
nhăn xin to make a request
nhăn cơq đòi to ask for paying back
nháq cứng hard
nhôn vội hurry
nhương nhường nhịn to humble
nhÓng chai cứng hard
nhanhớl cưng chiều spoile
nhanhủ nhanhiêt bẩn dirty
nhanhot tò vò Maisonbee
'nhchây chấy bug, ascarid
'nhchưr khoai sọ Taro
nhEn rậm dense, bushy, thick
nhim, rEn khóc to cry
nhớng dai Tough
'nhjuông hàng, dòng, luống bed, line
nhOm (buộc) chặt tight
nhonh nát pasty, crushed
nhOnh nát bột crushed
nhum mềm Soft
nhum axơq, tabong búp lá bud, shoot
'nhzăng harO rơm Straw
'nhzáh măt vỡ mặt face broken
'nhzớu hoặc or
nớu cêi bây giờ now
'nlOng cây Tree
'nlOng gỗ Wood
'nlOng đăm cây đổ the tree gets vertically on the ground
nO bO mùa mưa raining season
nếih Oi rẽ, quẹo to turn
'ntac lưỡi Tongue
'ntóh báh harO đươi đhỉ giê thóc to winnow in the wind
'ntÓng chùm, chục cluster
'ntap têi vỗ tay to clap one's hands
'ntốq rơi to fall, to drop
'ntiêu túi áo pocket
'ntiêu áo túi áo Pocket
'ntớt mắt cây Knot
'ntong ching đánh chiêng beating gong
'nxiên axiu vây cá fish scale
'nxiêng mỡ Fat
ểq cứt dung, defecate
ểq hOi, pazrua ỉa chảy Diarrhea
Och gầy Thin
och harE đốt rẫy to burn, to fire the swedden
úh luộc, nấu boil
ếh nín to hold
ếh pahơm nín thở hold breath
Oi về hướng to
Om đac uống nước to drink water
Om bua uống rượu to drink wine
păr bay Fly
păt aham cầm máu Hemistatic
păt bO tạnh mưa stop to rain
pôc chậu Sink
pôih lễ tết festival
pơđhiêr quay thịt roasted
pơhớu, đhớl đá stone
pơlÓng alúh cửa sổ Window
pơlÓng chô mớt cửa ra vào the door
pơlơq chachêl lật nghiêng to make one's position on the side
pơlơq lalang lật ngửa to turn over
pơlơq rarớp lật sấp to turn one's position from up to down
pơlung dạ dày Stomach
pơnông con (loại từ) classifier of animals
pơng đội to carry on head
pơngan đất nung terra cotta
pơnhai nhai to chew
pơ'o mai a type of bamboo
pơrăng ánh nắng Sunshine
pả thờ to worship
cláh thờ to worship
pa'ăt ađhi giữ em to look after baby
pađơp đưa to give
pađơp đÓng đưa cho to hand over
pađóh nứt nẻ chipped, broken
pađhrƠng bỏ đói not to be ate
pađhur làm yếu to weaken
pađớc đi lên to go up
pađớng bắt trói vào cột to tie up the pole
pađing 'mpOc rang cốm to pop green rice flakes
pa'óh bùi tasty
pabhơlớng lắm, rất very
pabhêl khoai từ a kind of potato
pabhlâm bàng quang lower abdomen
pabhưp abhưp cụ ông great grandfather
pablớu kinh nguyệt Menses
pac chia divise
pacalớm đẩy ngã to push falling
pacep kẹp tóc Clip
pêch đào to dig
pêch chrơhOi đào mương to dig
pachô trả lại to pay back
pacha cho ăn to feed
pachéh nhảy mũi blow nose
pachEn nấu chín cooked well
pachớh cháo Porridge
pachOm dạy to teach
pachOm lươt tập đi doing exercise of going
pachriêt làm cho nguội to get cold
padươc rủ rê call to do together
pada thai chết Miscarry
padi, ruôch mổ thịt hill cut open
padứah đhrÉh chữa bệnh to cure
padứah ca'ai chữa bệnh to cure, to nurse
padur xây dựng to build
