TEACHING VIETNAMESE FOR FOREIGN LEARNERS AND NATIVE STUDENTS

CƠ CẤU NGỮ ÂM TIẾNG BHNOONG TRONG NHÓM GIẺ TRIÊNG

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG





Báo cáo tổng kết đề tài :
CƠ CẤU NGỮ ÂM TIẾNG BH’NOONG
(TRONG NGÔN NGỮ GIẺ-TRIÊNG)
Đề tài cấp Bộ : MS : B2007-ĐN03-23



Chủ nhiệm đề tài :Th.S NGUYỄN ĐĂNG CHÂU
Đà Nẵng - 2008



















MỤC LỤC
Những vấn đề chung

CHƯƠNG I: CƠ CẤU NGỮ ÂM TIẾNG BH’NOONG trang
I.1. Từ ngữ âm học 13
I.2. Mô hình cấu trúc từ ngữ âm tiếng Bh’noong 15
I.3. Các loại âm tiết trong tiếng Bh’noong 16
I.3.1. Âm tiết phụ 16
I.3.2. Âm tiết chính 20
I.4. Các hiện tượng ngôn điệu 42
CHƯƠNG II: THỬ ĐỀ NGHỊ HỆ THỐNG CHỮ VIẾT
II.1. Con chữ ghi nguyên âm. 52
II.2. Con chữ ghi phụ âm. 53
II.3. Kí hiệu ghi các thuộc tính khác của ngữ âm tiếng Bh’noong. 55

Kết luận
BẢNG TỪ BH’NOONG – VIỆT – ANH
Thư mục tham khảo 106









SUMMARY
Bh'noong Dialect’s phonological - phonetic Structure
(in Gie – Trieng language)

Gie minority Community - including the groups: Ve, Ta Riêng, and Bh'noong - estimated about 31,343 people (2003). This community is living mainly in the provinces of Kon Tum and two mountainous districts of Phuoc Son and Nam Giang of Quang Nam provice.
Bh'noong Dialect is one of the Gie – Trieng dialects, with the number of people using the largest (compared with the group Ta Riêng, Ve, Gie). Gie – Trieng language, along with other languages, Sedang, Hore, R'Mam, Co… belong to the North Bahnar language group, Mon - Khmer Branch, Austronesian Root.
Based on the analysis of the phonologic phonetics of the language learning materials, this topic aims to determine the phonologic – phonetic structure (including phonological systems and other phonetic attributes) of the Bh'noong Dialect. According to that, recommendations on orthographic solution will be showed out.
BH’NOONG ORTHOGRAPHY RECOMMENDED.
II.2.1. Letters of vowels.
ordinal IPA Letter illustration
Bh’noong script English
1 i i ti hand
2 i í tíq Big, large
3 e ê xađhê together
4 e ế wếq To turn
5  E dhet lan To mash with hand
6  E nhanhéh to instruct
7  Ee óq tree tree Younger sister
8  Eé teét To sell
9  Ư tijư Climb down
10  ứ chứq pig
11  Ơ ganơm Depend on
12  ớ bhớh you (second person)
13 a A gam threat
14 ă A hanhăng salty
15 u U pung flake
16 u U púiq hot
17 o O ramôq breath
18 o ố chốh Go home
19  O rop To collect
20  O róq To wash
21  Oo roon back
22  Oó paloóq Bring out
23 ie iê/ia kaxiêng bone
24 ie Iê hmíêh/ hmíah rain
25 u uơ xaluơng quarrel
26 u uâ xaluây Lose way
27  oa doa buoy
28  oă doăn Vietnamese
29 a ea dea cockerel


II.2.2. Letters of consonants.
ordinal IPA letter illustration
Bh’noong script English
1 p p Panốn drumstick
2 t t tuâng Carry together
3 c ch cha To eat
4 k k kapôn Salty melon
5  q kaqơn ask
6  ph phíh full
7  th Thon thon bag
8  kh khee moon
9 b bh bhôm shut
10 d đh đhăk water
11  zr zrêq short
12  j juốh sour
13 g g gah Plane-knife
14 b b bah Rice tree
15  tr trúq arrive
16 v w wâch chili
17 z d dêt Carry with hand
18 s x xalíq change
19  s Suât lê cigarette
20 h h hoăng sear
21 m m maloa manioc
22 n n năh delicious
23  nh nhang straight
24  ng ngam sweet
25 r r rếp răp dirty
26 l l laqô A kind of melon
27 w -o/ -u nao nao, lâu lâu New, pepper
28 j -i/ -y mai, lem wây Daughter in law, very good




















BÁO CÁO TỔNG KẾT
1. Tính cấp thiết của việc khảo sát cơ cấu ngữ âm tiếng Bh’noong
1.1. Tiếng Bh’noong là tiếng nói của cộng đồng Bh’noong, thuộc dân tộc Giẻ - Triêng. Đây là cộng đồng có số lượng người đông nhất (so với các nhóm Tà Riềng, Ve, Giẻ). Tiếng Giẻ - Triêng, cùng với các ngôn ngữ Se Đăng, Hơ Rê, R’Măm, Co thuộc nhóm ngôn ngữ Ba Na Bắc, nhánh Môn – Khmer, họ Nam Á.
Cùng với các ngôn ngữ Ba Na Bắc khác, ngôn ngữ Giẻ - Triêng chưa được giới nghiên cứu ngôn ngữ trong nước quan tâm nhiều. Từ 2003 đến 2005, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Đà Nẵng từng phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Phước Sơn và Sở Công An Quảng Nam bước đầu kí âm tiếng Bh’noong, tổ chức thành công một số lớp dạy học tiếng Bh’noong cho cán bộ các ban ngành và lực lượng công an đang công tác trên địa bàn huyện. Từ năm 2006 đến nay, Úy ban Nhân dân huyện Phước Sơn tiếp tục phối hợp với Viện Ngôn ngữ học (thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tiến hành thực hiện đề án xây dựng chữ viết tiếng Bh’noong; có thể sẽ công bố vào giữa năm 2009 (theo nguồn tin từ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam).
Đến nay, các nhà ngôn ngữ học nước ngoài cũng chỉ mới nhắc đến ngôn ngữ Giẻ - Triêng (Jeh) với dữ liệu ít ỏi trong các công trình liên quan đến hiện tượng tái cấu trúc âm vị học của ngôn ngữ Bahnar bắc cổ (ngôn ngữ mẹ của các tiếng Jeh, Halang, Sedang,...hiện nay). Đáng chú ý nhất, có thể kể đến “ Proto-Jeh-Halang” (Thomas and Smith, 1967) và “A phonological Reconstruction of Proto-north-Bahnaric” (Kenneth D. Smith, 1972). Trong hai công trình trên, các tác giả, chủ yếu qua khảo sát đồng đại các ngôn ngữ nhóm Bahnar Bắc, tái hiện quá trình phân li và tái cấu trúc âm vị học của chúng từ ngôn ngữ mẹ (proto-Bahnaric). Chẳng hạn, “ở giai đoạn Jeh-Halang chung, không có đối lập trường độ giữa chung âm zero và chung âm xát thanh hầu /h/; nguyên âm lơi, thở (lax, breathy) /e/ không kết hợp với các chung âm tắc vô thanh (voiceless stops); âm lướt lơi, thở /ie/ chỉ đi trước chung âm /k, , h/; v.v.”
1.2. Tuy đã và đang có đề án xây dựng chữ viết tiếng Bh’noong giữa tỉnh Quảng Nam và Viện Ngôn ngữ học như đã nói ở trên, nhằm mục đích củng cố lí thuyết trên cơ sở thực nghiệm ngữ âm học tiếng Bh’noong cho sự ra đời một bộ chữ viết hợp lí của tiếng nói này, chúng tôi cho rằng có thêm đối chứng về cơ cấu ngữ âm tiếng Bh’noong là rất cần thiết.
1.3. Cộng đồng thiểu số Giẻ - Triêng gồm các nhóm Giẻ, Tà Riềng, Ve và Bh’noong ước khoảng 31.343 người (2003). Cộng đồng này sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum và hai huyện miền núi Phước Sơn và Nam Giang của tỉnh Quảng Nam.
Phước Sơn, là nơi có đông đồng bào nhóm Bh'noong sinh sống, với khoảng 10.569 người (tính đến tháng 3-2007, chiếm 65% dân số toàn huyện). Người Bh'noong sống rải rác suốt từ nguồn Nước Mỹ thuộc các xã như: Phước Công, Phước Mỹ, Phước Thành, Phước Kim, Phước Lộc, Phước Chánh, Phước Năng, Phước Xuân… sang tận đến vùng giáp ranh của huyện Dak Glei thuộc tỉnh Kon Tum.
Đặc điểm kinh tế: Người Giẻ - Triêng sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, ngoài ra còn săn bắn, đánh cá, hái lượm các loại rau rừng, hoa quả, nấm... làm thức ăn hàng ngày. Đồng bào chăn nuôi trâu bò, lợn; gà chủ yếu dùng vào lễ hiến sinh
Hôn nhân gia đình: Mỗi người Giẻ - Triêng đều có họ kèm theo tên, nhưng họ của đàn ông khác với họ của đàn bà. Mỗi họ đều có điều kiêng kị và một truyện cổ giải thích về tên họ về điều kiêng kị đó. Xưa kia, con trai theo họ bố (chẳng hạn, họ Y), con gái theo họ mẹ (chẳng hạn, họ H’). Ngày nay, nhiều người Bh’noong chọn họ Hồ. Theo tục lệ cũ, trẻ em trai khoảng 10 tuổi bắt đầu ngủ đêm tại nhà rông, khoảng 13-15 tuổi thì cà răng và sau đó vài ba năm sẽ lấy vợ.
Người Bh'noong theo chế độ lưỡng hệ. Trong hôn nhân, người con gái Bh'noong đóng vai trò chủ động trong việc tìm kiếm người chồng tương lai của mình mà không có sự ép duyên hay ràng buộc của hai bên gia đình. Con cái ưng đâu là cha mẹ chấp thuận, tiến hành làm lễ hỏi và sau đó là đám cưới. Tục bắt chồng là do người con gái quyết định có sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng của cô gái đó và cũng được hội đồng già làng chấp thuận.
Trước khi nên vợ, nên chồng, các chàng trai phải biết đan lát, biết tấu chiêng cồng, các cô gái phải thạo đan chiếu, dệt vải (ở những vùng có nghề dệt). Cô gái phải chuẩn bị đủ 100 bó củi đẹp để nộp cho nhà trai trong lễ cưới. Đôi vợ chồng mới cưới thường ở nhà cùng cha mẹ vợ khoảng 3-4 năm rồi chuyển sang ở nhà bố mẹ chồng 3-4 năm, cứ luân phiên như thế cho đến khi cha mẹ một bên qua đời mới định cư một chỗ.
Tục lệ ma chay: Người chết được chôn trong quan tài độc mộc, có đẽo tượng đầu trâu, huyệt đào rất nông, đưa đám tang chỉ có vài người nhà và sau một thời gian thì làm lễ bỏ mả để đoạn tang.
Nhà cửa: Người Giẻ - Triêng ở nhà sàn dài, nhiều nơi làm mái đầu hồi uốn khum hình mu rùa. Thường thì các nhà trong làng được xếp thành hình tròn xung quanh nhà rông. Khác với nhà rông của một số tộc, nhà sàn Giẻ - Triêng được chia làm hai nửa bởi hành lang chạy dọc: một nửa của nam giới, một nửa của nữ giới. Nhà người Giẻ-Triêng ở Kon Tum, Quảng Nam hiện nay là nhà sàn ngắn và vài hộ gia đình cùng chung sống với nhau. Nhà rông Giẻ - Triêng, vùng Bh’noong gọi là nhíeq troong.
Trang phục:
Nam giới để tóc ngắn hoặc đội khăn chàm theo lối chữ nhất trên đầu. Thân ở trần hoặc tấm "áo" khoác ngoài chéo qua vai, màu chàm có các sọc trang trí. Họ mang khố khổ hẹp, dài không có tua, thân và các mép khố được viền và trang trí hoa văn ở hai đầu trên nền chàm. Nam cũng đeo vòng cổ, vòng ngoài khố mang chuỗi hạt vòng. Trong các dịp tết lễ, họ mang thêm tấm choàng rộng màu chàm có các sọc mầu trang trí phủ kín thân.
Phụ nữ Giẻ - Triêng để tóc dài quấn sau gáy. Họ không mang áo mà mang loại váy ống dài cao sát nách. Lối mặc váy đặc biệt là quấn mép ra trước giữa thân, đầu váy còn thừa (váy loại này thường dài - cao gấp rưỡi váy bình thường) lộn ngược ra phía trước hoặc quấn thành nhiều nếp gấp ra xung quanh trông như một chiếc áo ngắn. Phụ nữ còn mang vòng tay vòng cổ.
2. Mục tiêu hướng đến của đề tài
Trên cơ sở phân tích ngữ âm âm vị học các ngữ liệu, đề tài hướng đến mục tiêu xác định cơ cấu ngữ âm (bao gồm hệ thống âm vị và các thuộc tính ngữ âm khác) của tiếng Bh’noong. Theo đó, có thể nêu kiến nghị về giải pháp chữ viết.

