· HỌC PHẦN 1: LÍ LUẬN DẠY HỌC NGỮ VĂN (3 tín chỉ)
· HỌC PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC (3 tín chỉ)
· HỌC PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT (2 tín chỉ)
· HỌC PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀM VĂN (2 tín chỉ)
LÍ LUẬN DẠY HỌC NGỮ VĂN
1. Tên học phần: Lí luận dạy học Ngữ văn
2. Số tín chỉ: 3 TC (45 tiết)
3. Trình độ: Đại học (sinh viên năm thứ 2)
4. Phân bố thời gian:
4.1. Lên lớp lý thuyết: 30 tiết
4.2. Thực hành: 15 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: không
6. Mục tiêu của học phần:
6.1. Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận dạy học chuyên ngành Ngữ văn; về lí thuyết nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp dạy học các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn; về phương pháp thiết kế bài giảng và tổ chức dạy học bộ môn.
6.2. Về kỹ năng: Biết cách vận dụng những kiến thức đã được học vào việc nghiên cứu, ứng dụng giảng dạy từng phân môn cụ thể trong môn học Ngữ văn.
7. Nội dung:
7.1. Đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
7.2. Các nguyên tắc tổ chức dạy học Ngữ văn
7.3. Nhiệm vụ và nội dung môn Ngữ văn ở trường phổ thông
7.4. Phương pháp và phương tiện dạy học môn Ngữ văn
7.5. Hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn
7.6. Kiểm tra và đánh giá kết quả dạy và học môn Ngữ văn
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
8.1. Nghe giảng lý thuyết
8.2. Thực hành: tìm hiểu và phân tích sách giáo khoa Ngữ văn
8.3. Kiểm tra, thi học phần
9. Tài liệu học tập:
* Giáo trình chính:
1. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQG, HN.
2. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn (2 tập) NXB GD, HN.
3. Lê A – Nguyễn Quang Ninh – Bùi Minh Toán ( 1996), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục
4. Lê Hữu Tỉnh (1991), Giáo trình phương pháp giảng dạy tiếng Việt, ĐHSP HÀ NỘI 2
* Sách tham khảo:
1. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy tác phẩm văn chương theo loại thể, NXB ĐHQG, HN.
2. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB KHXH, HN.
3. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật nhà văn, NXB GD, HN.
4. Phan Trọng Luận (2002), Thiết kế và dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường PT (tập1), NXB GD, HN.
5. Phan Trọng Luận (2003), Thiết kế và dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường PT (tập2), NXB GD, HN.
6. Nhiều tác giả (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng Việt, NXB GD, HN.
7. Nhiều tác giả (2003), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB GD, HN.
8. Nhiều tác giả (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (môn Ngữ văn 10, 11), NXB GD, HN.
9. Nhiều tác giả (2007), Ngữ văn 10 nâng cao (tập 1, 2), NXB GD, HN.
10 . Nhiều tác giả (2007), Ngữ văn 11 nâng cao (tập 1, 2), NXB GD, HN.
11. Nhiều tác giả (2007), Ngữ văn 10 nâng cao (SGV, tập 1, 2), NXB G.H.
12. Nhiều tác giả (2007), Ngữ văn 11 nâng cao (SGV, tập 1, 2), NXB G.H.
13. Nhiều tác giả (2003), Thiết kế dạy học văn - tiếng Việt THPT, NXB ĐHSP, HN.
14. Nhiều tác giả (2000), Văn học 12 (tập1, 2), NXB GD, HN.
15. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2002), Tác phẩm văn chương trong trường PT - những con đường khám phá (tập1, 2), NXB GD, HN.
16. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2003), Tác phẩm văn chương trong trường PT - những con đường khám phá (tập 3), NXB GD, HN.
17. Phùng Văn Tửu (2002), Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài, NXB GD, HN.
18. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy nghiên cứu VHDG, NXB GD, HN.