pagơt rung to shake
pagơt jung dậm chân to step strongly on the same place
pagưi gửi to send
pagit làm cho rõ clearize
pagớt động đậy to move
paglúh xiêr kéo xuống to draw down
pahư hư hại damaged
pahươc cho kịp to catch up
pahơm thở breath
pahớn vội vàng hurry
pajáq làm nhanh to do quickly
pajƠng acOn ru con to sing to sleep
pakhâu ớn lạnh chill
pakhin doạ to threaten
palƠp giấu to hide
palƠp ađớy nấp to hide
palưa cúc áo button
palóh thả gà to let out
palóh crhổ ra mồ hôi Sweat
paliêm làm cho tốt, cho đẹp to get more beautiful
pachăm sạch Clean
palOn tranh thủ taking a chance
paluch làm cho hết empty
panêch cái thuổng spade
panéh mít jackfruit
panenh nỏ crossbow
pa'ngra lưỡng lự hesitate
panhớt nhặt (không thưa) not sparse
panhonh vỡ vụn to be broken ruiningly
paniên trẻ young
paniên tửi trẻ con children
panớng bạc silver
panOi sính lễ betrothal gifts
panuôl chi cuộn chỉ roll of thread
panung mủ pus
papớm cây sống đời a kind of medicine tree
papúih sốt fever
par, băn par nuôi to feed
parang thang gác ladder
paríh riềng galingale
patEt zarim nối chỉ to join
pathê giả vờ, có vẻ tốt to look like good, not true
patoch làm cho nhọn to sharpen
patunh lơi bỏ củi vào bếp to hand wood into stove
paviêr đi đường tròn to go around
pavil quay tròn to turn round
paving nói hớt lời to interrupt one's speech
paxiêr đưa xuống to send down
paxul cất tiếng hót up to singing (bird)
pazây cần cù to be laborious
pazươc rủ to urge
pazêng tất cả all
pazao giao to entrust
pazum cưới to marry
péh hắt throw
pE ba three
pở chòi nhỏ ở rẫy tent in a fielt
penh bắn to shoot
penh crE bắn trúng to shoot hit
penh lớt bắn trật to shoot miss
phưa phần part
piêng men rượu yeast
pic đac cửa sông estuary
pớh có mặt be present at
pih bhung bưởi grape fruit
pih cheng chanh lemon
pih piêl cam, quýt orange
pớl, đhứq cùn blunt, dull
pớnđil con gái girl
ping mộ, mả grave
pơng đội carry on head
pớng prỉ nải chuối handle of banana
piếh 'nđhrưl đánh đàn to play the guitar
pớq lớn big
pớy lấy to take
pớy angÓn tơbhréh, pathir lên dây đàn to stretch the string
pớy cađiêl lấy vợ to marry (male)
pớy cadic lấy chồng to marry (female)
pớy cha ăn cướp to rob
pớy glúh kéo ra, rút ra to take out with hand
pớy mamai đón dâu to take the bride from her family
plăc hhang gãy xương broken bone
plăm săn bắn to hunt
plăng cỏ tranh alang grass
pláh Óih chẻ củi cleave wood
plông (gió) thổi to blow
plƠm vắt landed leech
plưa khoảng cách space
pla béh lưỡi câu Hook
plóh lồi convex, protruding
plÓh, pláh chẻ cleave
plE 'ntốq quả rụng to fall
plE xráh trái thối Rotten
pleng trời God
Pleng đhangúh trời u ám cloudy sky
Pleng bhơrương trời sáng clear sky
pleng bO trời mưa Rain
pleng pơrăng trời nắng Sunshine
pling củ mài yam
plớu đùi Thigh
plủa đac tóh cai sữa throw up milk
p'mpO, prơnO chiêm bao to dream
pOc cuốc (đất) to hoe
pOi cưới to get marry