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Điền dã ngữ âm học
- Địa điểm điền dã : xã Phước Năng, Phước Đức, Phước Thành, Phước Chánh (huyện Phước Sơn)
- Các cộng tác viên người Bh’noong : Hồ Văn Hoàng (xã Phước Thành), Hồ Thị Thắm (thôn 1, xã Phước Đức), Hồ Văn Hảo (Phước Chánh), Hồ Thi Khắm (xã Phước Năng)
- Ngữ liệu thu được là các files âm thanh cùng dựa trên một bảng từ khoảng gần 2000 đơn vị.
3.2. Thực nghiệm ngữ âm học
Phương pháp ngữ âm học thực nghiệm nhằm minh họa thêm cho những nhận xét mang tính lí thuyết. Với phần mềm ứng dụng Cecil và Speech Analyser, phiên bản 3.0.1 chạy trên môi trường Windows do Hội Ngữ học Mùa Hè (SIL) phát hành, chúng tôi cố gắng ứng dụng và diễn giải theo cách dễ hiểu nhất.
3.3. Phân tích, so sánh, đối chiếu
Ngữ liệu thu được từ từng địa phương sẽ được phân tích bằng thính giác và bằng thực nghiệm âm học với phần mềm Cecil và Speech Analyser. Sau đó, nhờ so sánh đối chiếu kết quả phân tích ngữ liệu giữa các địa phương mà khái quát được đặc trưng ngữ âm của tiếng Bh’noong.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở ngữ liệu thu thập được tại các xã Phước Đức, Phước Năng, Phước Công, Phước Thành huyện Phước Sơn, chúng tôi chỉ tập trung xử lí ngữ âm âm vị học tiếng Bh’noong nhằm xác định chính xác cơ cấu ngữ âm của tiếng nói này. Cơ cấu đó bao gồm hệ thống âm vị (phụ âm, nguyên âm) và các đặc điểm ngữ âm khác của nó như sự tiền mũi hóa, tắc thanh hầu hóa, các yếu tố ngôn điệu. Với giải pháp âm vị học đó, chúng tôi thử đề nghị một hệ thống chính tả cho tiếng Bh’noong.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG I: CƠ CẤU NGỮ ÂM TIẾNG BH’NOONG

I.1. Từ ngữ âm học tiếng Bh’noong.
Từ ngữ âm là gì? Từ ngữ âm khác với từ như thế nào? Căn cứ vào đâu để nhận diện từ ngữ âm nói chung và từ ngữ âm tiếng Bh’noong nói riêng? Trong các sách nói về ngữ pháp, ta thường bắt gặp rất nhiều định nghĩa về từ với tư cách là một đơn vị ngữ pháp. Nó là một đơn vị hình thức được trừu tượng hoá nhằm mục đích phân tích và thực hành ngữ pháp. Trong các ngôn ngữ biến hoá hình thái, một từ ngữ pháp học có thể có nhiều hình thức chính tả khác nhau. Và cho dù hình thức nào đi chăng nữa, những từ ngữ pháp học này cũng đã "được hiện thực hoá bởi các nhóm hay phức thể gồm các yếu tố biểu hiện, mỗi yếu tố (trong ngôn ngữ nói) lại đã được hiện thực hoá bằng một âm cụ thể. Ta có thể gọi các phức thể yếu tố biểu hiện là từ âm vị học" . Như vậy, giữa tập hợp các yếu tố biểu hiện này và đơn vị âm thanh hiện thực hoá nó không có quan hệ trực tiếp mà qua trung gian xử lí của âm vị học. Cái đơn vị âm thanh hiện thực hoá từ ngữ âm (từ âm vị học) vốn có diện mạo không thật rõ, là đối tượng được bàn luận nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu ngữ âm âm vị học về các ngôn ngữ phương Đông. Đó chính là âm tiết. Có thể nói việc nhận diện từ ngữ âm tiếng Bh’noong chính là nhằm đến mục đích xác định cấu trúc ngữ âm của đơn vị phát âm nhỏ nhất này trong tiếng Bh’noong.
Từ ngữ âm hay còn gọi là từ âm vị học (phonological word) trong tiếng Bh’noong được xác định như một hoặc hai âm tiết, được phân định bằng cách ngắt khi phát âm. Ở hình thức hai âm tiết, từ ngữ âm bao gồm một âm tiết chính và một âm tiết phụ. Âm tiết chính bao giờ cũng mang trọng âm và đứng sau âm tiết phụ. Khi phát âm, âm tiết phụ được phát âm nhẹ và lướt nhằm thể hiện rõ trọng âm của từ ở âm tiết chính.
Khảo sát dạng sóng, đường biểu diễn cường độ, cao độ và trường độ của các từ ngữ âm // (chén), //, ta thấy:


• // (chén)




// chỉ có một âm tiết, nơi cao nhất của sóng âm chính là nguyên âm //, đỉnh âm tiết.
• /i/ (lớn)



/i/ có hai âm tiết, song âm tiết phụ có đỉnh thấp hơn đỉnh âm tiết chính.
Trong khoảng 1536 từ cơ bản của tiếng Bh’noong, có 1324 từ một âm tiết (86,19%) và 212 từ hai âm tiết (13,81).
I.2. Mô hình cấu trúc từ ngữ âm tiếng Bh’noong
Từ ngữ âm tiếng Bh’noong có cấu trúc tiêu biểu là từ hai âm tiết ; trong nó, bao gồm một âm tiết phụ (tiền âm tiết/ presyllable) và một âm tiết chính (main syllable). Có thể nhận thức cấu trúc tổng quát của từ ngữ âm tiếng Bh’noong như mô hình sau đây :


Trong đó, cv là âm tiết phụ; âm tiết phụ không có âm cuối; C1V±C2 là âm tiết chính, mang trọng âm; với C1 (phụ âm đầu), V (âm chính), C2 (âm cuối). Phụ âm đầu là phụ âm đơn hoặc tổ hợp phụ âm. Âm chính là nguyên âm đơn, nguyên âm đôi. Âm cuối cũng là phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm. Các biến thể của mô hình trên như sau:
- CV: /pee/ (gạo)
- CcV: /ple/ (tên)
- CVC: // (tròn)
- CcVC: /kru/ (đầu gối)
- CVCc: // (con nhím)
- cvCVC: /lv/ (che chắn)
- cvCVCc: /pan/ (làm cho ít)
I.3. Các loại âm tiết và cấu trúc của chúng trong tiếng Bh’noong
I.3.1. Âm tiết phụ
Mô hình từ ngữ âm song tiết là mô hình phổ biến và quen thuộc của nhiều ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á. Một số nhà ngôn ngữ học, chẳng hạn như James A. Martisoff, người đầu tiên gọi chúng là “sesquisyllabic word” (từ một âm tiết rưỡi). Tên gọi đó nói lên bản chất ngữ âm khác biệt của âm tiết phụ so với âm tiết chính hoặc với âm tiết trong từ đơn tiết. Sau đây, chúng ta sẽ phân tích chi tiết hơn về sự khác biệt này.
I.3.1.1. Giải pháp âm vị học về cấu trúc của âm tiết phụ.
Nghiên cứu âm tiết phụ các ngôn ngữ khu vực nam Đông Dương, các nhà ngôn ngữ học thường nói đến hai giải pháp cho mô hình cấu trúc âm tiết phụ. Một là mô hình âm tiết mở ; nghĩa là âm tiết phụ chỉ có dạng thức cv. Hai là vừa có dạng thức cv vừa có dạng thức cvc.
Trong từ ngữ âm tiếng Bh’noong, âm tiết phụ chính là dấu vết của phương thức cấu tạo từ rất cổ xưa của chúng, phương thức phụ tố (tiền tố, trung tố). Các tiền tố này hầu hết là âm tiết mở. Trung tố -a- ; -i- kết hợp với phụ âm đầu của từ căn cũng cho ra các âm tiết mở. Do đó, có thể nói, âm tiết phụ tiếng Bh’noong có dạng thức cv.
I.3.1.2. Âm đầu của âm tiết phụ (cv)
Âm tiết phụ có cấu trúc cv ; trong đó c là âm đầu. Âm đầu âm tiết phụ không có trường hợp nào là tổ hợp phụ âm. Ví dụ : /h/ (nhút nhát), //, (chăm chỉ), // (ít), // (đói), // (chung), // (ướt), // (trơn), …
Âm đầu của âm tiết phụ là một phụ âm đơn ; nó có đầy đủ những đặc trưng ngữ âm học của âm thanh mở đầu âm tiết. Dù vậy, số lượng phụ âm tham gia đóng vai âm đầu âm tiết phụ ít hơn nhiều so với vị trí này ở âm tiết chính. Khảo sát 212 từ song tiết chính phụ, ta có thể thấy âm đầu của âm tiết phụ khu biệt nhau theo thế đối lập đẳng trị (equipollent), bao gồm : Phụ âm tắc : /p, , t, , c, k, , , /, , g/ ; phụ âm xát : /s, h/ ; phụ âm mũi : /m, n, , / ; phụ âm bên /l/ và phụ âm rung /r/. Các phụ âm trên được mô tả như sau :

Bộ vị

Phương thức môi Lưỡi Thanh hầu
đầu lưỡi mặt lưỡi cuối lưỡi
Tắc
Vô thanh p  t  c k 
Hữu thanh thở    g
HT tiền thanh hầu hóa b d
Xát s h
mũi m n  
Bên l
rung r

* Trên đà đơn tiết hóa, các âm tiết phụ có khi bị lược bỏ trong thực tế phát âm nếu như nét nghĩa phụ tố bị mờ đi và không cần thể hiện một giá trị khu biệt. Vì vậy, hệ thống phụ âm đầu âm tiết phụ là một hệ thống lỏng lẻo, không ổn định. Tuy nhiên, khi cần thể hiện một giá trị khu biệt thì âm tiết phụ luôn luôn được duy trì khi phát âm, ví dụ :
- /p/ con cáo - // bạn
- /lam/ đâu - /tam/ khách
* Lưu ý : Các từ / o/ (bờ hồ), /mpăr/ (bay), /nlăn/ (đắng), ... có người nhận thức như là từ song tiết, trong đó, âm tiết phụ là một âm mũi âm tiết tính. Chúng tôi nghĩ khác ; trên cơ sở thực nghiệm âm học, chúng chứng tỏ là những từ đơn tiết với âm đầu là một phụ âm tiền mũi hóa (với điều kiện là bao giờ cũng trên cùng một bộ vị cấu âm). Âm đoạn tiền mũi hóa của phụ âm trong các từ này chỉ có giai đoạn giữ (retention) rồi lướt kết hợp với phụ âm của âm tiết theo sau chứ chưa kịp làm thành một âm tiết. Tương tự, /hmi/ (mưa), /hl/ (cây),... /h-/ cũng chỉ là âm đoạn tiền xát thanh hầu hóa của phụ âm đầu âm tiết theo sau.

Dưới đây là phổ đồ của từ /mpah/. Sóng âm cho thấy âm đoạn chỉ có một đỉnh của một âm tiết duy nhất chứ không phải là âm tiết phụ đứng trước âm tiết chính. Trong trường hợp này /p/ là âm tiền mũi hóa.