19. Trịnh Xuân Vũ (2000), Văn chương và phương pháp giảng dạy văn chương, NXB ĐHQG, Tp HCM.
20. Z.IA. REZ (1983), Phương pháp luận dạy văn học, Phan Thiều (dịch), NXB GD, HN.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
10.1. Dự lớp (tối thiểu 35 tiết)
10.2. Thực hành: Tìm hiểu và phân tích nội dung, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn
10.3. Kiểm tra giữa học phần (1 bài)
10.4. Thi kết thúc học phần: Thi viết
11. Thang điểm: A, B, C, D, F
Kiểm tra giữa kỳ: 0,2
Thực hành: 0,2
Thi kết thúc học phần: 0,6
cộng ----
1,0
12. Nội dung chi tiết:
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu của Phương pháp dạy học Ngữ văn
1.2. Mục tiêu của Phương pháp dạy học Ngữ văn
1.3. Nhiệm vụ của Phương pháp dạy học Ngữ văn
1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp dạy học Ngữ văn
1.5. Nội dung của môn Phương pháp dạy học Ngữ văn (bao gồm các nguyên tắc tổ chức dạy học, nhiệm vụ và nội dung, phương pháp và phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả môn Ngữ văn ở trường phổ thông)
CHƯƠNG 2. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC DẠY HỌC NGỮ VĂN
2.1. Nguyên tắc tiếp cận giao tiếp và quan điểm lịch sử
2.2. Nguyên tắc tích hợp trong vận dụng kiến thức và kĩ năng
2.3. Nguyên tắc rèn luyện và phát triển các loại hình tư duy: tư duy logic và tư duy hình tượng
2.4. Nguyên tắc xây dựng bản sắc cá nhân, phát triển nhân cách (cá thể) trong mối quan hệ thống nhất với cộng đồng.
2.5. Nguyên tắc khai phóng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động của người học
CHƯƠNG 3. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
3.1. Trang bị kiến thức có hệ thống về ngôn ngữ và văn học
3.2. Rèn luyện năng lực cảm thụ văn chương và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ
3.3. Phát triển nhân cách, năng lực trí tuệ và đời sống tư tưởng, tình cảm
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
4.1. Lí luận về phương pháp dạy học Ngữ văn
4.1.1. Khái niệm: phương pháp dạy học
4.1.2. Tính đặc thù của phương pháp dạy học Ngữ văn
4.1.3. Phương pháp luận dạy học Ngữ văn và phương pháp dạy học Ngữ văn chuyên biệt hóa (Văn học, tiếng Việt, Làm văn)
4.1.4. Vận dụng các phương pháp dạy học Ngữ văn chuyên biệt hóa theo quan điểm tích hợp
4.2. Phương tiện dạy học môn Ngữ văn
4.2.1. Các khái niệm: trực quan, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học
4.2.2. Tác phẩm văn học, các hiện tượng ngôn ngữ, môi trường giao tiếp, các hình thức giao tiếp là phương tiện dạy học có tính trực quan.
4.2.3. Bảng biểu, sơ đồ, tranh ảnh, …là các đồ dùng dạy học do giáo viên tự sáng tạo
4.2.4. Các thiết bị nghe, nhìn như audio, video, … là phương tiện dạy học ngày càng phổ biến
CHƯƠNG 5. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
5.1. Các hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn
5.1.1. Chính khóa: giáo viên lên lớp, làm việc nhóm và thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thuyết trình bài học và chủ tọa phiên thảo luận, diễn xuất theo yêu cầu bài học,…
5.1.2. Ngoại khóa: sáng tác, sinh hoạt câu lạc bộ, viết tiểu luận,…
5.2. Chuẩn bị điều kiện cần và đủ trước khi soạn một giáo án Ngữ văn
5.2.1. Đọc kĩ bài học mới trong sách giáo khoa (SGK)
5.2.2. Xác định mục tiêu bài dạy
5.2.3. Xem xét mối quan hệ giữa kiến thức học sinh đã học và nội dung sắp học theo tinh thần tích hợp hệ thống (dọc)
5.2.4. Xem xét mối quan hệ giữa kiến thức sắp học và các kiến thức các chuyên ngành khác có liên quan theo tinh thần tích hợp mở rộng (ngang)
5.2.5. Câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu (trước) bài học mới ở nhà.
5.3. Triển khai một tiết dạy học Ngữ văn.
5.3.1. Tạo tâm thế tiếp nhận
5.3.2. Đồng bộ hóa tiến trình tiếp nhận
5.3.3. Hoạt động tương tác trong dạy văn học và trong dạy tiếng
5.3.4. Thông tin phản hồi (feedback) và điều khiển
CHƯƠNG 6. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC NGỮ VĂN
5.1. Ra đề và các hình thức tổ chức kiểm tra
5.2. Đổi mới quan điểm kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học Ngữ văn
5.3. Tự luận và trắc nghiệm trong kiểm tra môn học Ngữ văn