púih nóng hot
púih lOm nóng nảy quick-tempered
púih, pứih nóng Hot
pún, pứn rốn Navel
prư bò rừng Gaur
pr'ăt sống yên bình peaceful life
pr'ăt pr'tớt chuyện đời sống daily life
práh êp vùng thấp Lowland
práh dading sườn núi Mountainside
práh dal vùng cao Highland
práq tiếng nói, lời speech, language
prơđáh lễ đâm trâu trong họ family party
prơđul cái phao Bouy
prơhơm hi thở Breath
prơhat bài hát Song
prơjăm thức ăn food
prơkên rau húng Basil
prơla lưỡi dao Blade
prơléh roi, cái roi lash
prơlui gâc Wampee
prơnơng nón, mũ Hat
prơngớu im lặng quiet
prơngOt lễ đâm trâu nhiều bản ceremony to kill buffalo
prơtôc hươu deer, stag
prơtóh nổ to explode
prơtÉt jung khớp tay, chân Joint
prơtO dặn dò to recommend
prơzơc bạn friend
prang khắp nơi everywhere
prao cây chò parashorea
prdang bậc step
prở ớt chilli
prớp vấp to be stuck
prlông Óih ống thổi lửa blow-fire pipe
prủ lơi đánh đổ overthrow
prỉ chuối Banana
prỉ ađhuôc chuối tiêu type of banana
prỉ a'oi chuối rừng canna
pru Óih thổi lửa to blow
prung hầm cave
puôl cuốn to roll up
puôn bốn four
pua harO phơi thóc to dry the rice in the sun
puốih cúng to donate to died people
put cái u (trên lưng bò) fibroma
píh quét nhà to sweep
píq bóp to press
qơc ợ Belch
qhang xương Bone
qhang cO jung xưng ống chân long bone
qhang gruông hÓng xưng sống Spine
qhang nar xưng sườn Rib
qmăl tổ ong bee home
qnăng cánh wing
qniên trẻ Young
qniên glúh, niên văt trẻ ra to make something be young again
qring dầng, sàng sieve
rƠc vàng Yellow
rƠm mong look forward to
rơlat, tananh lạt đan lát bamboo lape
rơrổ, rổ nhổ cây to pull up
rơréh củi wood for cooking
rơtớq mò mẫm grope
rơvéh rau vegetable
rơvéh tahum rau thơm sweet smelling vegetable
rơviêng nhặng blue fly, bluebottle
racóh bè ferry with trees tied
radiu buổi sáng Morning
radiu tƠm rạng sáng early morning
radiu tarưp sáng sớm early morning
radOc lang thang to wander
rÓh cháy to burn
rahal đac khát nước thirsty
rao têi rửa tay to wash
rap bẫy trap
rapanh bọ chó Flea
raráh gân tendon, vein
rarac đười ươi ponge, orangoutang
rarOi ruồi Fly
rêt znươu, crar znươu sắc thuốc charm, philtre
ravăng chuẩn bị to prepare
ravai ma, linh hồn Ghost
riêl dái Testicle
ril tẽ to shell, to split
riếh rễ Root
ruôch luônh làm ruột cá, gà... clean chicken intestine
ruôn ruột tượng long bag can be rolled the body
ruông ruộng paddy field
ruông parang ruộng bậc thang terraced field
rui rui Rafter
tăc đâm to stab
tăm đen Black
tăm bhrổ đen đủi very black
tăp dẹt Flat
tăp, chúh chọc to stab
táh ngăn sưởi ấm heating
táq phơi nắng lying in the sun
tô họ Lineage
tô họ surname
tôm gói to wrap up
tông pớy ăn cắp to steal
tƠl góc, xó corner
tƠm gốc Stump
tƠp bắt đầu begin
tơ'am hàm Jaw
tơbêch nằm to lie down
tơbêch đớt nằm co to lie with leg folded
tơbêch chachêl nằm nghiêng to lie on one's side
tơbêch lalang nằm ngửa to lie on back
tơbêch rarOp nằm sấp to lie on one's face