I.3.1.3. Nguyên âm của âm tiết phụ
Nguyên âm trong âm tiết phụ tiếng Bh’noong với mô hình cv luôn là một âm đơn / / với các biến thể hoạt động như sau :
• Tương thích với nguyên âm hẹp của âm tiết chính, nguyên âm của âm tiết phụ sẽ là [i]. Ví dụ : /titi/ (lớn ra, lớn lên), /ti/ (tụt xuống),…
• Tương thích với nguyên âm vừa của âm tiết chính, nguyên âm của âm tiết phụ sẽ là []. Ví dụ : // (vệ sinh), // (mệt),…
• Tương thích với nguyên âm rộng của âm tiết chính, nguyên âm của âm tiết phụ sẽ là : [a]. Ví dụ : /bara/ (khỏe), // (vâng lời),…
Nói chung, nguyên âm duy nhất // của âm tiết phụ có ba biến thể kết hợp : [i], [], [a]. Chúng tạo thành đỉnh âm tiết phụ song được phát âm với trường độ ngắn, cường độ yếu hơn nguyên âm của âm tiết chính.
I.3.2. Âm tiết chính.
I.3.2.1. Mô hình cấu trúc của âm tiết chính.
Âm tiết chính có mô hình đầy đủ là C1VC2 ; trong đó, C1, C2 có thể là một tổ hợp phụ âm. Đây cũng là cấu trúc âm tiết của từ đơn tiết ; tuy nhiên, âm tiết trong từ đơn tiết không có điều kiện thể hiện trọng âm một cách rõ rệt như âm tiết chính trong từ đơn tiết.
Trong mô hình trên, tất cả các âm vị phụ âm của tiếng Bh’noong đều có thể đảm nhiệm vị trí âm đầu (C1). Ngoài ra, vị trí này còn được thay thế bởi một số các tổ hợp phụ âm. Âm chính (V) có thể là nguyên âm đơn, nguyên âm lướt (nguyên âm đôi). Vị trí âm cuối cũng có thể được đảm nhiệm bởi bán phụ âm, phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm. Chi tiết về hệ thống âm vị tiếng Bh’noong đảm nhận các vị trí trong cấu trúc âm tiết, chúng tôi sẽ giới thiệu sau khi nói về các kiểu âm tiết chính tiếp theo sau đây.
I.3.2.2. Các loại âm tiết chính dựa theo các kiểu cấu âm và cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Bh’noong.
I.3.2.2.1. Các kiểu âm tiết tiếng Bh’noong.
Căn cứ vào sự có mặt của âm cuối hoặc không có mặt của âm cuối trong cấu trúc của âm tiết, âm tiết chính tiếng Bh’noong có thể có các kiểu âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết nửa khép và âm tiết khép.
- Âm tiết mở có mô hình CV, là âm tiết giữ nguyên âm sắc của âm chính cho đến cuối âm tiết vì vị trí âm cuối là zéro. Ví dụ: /kas/ (thuốc chữa bệnh), /sala/ (câu chuyện), /kala/ (người chủ),…
- Âm tiết nửa mở có mô hình CVC (-C là w, j) là âm tiết có chung âm /-w, -j/. Ví dụ: /kam/ (khi nào), /naw naw/ (mới), /kalăj/ (lúc nãy),…
- Âm tiết nửa khép có mô hình CVC (-C là m, n,…) là âm tiết có chung âm /m, n, , , l, r/. Ví dụ: /kam/ (cà pháo), /kala/ (lạnh), // (lổ), …
- Âm tiết khép có mô hình CVC (-C là p, t, c, k,…) là âm tiết có chung âm bằng một phụ âm tắc hoặc xát vô thanh /p, t, c, k, , h/. Ví dụ: /kalu/ (ghét), /ka/ (ướt), /kalăp/ (nắp),…
I.3.2.2.2. Cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Bh’noong.

Âm đầu Vần
Nguyên âm Âm cuối

Âm tiết tiếng Bh’noong có cấu trúc hai bậc: âm đầu và vần. Âm đầu là thành phần bắt buộc trong âm tiết tiếng Bh’noong. Âm đầu luôn luôn là phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm. Vần cũng là thành phần bắt buộc trong âm tiết tiếng Bh’noong; trong đó, đỉnh vần là âm vị nguyên âm. Cấu trúc tiêu biểu của vần tiếng Bh’noong là một kết hợp giữa nguyên âm và âm cuối. Âm cuối có thể là một phụ âm, một bán âm (/w, j/) hoặc một tổ hợp (/w, j, jh/).
I.3.2.3. Âm đầu của âm tiết chính.
I.3.2.3.1. Đặc trưng tổng quát.
Âm tiết nào, chính hay phụ, của tiếng Bh’noong cũng bắt đầu bằng một động tác khép lại để giữ luồng hơi thở nhằm điều tiết luồng không khí bật ra ở từng vị trí cản trở nhất định của bộ máy phát âm và tạo nên một tiếng động đặc trưng. Tuỳ theo sự kết hợp giữa phương thức phát âm và bộ vị cấu âm mà tiếng động được tạo ra có một sắc thái âm học đặc thù. Động tác khép lại rồi bật ra có thể ở vị trí môi - môi, môi - răng, đầu lưỡi - lợi, mặt lưỡi - ngạc, gốc lưỡi - mạc hoặc đơn giản chỉ là sự khép mạnh và nhanh của thanh hầu.
Bên cạnh tiếng động là chủ yếu, các phụ âm còn kèm theo tiếng thanh (tính hữu thanh), tiếng bật hơi (tiếng thổi), tiếng thì thào (giọng thở), tiếng nghiến thanh hầu (giọng thé), ... Quan sát các ngôn ngữ đơn lập, chúng ta thấy rằng, ngôn ngữ nào càng giảm thiểu các đặc trưng đi kèm như vừa kể ở hệ thống phụ âm, tỷ như “quá trình diễn biến từ tiếng Hán Thiết vận đến cách đọc Hán Việt là quá trình p, b nhập một, làm mất sự đối lập vô thanh/ hữu thanh ở phụ âm đầu” thì sự biến điệu (âm vực và tuyến điệu) ở các âm tiết càng trở nên phong phú, y như là một sự bù đắp có tính qui luật. Là một ngôn ngữ chưa hình thành thanh điệu, hệ thống phụ âm tiếng Bh’noong chắc chắn mang trong mình nó những đặc trưng cổ xưa mà những ngôn ngữ anh em trong gia đình Môn – Khmer thanh điệu hóa từng có.
I.3.2.3.2. Các tiêu chí khu biệt
- Thế đối lập đẳng lập dựa trên tiêu chí phương thức :
• Các âm tắc :
+ Tắc vô thanh > < tắc hữu thanh + Tắc vô thanh không bật hơi > < tắc vô thanh bật hơi : /p, t, , c, k, g, / > < /, , / + Tắc hữu thanh thở > < tắc hữu thanh tiền thanh hầu hóa : /, , , , / > < /b/ • Các âm xát : /v, s, , z, h/ • Các âm mũi : /m, n, , / • Âm bên : /l/ • Âm rung : /r / - Thực nghiệm dạng sóng (waveform) và phổ (spectrogram). Quan sát dạng sóng (waveform), phổ (spectrogram) của các âm tiết /pah/ (dày), /ah/ (vượn), /b / (bà con), /bah/ (lúa) ta sẽ thấy sự khác nhau giữa bốn loạt phụ âm tắc vô thanh, tắc vô thanh bật hơi, tắc hữu thanh thở và tắc hữu thanh tiền tắc họng.









Hệ thống phụ âm đầu tiếng Bh’noong.
Vị trí cấu âm

Phương thức Môi Lợi Quặt lưỡi Ngạc Mạc Thanh hầu
Tắc vô thanh p t  c k 
Tắc vô thanh bật hơi  t k
Tắc hữu thanh thở b d   g
Tắc hữu thanh tiền thanh hầu hoá b
Mũi m n  
Xát v s  z h
Rung r
Bên l

I.3.2.3.3. Đối lập các âm vị phụ âm đầu âm tiết chính.
Dưới đây là biểu hiện cụ thể của đối lập khu biệt âm vị phụ âm đầu âm tiết chính (theo nguyên tắc cặp tối thiểu) :
/bah/ bông lúa
/ca/ ăn
/ha/ ấy, kia
/ga/ cán
/ma/ dì
/va/ với
/pa/ hai
// đàn bà, con gái
// có
/c/ chim
/l/ tốt đẹp
/m/ mẹ
/t/ bằng
// no
// cam
/s/ xúc, múc
/t m n/ bao nhiêu
/pu/ nóng
// chải tóc
/to/ hạn hán
/bo/ bú
/go/ rừng
/d/ giọt
/tăn/ đan
/năh/ ngon
/tăh/ nhìn thấy
/co/ chờ
// cha dượng
// ngày
/hăj/ tất cả
/kăp/ cắn
/lăp/ lội
/pe/ làm
// thấp
/t/ thúng
/hun/ ngửi
/k/ con
/k/ cháy
// cần uống rượu
/pl/ trời
/raw/ rửa
/maw/ lúa
/aw/ cái lao
/d/ cái đinh
/g/ gánh
I.3.2.3.4. Các biến thể phát âm (địa phương) liên quan đến phụ âm đầu.
- /b/  [b, b, p]
/b/ được phát âm chuẩn ở thế hệ những người già (trên 50 tuổi). /b / được cấu âm bằng cách hai môi tiếp xúc nhẹ tạo chỗ tắc; thanh môn mở rộng, dây thanh trong trạng thái buông lỏng, luồng hơi từ phổi ra qua chỗ tắc tương đối mạnh tạo nên giọng thở. Peter Ross là người đầu tiên gọi các phụ âm tắc hữu thanh (cổ) là phụ âm tắc hữu thanh thở (breathy voiced stops). Đặc điểm chung của loạt phụ âm tắc này là “tắc, hữu thanh với tiếng thở đi kèm trên các nguyên âm đi sau (...). Khi phát âm các phụ âm chất giọng thở (breathy voice), thanh môn mở, nhưng không mở rộng như khi phát âm phụ âm tắc vô thanh; dây thanh căng, nhưng không căng như khi phát âm phụ âm tắc hữu thanh, hai dây thanh vẫn xa nhau, luồng không khí đi qua khá mạnh, làm cho các dây thanh có rung đôi chút, như khi ta phát âm phụ âm /h/… Sự tồn tại các phụ âm chất giọng thở là một đặc điểm cổ của các ngôn ngữ Nam Á.” . Hiện nay, do tiếp xúc với ngữ âm tiếng phổ thông (tiếng Việt), thực tế phát âm âm /b/ của học sinh người Bh’noong lệch chuẩn thành các biến thể tự do [b, p].
Dưới đây là dạng sóng của ba biến thể [băh, băh, păh]



- /d/  [d, d, t]
/d/ trong thực tế phát âm cũng thể hiện khác nhau ở các thế hệ già – trẻ. /d / được hiện thực hoá bằng cách đầu lưỡi tiếp xúc nhẹ vào lợi trên tạo chỗ tắc; khe thanh mở với các dây thanh trong trạng thái lơi; luồng hơi khá mạnh từ phổi ra qua chỗ tắc đồng thời với sự rung lên của dây thanh tạo nên tiếng thở rất đặc trưng.
- /v/  [w, v]
Phụ âm xát môi môi /w/ có biến thể tự do /v/ là âm xát môi răng ở người trẻ tuổi. Dưới đây là sóng và phổ của [wa, va] :



I.3.2.3.5. Miêu tả cấu âm âm vị phụ âm đầu
- /p/ : tắc vô thanh, môi môi, không bật hơi.
- // : tắc vô thanh, môi môi, bật hơi
- /b/ : tắc hữu thanh, môi môi, giọng thở
- /b/ : tắc hữu thanh (bán hữu thanh), môi môi, tiền thanh hầu hóa (b)
- /m/ : vang mũi, môi môi
- /v/ : xát, môi môi (hơi tròn môi)
- /t/ : tắc vô thanh, đầu lưỡi lợi
- /d/ : tắc hữu thanh, đầu lưỡi lợi, giọng thở
- // : tắc vô thanh, cong lưỡi, ngạc mềm
- /d/ : tắc hữu thanh (bán hữu thanh), đầu lưỡi lợi, tiền thanh hầu hóa
- /n/ : vang mũi, đầu lưỡi lợi
- /s/ : xát, lưỡi răng
- /l/ : vang bên, đầu lưỡi, lợi
I.3.2.3.6. Tổ hợp phụ âm đầu :
- /pl/ : /plem/ (con vắt), /pl/ (làng bản), /ple/ (mũi tên)
- /gl/ : /glen/ (lườm), /gl/ (ngọn)
- /kl/ : /klăk/ (ruột), /kl/ (ruộng), /klăm/ (chìm)
- /gr/ : /graw/ (cấu), /gr/ (sấm), /gr/ (răng nanh)
- /pr/ : /priet/ (chuối), /pr/ chạy), /pran/ (đen)
* Các trường hợp sau có âm đầu không phải là một phụ âm đơn song cũng chưa phải là một tổ hợp phụ âm. Khi hiện thực hóa phát âm, sự biểu hiện về trường độ dài hơn nhiều so với hiện tượng phụ âm tiền tắc họng hút vào /b/.
- /mp/ (/p/ tiền mũi hóa) : /mpăr/ (bay)
- /nl/ (/l/ tiền mũi hóa) : /nlăn/ (đắng)
Sóng và phổ của chúng như sau :


So với sóng và phổ của /b/ trong âm tiết /b/ (đường).


