TEACHING VIETNAMESE FOR FOREIGN LEARNERS AND NATIVE STUDENTS

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Lí luận dạy học Ngữ văn - Bài Hai

CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC DẠY HỌC NGỮ VĂN


1. Nguyên tắc tiếp cận giao tiếp và quan điểm lịch sử trong dạy học ngữ văn
1.1. Tác phẩm văn chương nói riêng và ngôn bản nói chung là đơn vị lời nói được cấu tạo bởi yếu tố ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ
1.2. Bối cảnh xã hội – tác giả - tác phẩm – người đọc dưới góc nhìn đồng đại và lịch đại
1.3. Dạy kiến thức về ngôn ngữ, về hoạt động ngôn ngữ và rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh không thể diễn ra bên ngoài môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2. Nguyên tắc tích hợp trong dạy học ngữ văn
2.1. Tích hợp là gì?
2.2. Tích hợp hệ thống nhằm đồng bộ hóa vốn tri thức theo phân ngành, phân môn cho học sinh.
2.3. Tích hợp mở rộng nhằm phát triển khả năng tham chiếu kiến thức giữa các phân ngành, phân môn với nhau.
3. Nguyên tắc rèn luyện và phát triển các loại hình tư duy: tư duy logic và tư duy hình tượng
3.1. Tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật
3.2. Tư duy lôgic và tư duy hình tượng: thống nhất hay đối lập?
3.3. Lợi thế của môn học Ngữ văn trong việc rèn luyện và phát triển tư duy
4. Nguyên tắc xây dựng bản sắc cá nhân, phát triển nhân cách (cá thể) trong mối quan hệ thống nhất với cộng đồng.
4.1. Tính đa dạng và tính đồng nhất của “sản phẩm” giáo dục
4.2. Ngữ văn học có thiên hướng đa dạng với các cá thể đặc sắc.
4.3. Người học đòi hỏi được tôn trọng, được khuyến khích tự do suy tư, tự do biểu đạt từ những gì mình cảm thụ được qua giờ học.
5. Nguyên tắc khai phóng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động của người học
5.1. Truyền đạt kiến thức mở
5.2. Tạo kênh thông tin đa chiều
5.3. Tạo điều kiện tranh luận, tranh biện
------------------------------
*** GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Dạy và học tác phẩm văn học gắn với nguyên tắc tiếp cận giao tiếp và quan điểm lịch sử.
2. Dạy và học Tiếng Việt gắn với nguyên tắc tiếp cận giao tiếp.
3. Nguyên tắc tích hợp và dạy học gắn với đời sống.
4. Ưu thế của Ngữ văn học trong rèn luyện và phát triển tư duy.
5. Dạy học Ngữ văn theo lí thuyết dạy học tích cực.
6. "Sản phẩm" của dạy học Ngữ văn là từng học sinh với cá tính riêng, năng lực riêng trong mối quan hệ thống nhất với cộng đồng. Vậy mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học Ngữ văn nên có những yêu cầu gì?

Lí luận dạy học Ngữ văn - Bài Một

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN


1.1. Đối tượng nghiên cứu của Phương pháp dạy học Ngữ văn
1.1.1. Khoa học nào cũng có đối tượng nghiên cứu của nó.
1.1.2. Phương pháp dạy học Ngữ văn (PPDHNV) nghiên cứu tiến trình (hay quá trình) dạy và học Ngữ văn. Tiến trình đó bao gồm nội dung ngữ văn cần dạy học, các nguyên lí, các cách thức và các hình thức tổ chức dạy học nội dung đó sao cho có hiệu quả nhất. Hiệu quả nghĩa là thỏa mãn được mục tiêu của môn học Ngữ văn (cần phân biệt với mục tiêu của PPDHNV như mục 1.2. tiếp sau đây).
1.1.3. Ngữ văn là một môn học có vị trí hàng đầu ở bậc học phổ thông. Trước đây, nó từng bị xé lẻ thành hai, thậm chí, ba môn riêng rẽ. Chúng ta nên phân biệt các khái niệm: “Ngữ văn”, “Văn chương”, Việt văn”, Quốc văn” để thấy sự phong phú, cực kì sống động của thực thể này trong nhận thức của chúng ta về giáo dục ngữ văn. Từ đó, với tư cách một công cụ được dùng để giáo hóa con người, xây dựng con người,môn Ngữ văn sẽ chi phối phương pháp dạy học, cách thức và hình thức tổ chức dạy học bằng các đặc thù của nó.
1.1.4. Vậy, đối tượng nghiên cứu của PPDHNV – tiến trình dạy học ngữ văn – là một tiến trình giáo dục rất đặc biệt so với các tiến trình dạy học các môn học khác.
1.2. Mục tiêu của Phương pháp dạy học Ngữ văn là góp phần làm cho tiến trình dạy học ngữ văn ở bậc phổ thông càng ngày càng hiệu quả hơn.
1.2.1. Đào tạo nghiệp vụ giảng dạy ngữ văn.
1.2.2. Hướng đến chất lượng học tập ngữ văn
1.2.3. Hoàn thiện qui trình đào tạo và nghiên cứu dạy học ngữ văn
1.3. Nhiệm vụ của Phương pháp dạy học Ngữ văn
1.3.1. Trang bị kiến thức về lí thuyết dạy học ngữ văn.
1.3.2. Rèn luyện kĩ năng tổ chức dạy học ngữ văn.
1.3.3. Tạo điều kiện cho giáo viên ngữ văn tham gia nghiên cứu tiến trình dạy học ngữ văn
1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp dạy học Ngữ văn
1.4.1. Quan sát, phân tích năng lực ngữ văn của học sinh
1.4.2. Thăm dò hiệu quả tác động vào học sinh của môn Ngữ văn
1.4.3. Tổ chức thực nghiệm dạy học
1.5. Nội dung nghiên cứu của môn Phương pháp dạy học Ngữ văn bao gồm các nguyên tắc tổ chức dạy học, mục tiêu dạy học, nhiệm vụ và nội dung, phương pháp và phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
-------------------------
*** GỢI Ý THẢO LUẬN:
1. So sánh với đối tượng nghiên cứu của các khoa học (cơ bản và giáo dục) khác, đối tương nghiên cứu của Phương pháp dạy học Ngữ văn – tiến trình dạy học ngữ văn – có những khác biệt gì?
2. Có người nói, nhiệm vụ của Phương pháp dạy học là phải trả lời ba câu hỏi: dạy nội dung gì?; dạy bằng các phương pháp nào?; và căn cứ vào cơ sở khoa học nào để tin rằng đó là các phương pháp hữu hiệu?. Cách hiểu này có mâu thuẫn với bài học trên không?

HOME

From HOMELAND

PREFACE

ĐH Sư phạm, Đà Nẵng, Vietnam
Trang dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. пылесос для тонера

Người theo dõi

Được tạo bởi Blogger.