tơbóq thêu embroider
tơbhơlớng cố gắng to try
tơbhơlớng cố gắng to try
tơbOc má cheek
tơbOn lòn bon a kind of fruit
tơc, tươc đến, tới to arrive, to come
tơcăl đục, không trong muddy
tơcăr gáy cock crow
tơcăt harO ngắt lúa bằng tay to pick
tơcỏ gõ to knock
tơcÓh bhươl già làng the head of the hamlet
tơciah chín nine
tơcol tám eight
tơgêi sừng Horn
tơgóq đac đun nước to boil water
tơi tránh to avoid
tơ'iêt làm đứt to cut
tơla tấm classifier
tơmăm cho con bú to let baby suck
tơmáq gắng chịu to stand
tơmât nhét to insert
tơmơlêi đhuốh so đũa to pair (chopstick)
tơmả bón cơm cho con to spoon feed to baby
tơmach đàng hoàng proper
tơmÓh hỏi to ask
tơnEng đóng chặt close
tơngai đớu hôm nay today
tơngai ahai, tơngai hnua hôm qua yesterday
tơngai bêl đEc hôm nọ that day
tơngai bhalE hôm kia day before yesterday
tơngai bhalO hôm kìa three days ago
tơngai nua, tngai ahai ngày qua yesterday
tơngtung múa nam K'tu dance (male)
tơnớt ghế chair
tơ'ntớp bị đổ to be collapsed
tơpăl cối mill
tơpăt tắt to put out
tơpăt tắt to put out
tơpớl bảy seven
tơplăm đuổi to chase
tơplăm ađháh đi săn to go hunting
tơpúih hâm nóng to heat
tơtEr gắn bó have a strong attachment to
tơvăng làm cong to make sth bent
tơviêng xanh green, blue
tơxươch tưới (nước) to irrigate
tải, tóh cha chửi to curse, to criticize
tađang gọi to call
tađang gọi nhau to call with each other
tađhưa ngực chest
tabăng đac hứng nước to catch
tabech khôn ngoan wise
tabhơm con cú owl
tabha nhạt falt-tasting
tabhưch thiếu lack
tabhreng làm căng thẳng to make someone stressful
tac bóc to open
tacóh già old
tach tỏ clear
têch chém chop hardly
têch 'nlOng chặt cây to chop down
tổ ưng, thích lấy to choice
tagơp úp to cover
tagêi chrơgơng gạc nai anther
tóh vú breast
tahơ pơlÓng mở cửa open door
taha già old
tahưi mát cool
tahúr thui barbecue
tahum, thum thơm sweet smelling
tai giãn to stretch
têi tay dand
têi adÓh tay áo sleeve
tal harE phát rẫy to cut with a knife
talơi bỏ hoang uncontivated
tala plăng tấm tranh thatch
talang cacOng dãy núi the rang of mountains
taling tuar ngửa cổ to turn upward
talỉng nhìn to look at
talung, thung thung lũng valley
tamât bỏ vào to put in
tamênh xỚng lắng nghe to listen
tamE mới new
tamE/ ti mới/ cũ new/ old
tamớt zarim/ zarum xâu chỉ to thread a needle
tamOi khách guest
tamoi trăn đất boa
tang sân yard
têng bhiêc làm việc to work
têng cở tiếp tục to continue
têng, bhrở làm to do, build
tangE xỚng lắng nghe listen to
tanh đan knit
tanil làm dấu to make trace
tanớl cột root beams
tanưl làm dấu to make trace
tap tơbOc gò má cheek-bone
tapơm cú mèo quail, oul
tapéh bếp kitchen
tapứn theo sau to follow
tapíh phủi bụi, quét sạch to wipe dust away
tar, canar thân nỏ body of crossbow
tarêm rận bodybug
tari kì đà moniter
taril chín ruỗng tự rơi to fall itself
tarớm dở dang unfinished
tarớy, chớih nhặt qu to pick up