I.3.2.4. Âm chính (nguyên âm) của âm tiết chính
Âm chính của âm tiết tiếng Bh’noong có thể là nguyên âm đơn hoặc nguyên âm đôi.
Nguyên âm đơn là nguyên âm khi phát âm, lưỡi giữ nguyên một vị thế (độ nâng của lưỡi và vị trí cấu âm) và miệng giữ nguyên một độ mở. Nguyên âm đơn tiếng Bh’noong, bên cạnh các khu biệt về vị thế của lưỡi và độ mở của miệng, còn khu biệt về trường độ. Giữa mỗi cặp nguyên âm ngắn/ dài có hiệu số trường độ khá lớn; /i/, /e/, //, ... rất ngắn, âm căng, kết hợp chặt với âm cuối. Các âm dài /i/, /e/, //, ... trong thực tế phát âm là [i:, e:, :, ...]. Vì cấu âm giữ nguyên một vị thế và độ mở nên các nguyên âm đơn có âm sắc cố định.
Khi động tác cấu âm chuyển từ vị thế này sang vị thế khác của cấu âm nguyên âm, ta có một nguyên âm đôi; nói cách khác, động tác lướt từ vị thế này đến một vị thế khác, cùng hoặc gần vị trí cấu âm với nhau, ta có một nguyên âm lướt. Do di chuyển trong động tác cấu âm như vậy nên âm sắc các nguyên âm đôi không cố định; trong nguyên âm đôi tiếng Bh’noong, yếu tố sau giữ âm sắc chính. Có thể xem nguyên âm đôi tiếng Bh’noong đang xét là các nguyên âm đôi đơn âm vị tính.
I.3.2.4.1. Các tiêu chí khu biệt các nguyên âm
• Tiêu chí loãng – đặc :
Nguyên âm loãng là nguyên âm có một số formant trải rộng, nằm xa trung tâm của phổ. Trái lại, nguyên âm đặc là nguyên âm có vùng formant nằm ở trung tâm của phổ và khoảng cách giữa các formant rất gần nhau.
Khảo sát thực nghiệm cho thấy các nguyên âm có độ nâng cao /i, , u/ là các nguyên âm loãng. Các nguyên âm còn lại là các nguyên âm đặc. Các nguyên âm có độ nâng càng thấp độ tập trung các formant ở trung tâm càng dày.
Dưới đây là vùng formant của nguyên âm loãng /i/ trong âm tiết // (đau ốm)

So sánh với nguyên âm đặc // trong âm tiết /b/ (ngã) :

• Tiêu chí bổng – trầm :
Âm bổng là âm có tần số lớn ; giải tần cộng hưởng ở khoang miệng (F2) lớn hơn nhiều so với giải tần cộng hưởng ở khoang yết hầu (F1). Nguyên âm bổng gồm /i, i, e, e, ie, , , , /. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu số F2 – F1 rất lớn. Sau đây thử quan sát các giải tần của /bit/ (đâm), ta có thể thấy giải tần ở khoang miệng (formant F2) cao hơn hẳn so với giải tần ở khoang yết hầu (F1) :
F1 : 369,0 hz
F2 : 1557,7 hz
F3 : 2306,3 hz
F4 : 3607,3 hz
Có thể nói, các nguyên âm dòng trước với các trị số formant ở trên cho thấy so với nguyên âm trầm và cực trầm hiệu số F1, F2 của chúng đạt mức gấp rưỡi tới gấp đôi.


Nguyên âm trầm gồm : /, , , , , / tức các nguyên âm dòng giữa.
Nguyên âm cực trầm gồm : /u, u, , , , , , / tức các nguyên âm dòng sau.
Dưới đây là các trị số của nguyên âm cực trầm // trong âm tiết /l/ (cây) :
F1 : 393,4 hz
F2 : 1021,0 hz
F3 : 1881,1 hz
F4 : 2874,4 hz


I.3.2.4.2. Đối lập các âm vị nguyên âm của âm tiết chính
Ngoài các đối lập phổ biến ở hệ thống nguyên âm của các ngôn ngữ như đối lập độ nâng của lưỡi hay độ mở của nguyên âm, đối lập giữa các nguyên âm có âm sắc cố định (của nguyên âm đơn) và không cố định (của nguyên âm lướt), đáng chú ý ở tiếng Bh’noong là đối lập trường độ từng đôi một :
• Các nguyên âm đơn :

- i > < i  > <  u > < u - e > < e  > <  o > < o -  > <  a > < a  > <  -  > <  > <  • Các nguyên âm đôi : ie  a u ie  ă u // đau - // bệnh // chọn - // (cơm) sống /l/ thiến (heo) – (kan) l (ngón) út /v/ chỗ rẽ - /v/ đường tắt /c/ xuôi dòng - /c/ con heo // lời khuyên - // ông, anh,…(ngôi thứ hai) /katap/ trứng - /katăp/ vết /lu/ bướng bỉnh - /lu/ mở (gói) /lo/ xới đất - / lo/ thở // tên một loại cá - // em // nhà rông - // trái cà /ciek/ rẫy - /cie/ chết /h/ teo (cơ) - /h/ héo /kalu/ ghét - /kalu/ hờn dỗi I.3.2.4.3. Sự thể hiện của nguyên âm tiếng Bh’noong - Sự thể hiện của nguyên âm trong các loại hình âm tiết Qua thực nghiệm, ta có thể thấy trong loại hình âm tiết mở, độ dài tương đối của nguyên âm so với độ dài của toàn âm tiết tùy vào kết hợp với phụ âm đầu. Khi âm tiết có âm cuối zero, phụ âm đầu là phụ âm tắc vô thanh thì nguyên âm đạt độ dài tương đối lớn nhất ; phụ âm đầu là âm xát vô thanh thì nguyên âm đạt độ dài tương đối nhỏ nhất. - Âm lượng của nguyên âm tiếng Bh’noong Khác với hệ thống nguyên âm tiếng Banar Nam, hệ thống nguyên âm tiếng Bh’noong (thuộc nhóm Bhanar Bắc), xét theo tiêu chí âm lượng, có đến bốn bậc: • bậc nhỏ (, , , , u, u) • bậc trung (e, e, , , o, o) • bậc lớn (, , a, ă, , ) • bậc rất lớn (,, , ) - Trường độ dài – ngắn của nguyên âm Đặc điểm phổ quát của nguyên âm ngắn trong nhiều ngôn ngữ là luôn luôn đứng trước một chung âm (hoặc một âm tố thuần túy mang điệu tính, thường là tắc thanh hầu [] hoặc xát thanh hầu [h]). Xét về cơ chế phát âm, nguyên âm ngắn không thể nào tạo ra được một âm tiết mở. Theo đó, xét về tiêu chí trường độ, các nguyên âm tiếng Bh’noong trong âm tiết luôn có âm đoạn rất ngắn (nguyên âm ngắn) hoặc khá dài (nguyên âm dài) và đối xứng thành từng đôi một. - Các nguyên âm đôi Các nguyên âm đôi được biểu diễn thực nghiệm trên sóng âm cho thấy yếu ở yếu tố đầu, mạnh ở yếu tố sau và âm sắc chủ yếu của âm tiết tiếng Bh’noong có đỉnh là nguyên âm đôi được quyết định bởi yếu tố đi sau của âm lướt. Có người cho rằng các âm tố có cấu âm giống nhau hoặc gần nhau thương không bố trí cạnh nhau theo nguyên tắc loại trừ hay không tương hợp (incompatibility) ; theo đó, các giải pháp âm vị học cho nguyên âm đôi kiểu như /ie, , uo/ trong ngữ âm tiếng Việt là không thỏa đáng. Thật ra, đó là một nhận định cũng không áp dụng được cho nguyên âm đôi tiếng Bh’noong. Cơ chế lướt (glide) để hình thành nguyên âm đôi giữa các âm tố có cấu âm gần nhau /ie, ie, a, ă/ hoặc xa nhau /u, u/ đều không gây trở ngại gì khi hiện thực hóa phát âm mà chỉ là đặc điểm riêng của từng ngôn ngữ. I.3.2.5. Hệ thống âm cuối của âm tiết chính Đặc trưng tổng quát của âm cuối tiếng Bh’noong cũng có các nét tương tự các ngôn ngữ khu vực bắc Tây nguyên : kết thúc âm tiết nửa khép và âm tiết khép, chỉ gồm hai giai đoạn tiến, giữ (retention), không buông (relaxation). Hệ thống âm cuối tiếng Bh'noong có 14 âm vị sau: /p, t, c, k, , m, n, , , , w, r, l, h/ Ngoài ra, hai tổ hợp âm cuối //, // xuất hiện khá phổ biến. I.3.2.5.1. Các tiêu chí khu biệt âm cuối bộ vị phương thức môi lưỡi thanh hầu lưỡi trước lưỡi giữa lưỡi sau ồn tắc -p -t -c -k - xát -w -j -h vang bên -l mũi -m -n - - rung -r * Tiêu chí ồn - vang khu biệt âm ồn /-p, -t, -c, -k, -, -w, -j, -h/ với âm vang /-m, -n, -, -, -l, -r/ * Tiêu chí phương thức cấu tạo tiếng ồn khu biệt âm tắc /-p, -t, -c, -k, -, -j/ với âm xát /-w, -h/, với âm bên /-l/, với âm mũi /-m, -n, -, -/ và với âm rung /-r/. * Tiêu chí bộ vị khu biệt âm môi /-p, -m, -w/ với âm lưỡi /-t, -c, -k, -n, -, -, -l, -j/ và với âm thanh hầu /-, -h/ * Giữa các âm lưỡi là khu biệt của các âm đầu lưỡi /-t, -n, -l/, các âm giữa lưỡi /-c, -/ và các âm gốc lưỡi /-k, -/. I.3.2.5.2. Đối lập phụ âm cuối. - /ciek/ nương rẫy - /ciet/ chết - /c/ vẽ - /c/ sai khiến - /zien/ màu vàng - /zie/ giếng - /bah/ lúa - /bak/ bạc - // ngã - // chửi - // say - // khoai - /kh/ đầu - /k/ nằm - /cu/ chừa - /cut/ chùi - /zaw/ rựa - /zaw/ đếm - /zek/ mất - /zet/ xách - /dt/ lên - /dw/ dầu - // bẹp - // nấp - // níu lại - /t/ thật - /hum/ tắm - /hun/ ngửi - // nai - // giẫm - /kacuh/ xô đẩy - /kachut/ nhà bếp - /kamah/ bướm - /kama/ tối - /kl/ ruộng - /kl/ nặng I.4 Các hiện tượng ngôn điệu I.4.1. Âm vực Âm vực là một khái niệm ngữ âm học được hiểu không hoàn toàn trùng nhau giữa các ngôn ngữ không thanh điệu (tones) và các ngôn ngữ có thanh điệu. Các nhà ngữ học nghiên cứu tiếng Anh (English) xem âm vực (pitch) là một đặc điểm của ngữ điệu (intonation), là các độ cao tương đối của giọng nói, là thuộc tính được nhận thức không thể tách rời trọng âm lời và ngữ đoạn trong lời. Thuật ngữ ‘‘register’’ cũng được dịch sang tiếng Việt là âm vực. Register là một khoảng âm (the compass or range of the voice) được xác lập giá trị khu biệt nghĩa trong giao tiếp. Thanh điệu (tones) của các ngôn ngữ có thanh điệu được hình thành trên các khoảng âm này. Tiếng Bh’noong là một ngôn ngữ không có thanh điệu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ khảo sát trên cứ liệu thực nghiệm âm tiết tiếng Bh’noong. Âm vực (pitch) của âm tiết, qua thực nghiệm, khác nhau tùy thuộc vào sự khác nhau của loạt phụ âm đầu. - Âm vực thấp với các âm tiết có âm đầu là các phụ âm tắc hữu thanh /b, d, , , g, b, d/ và các phụ âm mũi /m, n, , / - Âm vực cao với các âm tiết có phụ âm đầu là các phụ âm còn lại. Dưới đây là phổ đồ thực nghiệm : ÂM VỰC THẤP. • /băh/ hoặc /băh/ (bố) với các formant ở điểm mở đầu âm tiết gồm : F1 : 274.2Hz, F2 : 1613.7Hz, F3 : 2127.6Hz, F4 : 3340.9Hz • /băh/ hoặc /băh/ (bố) với các formant ở điểm kết thúc âm tiết gồm : F1 : 961.9Hz, F2 : 1695.7Hz, F3 : 2643.5Hz, F4 : 3747.9Hz ÂM VỰC CAO. • /tăh/ (nhìn thấy) với các formant ở điểm mở đầu âm tiết gồm : F1 : 623.5 Hz, F2 : 1289.3Hz, F3 : 2289.1Hz, F4 : 3382.4Hz • /tăh/ (nhìn thấy) với các formant ở điểm kết thúc âm tiết gồm : F1 : 673.2Hz, F2 : 1721.6Hz, F3 : 2574.7Hz, F4 : 3956.3Hz Âm tiết /băh/ mở đầu bằng /b/ có F1 rất thấp (274.2hz) so với F1 điểm mở đầu của /tăh/ (623.5hz) F1 ở điểm kết thúc của cả hai âm tiết tuy đều chịu ảnh hưởng của đỉnh (nguyên âm ngắn /ă/) nhưng các formant ở giai đoạn kết thúc của /băh/ cao hơn /tăh/ vì /b/ vốn là tiền tắc họng hút vào gây hiệu ứng trên dải formant theo sau. I.4.2. Trọng âm Trọng âm là một biện pháp phát âm với độ lớn tương đối nhằm làm nổi bật một đơn vị ngôn ngữ học so với các đơn vị ngôn ngữ học khác trong chuỗi lời nói. Tiếng Bh’noong có trọng âm từ và trọng âm câu. IV.2.1. Trọng âm từ là thuộc tính ngữ âm cố định của cấu trúc từ. Trong từ ngữ âm song tiết, trọng âm luôn rơi vào âm tiết chính, làm nổi bật vai trò của âm tiết chính. Đặc biệt, ở từ láy tiếng Bh’noong trọng âm lại thường rơi vào âm tiết đầu, ví dụ : - /’b / khỏe khoắn - /’c c/ chuồn chuồn - /’ / run rẩy IV.2.2. Trọng âm câu gắn liền với tiêu chí ngữ nghĩa nhằm phân lập các ngữ đoạn trong lời nói. Trong âm câu thường rơi vào âm tiết cuối cùng của ngữ đoạn ; nếu ngữ đoạn là một từ đơn tiết thì trong âm rơi vào chính âm tiết duy nhất đó. I.4.3. Ngữ điệu Ngữ điệu là sự biến đổi độ cao của giọng nói trong một câu nhằm thể hiện sắc thái tình cảm hoặc ngữ nghĩa thông báo mà người nói thể hiện. Vì là chuyên luận về cơ cấu ngữ âm, bài viết này chỉ đề cập đến ngữ điệu cú pháp ; tức là giúp ta phân biệt các loại câu theo mục đích nói. I.4.3.1. Ngữ điệu câu trần thuật Dưới đây là sự biến đổi độ cao của [ c  ] (về nhà). Đó là sự biến đổi độ cao đều đặn theo hướng lên giọng (càng rõ rệt khi đỉnh âm tiết cuối là nguyên âm ngắn) : I.4.3.2. Ngữ điệu câu nghi vấn Dưới đây là câu hỏi : [la ] (phải không ?, nhiều vùng phát âm là [la ]). Cường độ (intensity) giảm dần nhưng cao độ (pitch) lại diễn biến xuống rồi lên theo kiểu đột biến ở cuối câu. I.4.3.3. Ngữ điệu câu cảm thán Dưới đây là câu cảm : [s ] (hết rồi !). Nhìn vào phổ đồ ô auto pitch ta thấy ngữ điệu cảm thán diễn biến đi xuống rõ rệt. I.4.3.4. Ngữ điệu câu cầu khiến Dưới đây là câu cầu khiến : [  ] (nghỉ kẻo mệt) được thể hiện với một ngữ điệu hướng lên rồi giảm dần theo hình bậc thang. CHƯƠNG II: ĐỀ NGHỊ HỆ THỐNG CHỮ VIẾT II.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ và chữ viết. Giao tiếp ngôn ngữ một cách trực tiếp bằng âm thanh chắc hẳn đã tồn tại rất lâu trước khi con người phát minh ra chữ viết. Buổi sơ khai, để truyền thông báo trong điều kiện vượt qua hạn chế không gian và thời gian, con người tìm cách tín hiệu hoá một số phương tiện vật chất theo một kiểu nào đó như thắt gút, sắp xếp các vỏ sò..., đại diện cho các ý niệm được qui ước và nhận biết. Các loại chữ viết có nguồn gốc cổ xưa như chữ Sumer vùng Lưỡng Hà, chữ Crete (vùng Địa Trung Hải), chữ Hán cổ... dùng chữ tượng hình nhằm mô phỏng hình dáng các sự vật cụ thể. Về sau, để ghi lại các ý niệm trừu tượng hơn, chữ Hán chẳng hạn, phát triển cách cấu tạo chữ viết theo 6 cách (lục thư) trong đó có sử dụng cách ghi âm (trong phép hình thanh) mặc dù về cơ bản chữ Hán là một thứ chữ ghi ý. Người ta có thể không phát âm được một từ nào đó của chữ ghi ý song vẫn hiểu được ý nghĩa một cách cặn kẽ. Đây là mặt ưu việt của chữ ghi ý. Tuy vậy, cách xây dựng chữ viết nhanh nhất, tiện lợi nhất đối người bản ngữ vẫn là chữ viết ghi âm. Chữ viết ghi âm là hệ thống chữ viết được xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học. Để ghi lại lời nói của một ngôn ngữ, cụ thể là các âm tiết, người ta sử dụng một số lượng âm vị tối thiểu mà người ta khái quát được từ ngôn ngữ đó. Hệ thống này là kết quả của một quá trình tư duy trên cơ sở so sánh, đối chiếu, phân lập hiện thực phát âm các âm tiết có thể có trong ngôn ngữ đang xét. Rốt cuộc là, cái làm cho các yếu tố giống nhau trong các âm tiết khu biệt được với nhau là vị trí kết hợp; và cái làm cho cùng một vị trí kết hợp khu biệt được giữa âm tiết này với âm tiết khác là sự luân phiên có mặt của các yếu tố trong hệ thống âm vị. Đối với các ngôn ngữ đơn lập, khu biệt nghĩa của các từ (hoặc hình vị) được thực hiện bằng hình thức khu biệt của các âm tiết. Còn đối với các loại hình ngôn ngữ khác như ngôn ngữ tổng hợp tính hoặc chắp dính thì sự khu biệt nghĩa giữa các từ lại phụ thuộc nhiều hơn vào chuỗi kết hợp các hình vị, một đơn vị không phải bao giờ cũng có hình thức âm thanh một âm tiết. Nhưng dù đó là ngôn ngữ thuộc loại hình gì thì kĩ thuật kí âm cũng phải được xây dựng trên sự khảo sát âm tiết của ngôn ngữ đó. Về nguyên tắc kí âm ngữ âm học, tốt nhất là mỗi con chữ đại diện cho một âm vị; nói cách khác, mỗi âm vị nếu được mã hoá bằng chỉ một con chữ thì chữ viết sẽ hợp lí và tiện dụng. Việc xây dựng chữ viết cho các dân tộc thiểu số trong bối cảnh khoa học ngôn ngữ khá phát triển hiện nay cũng nên tuân thủ nguyên tắc này. Có thể có người cho rằng việc dùng các con chữ khác nhau để ghi một âm vị sẽ có lợi cho việc nhận diện nghĩa của từ đồng âm theo nguyên tắc khu biệt. Đúng là có tiện ích này nhưng sẽ là không cần thiết đối với người bản ngữ khi viết và đọc tiếng mẹ đẻ của mình. Trên tinh thần đó, chúng tôi thử đề nghị cách viết chữ Bh’noong như các con chữ ghi nguyên âm, các con chữ ghi phụ âm và kí hiệu ghi các thuộc tính ngữ âm khác của tiếng Bh’noong. II.2. Đề nghị hệ thống chữ viết tiếng Bh’noong. II.2.1. Con chữ ghi nguyên âm. TT IPA CON CHỮ TỪ MINH HỌA Tiếng Bh’noong Tiếng Việt 1 i i ti tay 2 i í tíq to lớn 3 e ê xađhê cùng 4 e ế wếq Rẽ, quẹo 5  e dhet lan Bóp vỡ 6  é nhanhéh dạy bảo 7  ee óq tree tree Em gái 8  eé teét bán 9  ư tijư Tụt xuống 10  ứ chứq heo 11  ơ ganơm dựa vào 12  ớ bhớh ông (ngôi thứ hai) 13 a a gam dọa 14 ă ă hanhăng mặn 15 u u pung giàn để lúa khô 16 u ú púiq nóng 17 o ô ramôq hơi thở 18 o ố chốh về 19  o rop nhặt, lượm 20  ó róq giặt 21  oo roon lưng 22  oó paloóq mang ra 23 ie iê/ia kaxiêng xương 24 ie íê hmíêh/ hmíah mưa 25 u uơ xaluơng cãi nhau 26 u uâ xaluây lạc, quên 27  oa doa phao 28  oă doăn người Kinh (sắc thái không thân thiện) 29 a ea dea Con gà II.2.2. Con chữ ghi phụ âm. TT IPA CON CHỮ TỪ MINH HỌA Tiếng Bh’noong Tiếng Việt 1 p p Panốn Dùi trống 2 t t tuâng khiêng 3 c ch cha Ăn 4 k k kapôn Muối dưa 5  q kaqơn Hỏi 6  ph phíh No 7  th Thon thon Túi đeo đi đường 8  kh khee Trăng 9 b bh bhôm Ngậm 10 d đh đhăk Nước 11  zr zrêq Thấp 12  j juốh Chua 13 g g gah Cán (dao) 14 b b bah Bông lúa 15  tr trúq Đến, tới 16 v w wâch ớt 17 z d dêt Xách 18 s x xalíq Đổi 19  s Suât lê Thuốc lá 20 h h hoăng Héo 21 m m maloa Sắn 22 n n năh Ngon, thơm 23  nh nhang Thẳng 24  ng ngam Ngọt 25 r r rếp răp Bẩn thỉu 26 l l laqô Trái bí 27 w -o/ -u nao nao, lâu lâu Mới, tiêu hạt 28 j -i/ -y mai, lem wây Con dâu, tốt lắm * Ghi chú: Các bán âm đảm nhận vị trí âm cuối /- w/, /-j/ đứng sau nguyên âm ngắn được ghi thành con chữ -u, -y; đứng sau nguyên âm dài được ghi thành các con chữ -o, -i. II.2.3. Kí hiệu ghi các thuộc tính khác của ngữ âm tiếng Bh’noong. II.2.3.1. Cách ghi hiện tượng tiền mũi hóa. Trong trường hợp một số từ có phụ âm đầu tiền mũi hóa, có thể viết âm mũi tương ứng kèm một dấu nhấn ( ‘ ) trước phụ âm đó. Ví dụ : - / / viết thành chữ là : ng’nôm jếq (bong bóng cá) - / o/ --------------------- : m’pa ôp (bờ hồ) - /mpăr/ -------------------------- : m’păr (bay) - /nlăn/ --------------------------- : n’lăn (đắng) II.2.3.2. Cách ghi hiện tượng xát thanh hầu hóa. Có một số từ trong tiếng Bhnoong xảy ra hiện tượng phụ âm đầu xát thanh hầu hóa. Chúng ta cũng nên viết như trường hợp phụ âm đầu tiền mũi hóa. Ví dụ : - /hl/ viết thành chữ là : h’loong (cây) - /hmíêh/ ------------------ : h’míêh (mưa) III.2.3.3. Cách ghi phụ âm đầu là âm tắc thanh hầu. • Nếu // là phụ âm đầu của từ đơn tiết thì không ghi thành con chữ vì giữa âm tiết này với âm tiết trước nó đã có khoảng cách như cách viết tiếng Việt. Ví dụ : - // viết thành chữ là : ai (tôi) - // -------------- : achaoq (bó) • Nếu // là phụ âm đầu của âm tiết chính trong từ ngữ âm song tiết thì nó được viết thành con chữ -q-, ví dụ : - /ka/ viết thành chữ là : kaqơn (hỏi) - /ta/ -------------------- : taqơq (ợ) III.2.3.4. Các từ ghép hoặc từ láy được xem như bao gồm các âm tiết/ hình vị (có nghĩa hoặc tiềm năng mang nghĩa) nên các âm tiết này được viết rời. Như vậy, trên các dòng chữ tiếng Bh’noong, từ ngữ âm song tiết (cvCVC) mới được viết dính liền. Ví dụ : - Chao bhớh, Bhớ Khai pêq ku trom plây ô tróh mê/ mâyq ? (chào ông, ông Khai là già làng đây phải không ?) - > tróh âu, xapuôl bhớh Khai patô kon đhiêk đhiêk wây. (đúng rồi, gia đình ông Khai dạy con nghiêm khắc lắm)

6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

6.1. Một là góp phần làm sáng tỏ cơ cấu ngữ âm vốn có của tiếng Bh’noong, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là căn cứ đáng tin cậy để xây dựng chữ viết, phát triển giáo dục song ngữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương có đồng bào Bh’noong sinh sống. Trong đề tài này, tác giả cũng đã kiến nghị một hệ thống chữ viết cho tiếng Bh’noong.
6.2. Hai là cung cấp bảng từ vựng tiếng Bh’noong thường dùng gồm khoảng 1600 từ có phiên âm quốc tế, kèm theo nghĩa Bh’noong, Việt, Anh (xin được đưa vào phần phụ lục)