tarOm thuốc nhuộm dye
tarưp sớm early
tatơ bò (trẻ bò) to go on all fours
tathôr (buộc) lỏng loose
tavac rượu đoát wine from tree
tavớng mất phương hướng lose the way
tÉt dẽo, dính plastic
tở từ from
tech xé to tear
tech vơch lấy ra take out
tốh chỗ kia (cùng độ cao) there
tEl dày thick
tEm yên tĩnh not noisy
tEn bướu cổ goiter
tEng rèn to forge
tenh rắn chắc solid
thăn sắn manioc
thala chậu giặt, rửa lavabo
thum, tahum thơm Fragrant
ti cũ old
tiêng nọc ong venom
tim bấc đèn wick
tớm gOng đánh cồng to ring gong
ting theo to follow
ting húih bắt chước to imitate
ting tapứn chạy theo to run after
tip hộp đựng nữ trang box of jewel
tớp lơi chôn to bury
tir giàn bếp kitchen rack
tớt ngồi to sit
tớt chơgac ngồi chạng háng to sit with legs apart
tớt chóh trơcol ngồi bó gối to sit with arms around legs
t'mphOc, chipôc lạc (đậu phụng) peanut
tể địt to fart
toch vót nhẵn to sharpen something
túh lụt to flood
tếh chỗ kia (chỗ cao hơn) there
túh gamăc lũ flood
tửi bé small
tom phạt to punish
ton nên therefore
tOng suốt during
tOng rót to pour
tOng béh cần câu fishing pole
tong ching đánh chiêng to beat the gong
tOng chpiếh cán dao handle
túq chấm (muối) to get salt
tOr cạnh edge
tOr aboc bờ hồ lake’s shore
tOr carung bờ sông riverbank
tr’ang bhrương ánh trăng moonlight
trơđƠng lôi to drag, to pull, to draw
trơđÓng chia, cắt to divide
trơ'ang prang ánh sáng chan hoà full of light
trơcap cái cặp than tongs
trơciêng trai gái yêu nhau to love
trơclăt cãi to argue
trơlăp xơnăm, trang nắp hòm cover
trơlỏ 'ngcăr vết cào scratch
trơlóh củi lớn wood
trơling cãi to quarrel
trơlOng máng heo ăn bằng gỗ bucket
trơluc trộn lẫn to mix up
trơnôp hai, ba vợ have many wives
trơnơp đầu tiên begining
trơnơp têng bắt đầu làm begin to do
trơnang mận plum
trơnưng chagơr tang trống the drum's wooden cyclinder
trơnu ngày mốt day after tomorrow
trơpac chia tay nhau bye bye
trơpai thỏ rabbit
trơpang jung bàn chân Sole
trơpang têi bàn tay palm
trơpenh chiến đấu to fight
trơpít tranh giành to struggle for sth
t'rơtom sát phạt nhau be bent on winning at any costs
trơtrô ghen Jealous
trơvay đánh nhau to fight each other
trơvở trêu ghẹo to tease, to flirt
trơzup trơzOi giúp đỡ nhau to aid with each other
t'rđÓng đhúah so đũa cho to give chopsticks
tran chăng hẻm vực lean-to
tran, azúh thác waterfall
trang quan tài coffin
trÓng cà eggplant
tréh gõ kiến woodpecker
trEng ốm buah cần uống rượu stem
t'rhÓng hoà thuận harmonious, decorate
tri nấm mushroom
tri tơr mộc nhĩ the wood's ear
tr'ớih gối Pillow
trớm hana ngâm mạ to soak
tring phượng hoàng Eagle
trlúm acóq đụng đầu to bump into
t'rỉ con trâu buffalo
trOm vòi voi heliotrope
trOm ngâm to soak
trtech, zỉr rách nát torn
trtớc, tớc đứt cut (skin)
truih kể chuyện telling story
truih cơlớng dọc đường along the road
tu cacOng ngọn núi mountain ridge
tu 'nlOng ngọn cây treetop
tuôr cổ neck