7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tiếng Bh’noong tuy chỉ là tiếng nói của một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Giẻ-Triêng song bản thân nó cũng bao gồm khá nhiều vùng thổ ngữ. Có thể cảm nhận rất rõ sự biến thể phát âm giữa những xã trên địa bàn kế cận nhau. Nghiên cứu cơ cấu ngữ âm Bh’noong trong chuyên luận này chủ yếu là chỉ ra giải pháp phân cắt âm tiết để xác lập hệ thống ngữ âm âm vị học chứ chưa có điều kiện làm rõ những qui luật biến âm giữa các địa phương. Chẳng hạn, người Phước Đức nói [k, m, ] thì chỉ lên dọc hai bờ con suối Nước Xa, người Phước Năng ở xã bên phát âm thành [k, m, ] (trăng, không, có).
Có lẽ do sống biệt lập và phân tán trên vùng đồi núi hiểm trở và trải rộng nên số lượng từ địa phương chiếm rất lớn. Đây cũng là vấn đề cần tiếp tục điều tra, thu thập và bảo tồn ngôn ngữ này.
Với kết quả này, chúng tôi rất mong được đóng góp cùng những đơn vị chức năng về văn hóa, giáo dục huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam nhằm giúp đồng bào Bh’noong sớm có chữ viết tiếng mẹ đẻ của mình.
Kết quả của đề tài này cũng hi vọng có thể áp dụng để viết được tiếng địa phương của các nhóm Ve, Tà Riềng, Giẻ ở các xã vùng cao huyện Nam Giang như La Dê, La Ê nếu như trước đây họ từng có một cơ cấu ngữ âm chung. Mong rằng các bạn sinh viên tộc người Giẻ-Triêng khác (như Ve, Giẻ, Tà Riềng), các thầy cô giáo đang công tác tại các địa phương trên thử áp dụng hệ thống chính tả này.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. André G. Haudricourt, Claude Hagège, 1981. Âm vị học phiếm thời, Viện NNH HN
2. Barulin A.N. – Efimov A.J, 1985 Vài vấn đề ngữ âm tiếng Vân Kiều. Ngôn ngữ, số 4, tr 73 - 76
3. Nguyễn Tài Cẩn, 1995 Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục
4. Hoàng Cao Cương, 1984 Về khái niệm ngôn điệu, Ngôn ngữ 2, tr 58 – 69.
5. Đỗ Hữu Châu, 1986 Các bình diện của từ và từ tiếng Việt. KHXH, HN
6. Hoàng Thị Châu, 1985 Vài nét về địa lí ngôn ngữ học ở Đông Dưong, Ngôn ngữ 4, tr 18-19.
7. Hoàng Thị Châu, 1989 Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học), Nxb KHXH, Hà Nội
8. Hoàng Thị Châu, 2001 Xây dựng bộ chữ phiên âm cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, HN
9. Nguyễn Đăng Châu, 2000 Về một hệ thống chữ viết chính thức cho tiếng Cơtu ở Việt Nam. Pan – Asiatic Linguistics, ĐHQG TP HCM, 16-17/11/2000.
10. Nguyễn Đăng Châu, 2004 Chữ viết Cơ Tu trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Cơ Tu. Hội thảo quốc tế ngôn ngữ học liên Á lần thứ VI, HN, 25 -26/11/2004.
11. Nguyen Dang Chau, 2005 To preserve the minority ethnic Groups’ own cultural spaces within National Cultures. International Conference “Transborder Issues in the Greater Mekong Sub-region” June 30-July 2, 2005 in University of Ubon Ratchathani, Thailand.
12. Nguyễn Văn Chiến, 1978 Về một xu hướng biến đổi ngữ âm có liên quan đến cách cấu tạo từ bằng phụ tố trong những ngôn ngữ Môn – Khmer, Hội nghị khoa học Viện Đông Nam Á lần I, HN
13. Costello N.A, 1966 Affixes in Katu (Mon – Khmer studies I). Sài Gòn, (p63 – 87)
14. Costello N.A, 1969 The Katu Noun phrase (Mon – Khmer studies III). Sài Gòn, (p21 – 37)
15. Costello N.A, 1991 Katu Dictionary (Katu – Vietnamese – English) Summer Institute of Linguistics
16. Costello N.A. and Khamluan SULAVAN, 1996 Katu orthography in Lao script. Mon – Khmer Studies, V XXVI
17. Cultural Information Analysis Center, 1966. Minority groups in The Republic of Vietnam. Washington D. C.
18. Trần Trí Dõi, 1991 Về các âm đầu tiền thanh hầu hóa (préglottalisée) trong Proto – Việt-Mường, Ngôn ngữ số 2
19. Vương Hữu Lễ – Hoàng Dũng, 1993 Ngữ âm tiếng Việt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I
20. Phan Ngọc và Phạm Đức Dương, 1982 Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Viện ĐNA
21. Diffloth. G, 1990 Registres, devoisement, timbres vocaliques. Leur histoire en Katouique (Mon – Khmer studies XVI – XVI). Hawai, 1990, p 25 – 30.
22. Tạ Văn Thông – Lê Đông, 2001 Tiếng Hà Nhì, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội
23. Gregerson K.J, 1976 Tongue - Root and Register in Mon – Khmer. Austroasiatic Studies 1
24. Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phía Nam, 1999, KHXH, HN (kỷ yếu hội nghị)
25. Hoàng Văn Hành, 1987 Góp phần luận giải về cách cấu tạo từ láy các ngôn ngữ Môn – Khmer, Ngôn ngữ, số 1 + 2, 1987 (48 – 57)
26. Cao Xuân Hạo, 1985 Về cương vị ngôn ngữ học của “tiếng”. Ngôn ngữ, số 2, (25 – 52)
27. Cao Xuân Hạo, 1998 Tiếng Việt , mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa. Nxb GD
28. Nguyễn Hữu Hoành, 1995 Tiếng Katu cấu tạo từ, Nxb Khoa học Xã hôi, Hà Nội
29. Nguyễn Quang Hồng, 2002 Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
30. Vũ Bá Hùng, 2000 Tiếng Việt và một số ngôn ngữ dân tộc trên bình diện ngữ âm, Nxb KHXH, HN
31. Jakhomtov. S.E, 1991 Về sự phân loại các ngôn ngữ Đông Nam Á. Ngôn ngữ, số 1, (73 – 77)
32. Kenneth D. Smith, 1972 A phonological Reconstruction of Proto-north-Bahnaric”, SIL
33. John Lyons, 1977 Nhập môn ngôn ngữ học lí thuyết, Nxb Giáo dục
34. Institute of Research on Lao culture and society, 1993 Katu Folktales and Society Vientiane
35. Hoàng Châu Ký và…1994 Văn hóa dân tộc Cơtu, Đề tài nghiên cứu, Sở VHTT QN – ĐN
36. Ngok Linh, chuyên đề nghiên cứu, sáng tác về miền núi và Tây nguyên, số 1, 2, 3. Nxb Đà Nẵng, TT KHXH&NV, ĐH ĐN
37. Nguyễn Văn Lợi 1977. Sự phân loại và tình hình phân bố ngôn ngữ các dân tộc ở miền Nam nước ta. Ngôn ngữ, số 1.
38. Nguyễn Văn Lợi, 1986 Loại hình học đồng đại và lịch đại hiện tượng tiền mũi trong các ngôn ngữ Đông Nam Á. Ngôn ngữ, số 1 + 2, (36 – 37)
39. Nguyễn Văn Lợi, 1986 Về những đặc điểm của một ngôn ngữ đơn tiết trong tiếng PaKôh – Taôih. Ngôn ngữ, số 4, (43 – 44)
40. Nguyễn Văn Lợi, 1998 Toàn cảnh các ngôn ngữ ở Việt Nam, Hà Nội
41. Nguyễn Hữu Hoành – Nguyễn Văn Lợi, 1998 Tiếng Katu, KHXH, Hà Nội
42. Hoàng Văn Ma, 1985 Vấn đề yếu tố yết hầu mũi trong tiếng Vân Kiều. Ngôn ngữ, số 4, (23 – 24)
43. Minority groups in the Republic of Vietnam, 1966
44. Hoàng Văn Ma – Tạ Văn Thông, 1998 Tiếng Bru – Vân Kiều, Nxb Khoa học Xã hôi, Hà Nội
45. Nhiều tác giả, 1992 Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam, Nxb KHXH, Hà Nội
46. Solnsev. V.M. Hoàng Tuệ, 1984 Một số kết quả khảo sát điền dã ngôn ngữ các dân tộc ở Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngôn ngữ, số 3, (3 – 8).
47. Phan Xuân Thành, 1986 Về vị trí tiếng Ta Ôih trong nhóm ngôn ngữ Katu, Ngôn ngữ 1, tr 9.
48. Bùi Khánh Thế, 1996 Ngữ pháp tiếng Chăm, Nxb Giáo dục
49. Lê Quang Thiêm, 2004 Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
50. Tạ Văn Thông, 2004 Ngữ âm tiếng Kơho, Nxb Khoa học Xã hôi, Hà Nội
51. Thomas and Smith, 1967 Proto-Jeh-Halang, SIL
52. Đoàn Thiện Thuật, 1977 Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, HN
53. Trubetzkoy. N.S, 1975 Nguyên lí âm vị học. Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội
54. Hoàng Tuệ, 1984 Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách ngôn ngữ. KHXH, HN
55. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1983 Ngữ pháp tiếng Việt. KHXH, HN
56. Dang Nghiem Van, 1984 The Ethnic Minorities in Vietnam. Foreign Languages Publishing House, Hanoi
57. Viện Dân tộc học, 1984 Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam). KHXH, HN
58. Quách Xân. Nợ đầu tôi và chữ viết cho người Cơ Tu. Ngok Linh, số 2, tr 73 - 86
59. Zinder.L.R, 1984 Ngữ âm học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội
60. Minority groups in the Republic of Vietnam, 1966
61. Wallace.J.M, 1969 Katu Phonemes (Mon – Khmer studies III) Sài Gòn, (64 – 74)
62. Wallace. J.M, 1966 Katu Personal Pronouns (Mon – Khmer studies II), Sài Gòn


9. PHỤ LỤC
BẢNG TỪ BH’NOONG – VIỆT – ANH
Bh’noong Phiên âm IPA Tiếng Việt English
a troóng, tanôn  nhà rông home village
a, ai  Tôi I, me
achaoq  Bó to tie in bundle
adék hamốh  giống xấu Seed out of date
adék nao nao  giống mới New type of seed
adék ráqê  giống cũ Old type of seed
adơiq  hát trong tang lễ sing in funeral
ăiq  phù hydropic
ăiq  sưng hydropic
ak ak  quạ crow
âm nâh đhăk  ấm nấu nước Cooker for boiled water
ama  không nên shouldn't
ăn  Nó he, she, it
anêp, axo  Gói to wrap
ang  cõng Carry on back
ap jếq  mang cá
apa  Da skin
ara  Gân tendon, vein
aróq  lười biếng lazy
aruôh  Tránh to avoid
âu  rồi already
bah  bông lúa Seed wood of rice tree
bah  lúa rice tree
bak  Bạc silver
bâk  dao phát rẫy Knife for reclaimation
bangot  thiếu đói lack to eat
barăn  mạnh khỏe fine
been  bắn to shoot
been mê tróh  bắn trật to shoot miss
been tróh  bắn trúng to shoot hit
beét bhô  bẻ bắp to pick corn
béng  bánh kẹo Candy and biscuit
bha bha/ tarứk teeq  Sét lightning
bhăh  cha father
bhăh  Cha father
Bhâh gah klo  ông nội grand father (father's father)
Bhâh gah tree  ông ngoại grand father (mother's father)
bhah hay  bà con relation
bhăh klâu  Cha chồng father in law
bhăh tree  Cha vợ father in law
bhak, tanôq  rầy la to scold
bhala  liền bờ seamless
bhâm nau  đập lúa thresh
bhăn chem  quan tâm be interested in
bhăn chem pato  nuôi nấng to bring up
bhâng răng  phơi khô To dry in sunshine
bhâp gong  Uốn (cong) to bend
bhâp nhăn  Uốn (thẳng) to turn straight
bhaq (kon)  Cõng (con) carry sth on one's back
bhau, bhau i  ai, ai đó Who, who’s that
bhê bhê  dê nhà goat
bhi trăh i ăh Trời sáng clear sky
bhiêk  mập, béo fat
bhit  Khoèo (ổi) reach sth with a cane
bhit  đâm chết con cọp to stab, to thrust
bhit maham  Chọc (tiết heo) to kill a pig
bhô klâu  Cụ ông great grandfather
bhô tree  Cụ bà great grandmother
bhô, bhali  bắp, ngô corn
bhớh, dăh  ông, anh, chị,… (ngôi thứ hai) you
bhơhây  Bạn friend
bhôi pôl  Đỉnh đồi hilltop
bhók  cái cày plough
bhơlúh  trộn To mix
bhôm  ngậm miệng shut mouth
bhôm  ngậm kẹo suck in mouth
bhong tăqlan  Ngã ngửa to fall on the back
bhong tăqlup  Ngã sấp to fall on the face
bhooi  chửi to curse
bhoon  Ngã to fall
bhoon hay  nhân dân population
bhóq  muối salt
bhôq  Bú (sữa) to suckle
bhôq  Bú (sữa) to suckle
bhốq  nâng lên lift up
bhơqăn  bệnh tật disease
bhơtuôt  bụng belly
bhrăih sóih  mệt mỏi tired
bhrăn  khỏe fine
bhrăn  mạnh khỏe Strong, well health
bhrăn bhrai  khỏe khoắn fine in health
bhriêl  chăm chỉ studious
bhrong  giếng nước the well
bhu tíq  Trưởng thành to be an adult
bhuân đhăm  Nam thanh niên youth (male)
bhun jinăq  Say rượu drunk
bhung  gùi
bhuôl jináq  say rượu drunk
bhuôm lô  khoai lang vietnamse potato
bikra  cẩn thận carefully
blu  Đùi thigh
bol hây  Chúng ta we (including listenner)
bol ju/ zuân  Chúng tôi we (not including listenner)
bôq  bôi thuốc
bơrây  mệt tired
brai  Sợi chỉ cotton
bri hmíah  (trời) Mưa rain
bri năh  Nơi hoang vu waste area
bri pôl  Rừng núi forest, mountain in general
bri tôq  (trời) Nắng sunshine
brôi chiêk  làm rẫy Work on field
buiq taneeq  Bụi đất dust
câh goq  Đầu trọc shaven head
câh goq môi panoiq  Đầu hói bald
cha  Ăn to eat
cha đheng  ăn kiêng diet
cha hâu  ăn đi Let’s eat
cha phíh  ăn no eat fully
cha por ngay ngay  ăn cơm trưa have lunch
cha por pơtưng  ăn cơm trưa have lunch
cha taqi  ăn vừa eat normally
chai  chấy louse
chăk klo  lấy chồng get married (female)
chalarê  cây mây rattan
chaleo  sắc sharp
chalô  cây cọ
châng  mài to sharpen
chăng  con dao knife
chao đheng  thỏ rabbit
chaoq  cháo soup
chau  Cháu grandchildren
chau xanek  cháu nội grandson, granddaughter
che  chắt grand grandson
cheen ôn  châm lửa To fire
cheet  Ngắt to split
cheet ma tâm ti  ngắt lúa bằng tay get rice by hand
chem  chim bird
chem sék  chích chòe accentor
chem tấyq  (chim) hót (bird) twitter
chem xếch  chim sẻ sparrow
chêng  Đeo to carry sth on finger, ...
chêp chêp  thằn lằn saurian
chéq  viết write
chêt  Thái, xắt (thịt) to slice
chêt  Véo to pinch
chia  đào mương to dig ditch
chia truâng đhăk  đào mương to dig ditch
chichuây  Nói mê to talk in sleeping
chiêk  rẫy
chiêk  Rẫy field in highland
chiếk khot đhăk  Chết đuối to drown
chiêk nao nao  rẫy mới
cho  chó dog
chô  Chờ đợi to wait for
chốh pah nhíaq  về nhà go home
choi  gieo scatter
chóiq  Cát sand
chon chon  chuồn chuồn Dragon fly
choon  vẽ paint
choot  sai, khiến to command
choot kiêp  mắc bẫy to fall into trap
chốq chiêk  đốt rẫy burn tree for cultivation
chôq găqo  Quay lại to return
chôq krao  nhắn tin taking message
chôr  Rót to pour
chot  lấy to take
chot bhêt  Bỏ vào (bỏ thóc vào hũ) put in
chot plo tiêu  vãi thóc ra phơi to spread (rice) thinly out
chuân  cái rìu
chuh nhưnhư  dọc Along
chuq  chừa to desist from sth
chúq  Ném to throw
chưq  xuôi dòng to go downstream
chứq  heo Pig
chuq đhot  Cất put away
chuq trom pađhuk  để bụng to keep feeling to self
chut  chùi, xóa to erase
con ha  Thằng ấy He
dao tông  rựa chặt xương
daoq  đếm To count
dăq  Mang to carry
dea ron  (gà) gáy to crow
dêk đhăk  mất nước Lack water in body
đhéng  cái đinh
dêt  Xách to carry with hand
đhađha  Ngực Chest
đhađhăng  tìm kiếm to seek
đhahôn  muốn to want
đhahôn cha  thèm ăn very like to eat
đhăk  Sông, nước River
đhăk  Nước Water
đhăk buôih  nước sôi Boiled water
đhăk chêm  nước chấm Fish sauce
đhăk hai  Nước bọt Saliva
đhăk kanôm  Nước tiểu Urine
đhăk kaxôq  Mồ hôi Sweat
đhăk klăng  nước suối mineral water
đhăk lăng lăng  Nước trong clear water
đhăk muq  Nước mũi Snot
đhăk paluk  nước đục
đhăk pluc  Nước đục muddy water
đhăk ramúng ăk mŭŋ Sương muối Hoarfrost
đhăk seaq  nước cạn
đhăk taxiq  Biển Sea
đhăk tiq  Lũ flood running strongly
đhăk tóq  sữa Milk
đhăk tuq  nước sâu Deep place in water
đhăk xê  thuốc Medicine
đhăk xich  mật ong Honey
đhăk xích  mật ong
đhăk xơngăm  nước ngọt not salty water
đhalon  nhọn Sharp
đhăm  năm Five
đhân  Đứng Stand
đhân  đắp bờ to heap on
đhân đhăn  tìm trâu to try to find, to look for
đhân môi jân  Đứng một chân stand on one leg
đhăn ramúng  Giọt sương Dewdrop
đhănđhăn  Trẻ lại become younger
đhang  nhưng But
đhăq  thắng to win
đharêi  hát đối (nam, nữ) sing folklore song between male and female
đhareng  Cầu vồng Rainbow
đhât  Lên up, upward
đhât  ngược dòng to go upstream
đhât đhinâk  Lên dốc go up
đhâu  Dầu lửa Petrol
đhếch  Xách carry with hand
đhei đhei/ prai prai  Chớp Lightning
đhêng  gần
đhet  Bóp to crush
đhet co  bóp cò to press
đhet lan  Bóp (vỡ) crush to break
đhetpop  bóp méo
đhiêcđhiêc  thật thà Truthful
đhing  Lôi to draw, to pull
đhing  níu lại to pull
đhing bray  kéo sợi
đhing đhât  Kéo lên draw up, take up
đhing jư  Kéo xuống to pull down
đhing loóq  Kéo ra, rút ra take out
dhíq đhăk  Bờ sông river bank
đhíq tróh var  đúng bữa In time of meal
đhit  thật Real
đhô piu  chăn bò herd
đhoai  bát bowl
đhok  khỉ monkey
đhoo  Khu vực region
đhoong  giúp đỡ to help
đhoong pha  giúp đỡ to help
đhôốq bhavah  chia phần to divide, to share
đhop  Bẹp crushed
đhôq  cho phép to allow
đhốq  Cho to give
đhôq cha  cho ăn feed
đhốq cha  cho ăn to feed
đhốq chốh  trả lại to pay back
đhốq pa  nhường nhịn concede
đhot  Nấp to hide
đhot  Giấu cover, hide
đhum  đỏ red
đhum đhum  Đo đỏ
đhuôm  (lúa) chín
đhuốq  đũa con chopstick
đhúq tróh  đều đặn, điều độ Sober
diên  vàng gold
diêng  Giếng well for water
dimông nhâng  vâng lời obedient
doa  cái phao
đôah  điếc
doăn  Người Kinh Vietnamse
dok  cưỡi (ngựa) to ride a horse
đok  đọc read
dók pa ô  vùng này
dơlon  củi
don ti  Duỗi tay to stretch out
đông  Đồng copper
dống pa  giống nhau
dư  thưa thớt
duân  Ngồi dậy to sit up
duân đhân  Đứng dậy stand up
duân đhân  Đứng lên stand up
duân tâm kâr  Ngủ dậy to get up
duq đhăk   Hơi nước steam
e  có yes, to have
ea katap  gà đẻ trứng
ea môn  gà trống
ea rak rak  gà mái
ea, dea  gà
ee  có to have
ee  có
ee trúh  có thể
eet  Cứt shit
éh  ỉa ra defecate
éh jíq pađhuk  ỉa chảy
ga  cán cuốc
ga xay  cần câu
gah har, gah xơmar  bên phải on the right
gah lông  bên trên, phía trên above
gah ô, gah xaqeo  bên trái on the left
gah tiếq  bên dưới below
gajê  gừng
gam  dọa to threaten
găn găn  ngang
ganeaq  Móng tay nail
ganeéq  vuốt hổ
ganing  Tựa (lưng) one's back depends on
ganơm  Dựa vào to depend on
gáq hmíah/ sôt hmíah  Tạnh mưa stop, cease
gaqeo  trái
gâyq  Bẻ to break
geek jiêt  canh gác
geeng  buộc dây
gếng  Buộc to tie
géng mao  gánh lúa carry two loads on shoulder
glên  lườm to look askew at
glên  trợn mắt glower
glong pôl  Ngọn núi mountain ridge
go muq  Sống mũi bridge of nose
goi tôq  Núm vú teat, nipple
gông  cong
gông  gù
goo  Gõ to knock
goo  Cốc to flip
gop  bắt to catch
gôp oq  đánh cá to do fishing
gôp oq tâm ti  bắt cá bằng tay to catch fish by hands
gôq  Rừng forest
gôq nhach  Rừng rậm jungle
goq xaga  gõ trống
grâm  Sấm thunder
grăn  cái búa
grao  Cấu to claw
greeng  Răng nanh canine tooth
greeng xakê  nanh lợn rừng
gren  Vực (nước) abyss
guân  cầu
habhơ  há miệng open mouth wide
hach  chật tightly
hah kaloong  chắc hạt
hak  ói mửa puke
hăk múq  nghẹt mũi
ham  tham tiền Greedy in money
ham cha  tham ăn
hamai bhahay  chăm sóc Take care, look after
hamăn  cất giấu
hamếng  đường sugar
hâng  cay hot
hanhăng  mặn salty
hao  (rắn) leo climb
hao  trèo cây to climb
hao loong  trèo cây to climb tree up
hay péh  thực hiện realize
hay seknhúq  đều vui vẻ all of them are happy
hea  nhẵn
hen  Thức awake
hên  Liếm to lick
hiêu  trôi drift
hing klốq  sung sướng happy
hinglo, xaqoan  lo to worry
hính lem  rất tốt
hmai pahai  chăm sóc
hmíah  Mưa rain
hmíah pa pa/ hmĩa xei  Mưa phùn drizzle
hmíah prea  Mưa đá hailstones
hmíah rơu  (mưa) rơi rain
hmíah xanúh  Mưa rào shower
hoăng  héo
hoang xanêt  teo cơ
hoc  học to learn
hok sinh  Học sinh pupil
hok sinh kon lo  nam học sinh
hok sinh tree  nữ học sinh
hol  ho
hoon  Hở slightly hole
hóq  rộng
hot đhăk  Uống (nước) to drink
hot jinăq  Uống (rượu) to drink
hốt jináq  uống rượu drink wine
hot toxeet  Nếm thử to try to taste
hum  tắm to have a bath
hun  ngửi to smell
i  đó there
ing  lửa
jăh  rủ to call sb to do together