tuốih cạo lông to shave
tul nhét stuff into
tung điếc deaf
tup atam mò cua to grope for crab
tíh thẳng straight
uôch bới đất to dig up
ubhOc ngày càng trắng whiten more and more
u'iêm ngày càng ngon more and more delicious
uliêm ngày càng đẹp more and more beautiful
umôp ngày càng xấu more and more bad
utăm ngày càng đen more and more black
utenh ngày càng rắn chắc more and more steady
vư su chayote
văl níu to pull
văl cở quay lại to return, to come back
văng cong curve
văt xrOng múc canh ladle, scoop
váih sinh (tôi sinh ở...) to be born
vàng vàng gold
vả mượn to borrow
vai có to have
vaxi, crơhic muỗng, thìa spoon
vay đánh to hit, to beat
vÉh độn (sắn) to pad
ve có to have
vở trêu chọc to tease
ve ciêng có thích to be fond of
vEl, bhươl quê hương homeland
viêng bao vây to surround
viêr bờ (river)bank
vil tròn circle
vir măt chóng mặt dizzy
vớrvay, t'rơxin từ từ slowly
vỉ vặn to squirm through
vít pơnenh dây nỏ bow string
xăl đổi to change
xăl đổi exchange
xăr hoá thành turn out
xáh lép husky
xƠng năm five
xơ bôi máu làm phép to draw on someone with blood for lucky
xươl điên khùng crazy, mad
xơmia cây khế Carambola
xơnenh thịt flesh
xơrả viết to write
xơrả têi kẽ tay space between fingers
xơrai xong finish
xơrỉa cuối cùng the end
xơxap bao tử stomach
xơxol ở rể son in law have to work for wife's parents
xỏ chạy to run
xưa rai thừa abundant
xÓh phổi lung
xang xong finish
xóng đóng chuột rat, mouse
xóng Óih mang barking deer
xóng bréh loại chuột to big rat
xóng cróh tê tê pargolin
xÓng lêi nghe thấy listen to
xóng năng chồn bay flying squirrel
xóng plóh nhím Porcupine
xÓng prơtO vâng lời to get permission
xóng próng sóc Squirrel
xanớy chính sách, công việc policy
xanớy, tu câu chuyện Story
xanOn cơtơr vòng tai Earing
xanuc jiêt dac gáo múc nước Dipper
xêu xơnenh teo cơ Supperate
xaxil nhẵn Smooth
xaxil nhẵn bóng smooth, flatten
xaxol ở rể to live at one's in law
xEr, cáh đhổ cạn, không sâu not deep
xiên đhếh chật chội narrowly
xiên, zol hẹp narrow
xiêr tụt xuống to climb down
xiêr cacOng xuống núi go down from the top of the mountain
xiêr, đhuônh xuống to descend
xinap yếm bib
xớp mặc áo to wear
xớp chrơnăm mặc quần áo đẹp dress up
xir (mắt) ríu lại get closed
xớt không may unlucky
xớt mất mùa a poor crop
xớt gÓh hạn hán drought
xixE gân lá rib of the leaf
xớy thảo luận to argue
xỉ đhưng rộn ràng cồng chiêng happily with ringing gongs
XOc đang hair
xoc lông, tóc feather, hair
xoc achim lông chim feather
xoc aging măt lông mi eyelash
xoc crơnhớl tóc quăn curly hair
xoc machăc đòng đòng rice in ear
xoc pluc tóc bạc grey hair
xoc tăm tóc đen black hair
xOc tơtêng đang làm doing
xúh đổ ra open
xOi đuôi tail
xOng nhôm alumilum
xúng súng gun
xOt harO tuốt lúa to thresh the bunch of rice
xrăm carung rong sông weed (water plant)
xrăt léq thái thịt to chop (meat)
xráh ươn stale
xrông znươu xông thuốc inhale
xrơngat khó khăn difficult
xrach cơlớng mở lối đi open the way
xrang lạc đường to lose the way
xrÉq cạn (dần) to be empty
xrể cạn subside
xrỉa cuối end
xrOng, prơjăm canh soup
xruc mặc váy wearing rope
xuôih đuổi going away
zư giữ to defend, preserve
zăng thà whould rather
zăr đăl chập choạng tối at dawn
zây chăm chỉ to be studious
zơlong chim trĩ pheasant
zơnáh hành hạ to maltreat
zơnút giẻ lau eraser
zơrươm, crơbhải gấu bear
zơzơ tàm tạm so so
zơzơc quàng vai put over the shoulder
zađơr che to cover
zacai dưa hấu water melon
zahương bát lớn big bowl
zalớm đhai nhuộm vải to dye
zên tiền money
zanươr tựa (lưng) to lean against
zanươr năc Oi dựa vào to rely on
zóng cái gùi back basket
zêng cơnh nhất định to be sure to do sth
zÓng dưr đứng lên to stand up
zang vang xẩm tối dawn
zênh acóq, bhơngớr choáng váng to swim (with malaria)
zarum kim needle
zazăng, zơzơ tàm tạm so so
zaziêng kết bạn making friend
zazum chung to share, puplic
zÉh nấu to cook
zÉq nấu to cook
zở chum crock
zhuôc lược chải chấy fine-tooth comb
zihay khéo léo to be skillful
ziláh chạch leach
zớp mọi (người) all of
zớp ngai mọi người everyone
zir sờn, rách torn
zớy siêng năng studious
zưl chài net with floats
zlưa rề rà, chậm chạp slowly
znươu thuốc medicine
znớc vợt xúc cá racket for fish
zOc leo to climb
zOi par amể ama phụng dưỡng cha mẹ to take care of parents
zOi-jup giúp đỡ to help
zOm uôr thắc mắc to have an opinion
zỉr xéo nát to tread on
zút lau to erase
zưr (heo) ủi to bulldoze
zrăng lim cronwood
zrơhic thìa spoon
zrơnáh xrơdô khổ miserable
zrơnganh rôm prickly heat
zrươp sà xuống to fly down
zrươt đá mài whetstone
zrả món thịt đâm ống tre a Ktu food
zrỏ tàn crumble
zr'ac, zráh axiu mang cá gill, branchia
zrai dải buộc band
zrang khắp nơi everywhere
zr'ớih dữ fierce, savage
zrớm, crơbhải gấu bear
zring buộc dây tie with string
zứt hÓng kì lưng to rub out, to clean one's back
zuôn cây chuồn làm rượu a kind of tree
zuôt harO đhíq jung vò lúa bằng chân to rub, to crumple up
zung cầu bridge
zung cacăl, bhơriêng cầu vồng rainbow
zíh chậm slow





Thư mục tham khảo
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo duc – 1995
2. Hoàng Cao Cương, Về khái niệm ngôn điệu, Ngôn ngữ 2/1984, tr 58 – 69.
3. Lê Khắc Cường, Cơ cấu ngữ âm tiếng Stiêng (luận án tiến sĩ ngữ văn), Tp HCM, 2000.
4. Đỗ Hữu Châu. Các bình diện của từ và từ tiếng Việt. KHXH, H, 1986
5. Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học), Nxb KHXH, Hà Nội – 1989
6. Hoàng Thị Châu, Vài nét về địa lí ngôn ngữ học ở Đông Dưong, Ngôn ngữ 4/1985, tr 18-19.
7. Hoàng Thị Châu, Xây dựng bộ chữ phiên âm cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, HN, 2001.
8. Nguyễn Văn Chiến, Về một xu hướng biến đổi ngữ âm có liên quan đến cách cấu tạo từ bằng phụ tố trong những ngôn ngữ Môn – Khmer, Hội nghị khoa học Viện Đông Nam Á lần I, HN, 1978.
9. Vương Hữu Lễ – Hoàng Dũng, Ngữ âm tiếng Việt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, 1993
10. Tạ Văn Thông – Lê Đông, Tiếng Hà Nhì, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội – 2001
11. Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phía Nam, KHXH, HN
12. Hoàng Văn Hành. Góp phần luận giải về cách cấu tạo từ láy các ngôn ngữ Môn – Khmer, Ngôn ngữ, số 1 + 2, 1987 (48 – 57)
13. Nguyễn Hữu Hoành, Tiếng Katu cấu tạo từ, Nxb Khoa học Xã hôi, Hà Nội – 1995
14. Nguyễn Quang Hồng, Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
15. Vũ Bá Hùng, Tiếng Việt và một số ngôn ngữ dân tộc trên bình diện ngữ âm, Nxb KHXH, HN, 2000
16. Jakhomtov. S.E. Về sự phân loại các ngôn ngữ Đông Nam Á. NGôn ngữ, số 1, 1991 (73 – 77)
17. John Lyons. Nhập môn ngôn ngữ học lí thuyết, Nxb Giáo dục, 1997
18. Nguyễn Văn Lợi. Loại hình học đồng đại và lịch đại hiện tượng tiền mũi trong các ngôn ngữ Đông Nam Á. Ngôn ngữ, số 1 + 2, 1986 (36 – 37)
19. Nguyễn Văn Lợi. Về những đặc điểm của một ngôn ngữ đơn tiết trong tiếng PaK ôh – Ta ôih. Ngôn ngữ, số 4, 1986 (43 – 44)
20. Nguyễn Văn Lợi. Toàn cảnh các ngôn ngữ ở Việt Nam, Hà Nội 1998, tr43.
21. Nguyễn Hữu Hoành – Nguyễn Văn lợi. Tiếng Katu, KHXH, Hà Nội 1998
22. Nguyễn Văn Lợi 1977. Sự phân loại và tình hình phân bố ngôn ngữ các dân tộc ở miền Nam nước ta. Ngôn ngữ, số 1.
23. Hoàng Văn Ma – Tạ Văn Thông, Tiếng Bru – Vân Kiều, Nxb Khoa học Xã hôi, Hà Nội – 1998
24. Nhiều tác giả, Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam, Nxb KHXH, Hà Nội – 1992
25. Quách Xân. Nợ đầu tôi và chữ viết cho người Cơ Tu.NgokLinh, số 2, tr 73 - 86
26. Solnsev. V.M. Hoàng Tuệ. Một số kết quả khảo sát điền dã ngôn ngữ các dân tộc ở Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngôn ngữ, số 3, 1984 (3 – 8).
27. Phan Xuân Thành, Về vị trí tiếng Ta Ôih trong nhóm ngôn ngữ Katu, Ngôn ngữ 1/1986, tr 9.
28. Bùi Khánh Thế, Ngữ pháp tiếng Chăm, Nxb Giáo dục, 1996
29. Lê Quang Thiêm, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004
30. Tạ Văn Thông, Ngữ âm tiếng Kơho, Nxb Khoa học Xã hôi, Hà Nội – 2004
31.
32. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. Ngữ pháp tiếng Việt. KHXH, H, 1983
33. Viện Dân tộc học. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam). KHXH, H, 1984
34. Zinder.L.R, Ngữ âm học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội – 1984
35. Costello N.A. Affixes in Katu (Mon – Khmer studies I). Sài Gòn, 1966, (63 – 87)
36. Costello N.A. The Katu Noun phrase (Mon – Khmer studies III). Sài Gòn, 1969, (21 – 37)
37. Costello N.A. Katu Dictionary (Katu – Vietnamese – English) Summer Institute of Linguistics 1991
38. Costello N.A. and Khamluan SULAVAN. Katu orthography in Lao script. Mon – Khmer Studies, V XXVI 1996
39. Cultural Information Analysis Center. 1966. Minority groups in The Republic of Vietnam. Washington D. C.
40. Diffloth. G. Registres, devoisement, timbres vocaliques. Leur histoire en Katouique (Mon – Khmer studies XVI – XVI). Hawai, 1990, pp 25 – 30.
41. Katu Folktales and Society. Institute of Research on Lao culture and society. Vientiane 1993.
42. Minority groups in the Republic of Vietnam, 1966

43. Wallace.J.M. Katu Phonemes (Mon – Khmer studies III) Sài Gòn, 1969 (64 – 74)
44. Wallace. J.M. Katu Personal Pronouns (Mon – Khmer studies II), Sài Gòn, 1966




HOME

From HOMELAND

PREFACE

ĐH Sư phạm, Đà Nẵng, Vietnam
Trang dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. пылесос для тонера

Người theo dõi

Được tạo bởi Blogger.