jai  chài
jamong  nghe to hear
jamong bhơ  vâng lời obedient
jamuôl choi  gieo trồng
jân  Chân leg
jăn kaôn  mắc đái feel urge to urinate
jân pôl  Chân núi foot of the mountain
janăq maloa  rượu cần
jăng (truâng lăq)  Chắn (lối đi) to stop a way
jăng (xeeng)  Che (gió) to shelter from wind
jăng hak  buồn nôn
jao  cái lao
jáq klo  lấy chồng
jáq tree  lấy vợ
jê  con mang
jê loi  (cá) bơi swim
jê xapên  (cá) nhảy jump
jeaq  Nhét to insert
jeeng  Người quen acquantaince
jếq  cá fish
jếq chếng  (cá) chín
jếq nao nao  (cá) tươi
jiêng lem  xanh tốt
jíh  thịt meat
jíh chur  thịt heo pork
jíh iêr  thịt gà chicken
jíh kapiu  thịt trâu meat of bufallo
jihak  Nôn vomit
jilung  Thung lũng valley
jin păt đhăk  ống đựng nước
jíng kâr  lim dim (mắt) half-dosed
jing ôt  mỉm cười smile
jiq  đau ốm ill
jiq  đau
jiq kâh  nhức đầu
jiq kăng  sốt rét
jiq kâr  Buồn ngủ sleepy
jíq len  bệnh giun sán illness of worms
jiq măt  đau mắt
jiq púiq  sốt (nóng)
jiq xaneeng  đau răng
jíq xưng rông  đau lưng
joai  nai
joaq  Giẫm to trample upon
joaq anhôi  vò lúa bằng chân get rice by feet
joaq mao  đập lúa take rice out of tree
jơhơm  Tim heart
joi  Nốt ruồi mole
jôjê  Vò to rub
jơnây  Hàng hóa goods
jơnây cha  đồ ăn food
jơnây hot  thức uống drinks
jơnay patuôi  nhầm misunderstand
jôp  Mút to suck
jot  (ong) hút mật suck
jư  Xuống to descend
jư pôl  Xuống núi go down from mountain
juốh  chua
ka bơr ka ók  che miệng khi ho
kâch kâch  con dơi
kachap câh  Gàu (chân tóc ở đầu) dandruff
kachây  vảy cá
kachếh  rau vegetable
kachếh  canh
kachếh xapi  rau cải
kachiêt  Chết to die
kachiêt đharen  Chết hụt escape from death
kachiêt kazrăq  Chết bệnh die of desease
kachiêt pênh  Chết đi sống lại nearly to die then alive
kachoq  Than củi charcoal
kachốq  khạc hawk up
kachuơh  Xô đẩy to press
kachuơt  nhà bếp kitchen
kachut  Đẩy to push
kađhâyq  Búng to flip
kađhốq  vỏ trứng
kađhot  Trốn to flee, to run away
kahôn  Cúi đầu to bow one's head
kajăch trom  Bịt (lổ) to stop a hole
kajem  cà pháo
kajêq  ướt
kajô  nhím
kajúah  cà chua tomato
kakơ jếq  băm cá
kakóq  Băm to mince
kakuât  ghen jealous
kakuơr (xaqếq)  thù ghét to hate
kala  Người chủ landlord
kalang  lạnh
kalăp hom  nắp hòm
kalay  lúc trước, lúc nãy
kalon sung  đạn
kaloon măt  Mắt eye
kaluât  hờn to be angry
kaluơt  ghét (không thương) to hate
kăm  đầy đủ all of many kinds
kamah  bướm
kamang  tối
kamayq  xấu hổ shy
kamên  rình to spy on
kamin  Ôm to hold with arms
kamin ti  Khoanh tay to fold one's arms
kamoa  con mối
kamoi  khi nào
kamoot  Co tay to turn hand back
kamôq  Ghét (kì cọ da mà có) grime
kamuâm  lòng trắng trứng
kanach  co giật
kanăm  ma
kanăm néh  cái gì
kanăm panhau  ma ám
kanâng  vô sinh (không sinh con được)
kanaq  già
kanâr  Đóng to close
kanê  chuột
kanê poa  chuột núi
kăng  ớn lạnh
kăng  ớn lạnh
kanhấnq  rổ
kanheo mach  nheo mắt to close slightly
kanoi lék  Ngón chân út little toe
kanoi luôt  Ngón út little finger
kanoi mơjây  Ngón trỏ index finger
kanoi pađhây  Ngón giữa middle finger
kanoi ti  Ngón tay finger
kanoi uq  Ngón cái thumb
kanốq  cố gắng to try
kanua  ngu ngốc
kanuah  hư hỏng not obedient
kăp  cắn to bite
kăp  (rắn) cắn bite
kăp xanêng  Nghiến răng grind one's teeth
kapan jân ( kapan jôn)  Bàn chân sole
kapan ti  Bàn tay hand
kaphây mach  nhắm mắt to shut eyes
kaphây mach  nháy mắt nictate
kapiu pri  trâu rừng
kapôn  muối dưa
kapôn  dưa muối
kaprih  gà rừng
kaqơn  ăn hỏi party in engaging
kaqơn  hỏi to ask
kaqơn pang  xin hỏi
kâr  Nằm to lie down
kâr  Ngủ to sleep
kâr chăngchăng  Nằm nghiêng to lie on one's side
kâr kanuơt doong  Nằm co to lie with leg folded
kâr năq  Ngủ say to sleep soundly
kâr tăq lan  Nằm ngửa to lie on back
kâr tin lúh  Nằm sấp to lie on one's face
kaseen  chói
katam  cua
katao  mía
katăp  trứng eeg
katăp tri  vết trên da trace on skin
katăp xếq  trứng nở
katăp, plăng  Dái testicle
katât  Đá to kick
katât  đạp
katê ea  mào gà
katoi brây  nối chỉ to join
katóq  Nhỏ giọt to drop
katrăch  Giật mình to start
kawen  người quen accquantant person
kaxăng  hồi đó
kaxe  thuốc medecin
kaxe  thuốc (chữa bệnh)
kaxiêng  Xương bone
kaxiêng jamia  Xương sườn rib
kaxiêng roon  Xương sống spine
kaxôột mạch  nhắm mắt to close one's eyes
kaxôq  nóng hot
kaxu  Lấp (đường đi) to stop a way
kazraq  Già đi become older and older
kazrô ti  Khuỷu tay elbow
kazrung  mai cua
kazrung kop  mai rùa
kazrúq  Nhảy xuống to jump down
ke  chăm sóc, quan tâm look after
kê  nhìn to look at
kê  ngắm nghía to gaze at many times
kê chuq lơi  chú ý pay attention
kê điêk điêk  xem xét see carefully
kê joai  nhung nai
kê kapiu  sừng trâu
kê padhâu  xem bói
kea  Kín tight
kea  bảo vệ to protect
kếch  ếch
kep xôk  kẹp tóc clip
khéa bhríq  bảo vệ rừng
khee k Mặt trăng moon
khee đhăm  tháng năm
khee lâp  Trăng khuyết wane - moon
khee ơn  tháng này
khee pa  tháng giêng
khee pê  tháng hai
khee pếnh  Trăng non newmoon
khee roa  tháng trước
khee tabhôn/ khei pong  Trăng tròn fullmoon
khee tráq  Ánh trăng moonlight
khee xanêq  tháng sau
kheei janơ, khee janơ  mùa, vụ
khíah  giữ gìn take care of (health)
khon  cháy to burn
khôp  Khớp (tay, chân) joint
klăk kêng, klia mren  Ruột non small intestine
klăk prăn  xấu bụng eyelid
klăk tapot  lòng tốt good sentiment
klăk, klia  Ruột intestine
klăm  chìm to drown
klân  Ruộng paddy field
klân  cánh đồng
klăn  trăn
klăn tanéq  trăn đất
klâng  nặng
klao  Cặt penis
klăp  Đậy to cover
klâyq  Thoát khỏi to escape from
klem  gan liver
klem  gan
klêm  Gan liver
klia kajaq  Ruột già large inntestine
klo  chồng husband
klon plăng  Hòn dái vulva
klon priêt  nải chuối banana
klong moo  Cục đá small lump, clod
klook  Rốn navel
kloốq  thích to like
klốq  vui to glad
klốq  yêu to love
kluâng đhăk  ruộng nước
kluâng pagêl  ruộng bậc thang
kô  anh, chị,…(ngôi thứ hai) you
koa nhíaq  nóc nhà
koi  Đội to carry on head
koi  ngắm mục tiêu to aim at
kôi  thớt
kom ôn  thổi cho lửa cháy mạnh
kơmoi  bao giờ
kon  Con son, daughter
kon bhăn  Con nuôi adopted son
kon bhau  người nào
kon ee  Thằng guy
kon i  nó he, she, it
kon kalâu  Con trai son
kon kon  cú mèo
kon lêu  Trẻ con children
kon lô lô  Con trai boy
kon măt plăng  Con ngươi pupil
kon môi  Con một only one child
kon nge  Người trẻ youth
kon ngê  trẻ con children
kon pha  Con thứ the second, third,...son
kon tíq  người lớn adult
kon tơi  Con hoang bastard
kon tơi  Con mồ côi orphan
kon tree tree  Con gái girl
kon xêm  Con cả eldest son (daughter)
kon xôt  Con út youngest son (daughter)
kong  Đeo (nhẫn) wear a ring
koon  rào vườn to surround the garden
kop  rùa
kóq  Chặt (cây) to chop
kóq  chém to chop hardly
kóq long  chặt cây cut tree
kot  câm
kot  bướu cổ
kơwê  quế
krang  diều hâu
krao  mời invite
krao  gọi chó to call
krat  cứng
krăt  đắt
krom bêp  nhóm bếp
krom đhô  Nách armpit
kron  Nhốt to confine
kron  nhốt gà to keep, to confine
kroot  cọ (nồi) to clean the cooker
krot  Cạo to shave
krung  Đầu gối knee
ku loong  bụi cây
kúaq  Mày you
kung  Đập to strike, to bang
labhuq  Cơn lốc cyclone
ladoa  điên khùng
lageen  mỏi (khớp)
lagêq  gầy
lahem  dòn
laheo  Hông hip, side
laki  phải have to
laki âu  phải rồi that's right
laki âu  phải rồi
lalây  bây giờ at present
lalốq  Sập hầm to collapse
laluân  Chọc to stab
laluân  chọc tức to annoy
lam nau  mọi người everyone
lăm nau  mọi người
lamang  đêm
lamang  tối
lamea  trơn
lamoi  như thế nào
lamooi  thế nào
lanao  rơm
langa kaxiêng  Tủy xương marrow
langêp  thoáng mát cool and wide
lanhôq  bóng cây
laoq  hỗn láo
lap  ngáp to yawn
lăp  lội wade
lapach  mềm
lapêch  Lưỡi tongue
lapếk roh  lưỡi
lapuôt  Mỡ fat
laq  Nhả to off from inside
lăq  Đi to go
lăq  đi săn to go hunting
lăq bôq  đi bộ to walk
lăq đhu  Đi khỏi pass out of
lăq ếch  đi ỉa defecate
lăq hok  đi học go to school
lăq kanhôm  đi đái urinate
lăq kê  chăm bón cây trồng to look after
lăq klêt  Đi vắng be out, be absent
lăq luâr  Bước qua to step over
lăq muôr  Đi vào (nhà) enter
lăq pađhăh  Đi vòng quanh to go around
lăq paqô lahah  Đi ngang qua to go accross
lăq ro  Đi trước to precede
lăq xineq  Đi sau to go after
laqô  bí
laqô đhum  bí đỏ
laqô trơhiêng  bí xanh
laróq  nhút nhát
lâu lâu  hạt tiêu
lawach mach  chóng mặt
lawâm  Che to hide
lê lapếch  Thè lưỡi put tongue out
leét bhô  tẽ bắp (lấy hạt) to shell, to split
lek  thiến heo to castrate
lem  tốt, đẹp
lem tróq  hạnh phúc happy
lem wây  tốt lắm
lem xiêt  sạch sẽ cleaned
lên  hái rau pick
lêng  ngắt, hái to pick
lếp kachếh  canh rau soup of vegetable
leq, xôt  nông (cạn)
lêt  Trải ra to spread out
lêt mach  mở mắt to open eyes
lia ti  Xòe tay to open hand
liđhéh khác nhau
lô lô  Đàn ông man
loa  Lột (vỏ cây) to peel (cover of tree)
lóh  biết to know
lóh  biết nói know how to say
lóh mê  biết không do you know?
lơhơn  nổi float
loi  bơi to swim
lơi  Thả xuống to let fall down
lơi  Vứt to throw
lơi  thả gà to let out
lơi wâyq  Bỏ (không dùng) to leave
lok  hoa chuối
lơn  Đậy (nút chai) to close
lơn  Nuốt chửng swallow up
long  Gỗ wood
loong bhong  Cây (đổ) tree falls
loóq  Ra go out
lôpêq  phục kích to take an ambush for
lóq  chảy to flow
lốq  thở
lóq đhăk múq  chảy nước mũi
lóq kanăk  ngạc nhiên to be surprised
lóq kaxô  ra (mồ hôi) to sweat
lôq lôq  ngứa
lóq maham  chảy máu
lóq pa  lột da to cast, to throw off
lôq tanêq  xới (đất) to hoe
lu  Mông buttocks, rear
lu  Đít buttock
lu plây  Hàng xóm neighbour
luây  lưới
luh pêq  khai hoang
luq  bướng bỉnh
lúq  Mở (gói) to open
ma  Dì, cô aunt
ma  Mẹ ghẻ stepmother
mac ngay klep  mặt trời lặn
mac ngay lóq  mặt trời mọc
maham  Máu blood
mahea  Trượt to slip
mahoa  linh hồn
mai  Con dâu daughter in law
mai  Cô dâu bride
majâch đhăm  mười lăm
majâch môi  mười một
măk lóiq  lông nhím
  sắn
mam  Sắt iron
mâm  Mẹ mother
mâm klâu  Mẹ chồng mother in law
mâm tree  Mẹ vợ mother in law
mamaq  nhai to chew
manao  bây giờ
măng lâp  Nguyệt thực eclipse
manúih  Người mankind
manúih hơmong  Người Hmông Hmong people
manúih kazraq  Người già the old person
manúih thai  Người Thái Thailand people
manúih titíq  Người lớn adult
mao  lúa rice tree
măt  Mặt face
măt ngay măt ăj Mặt trời sun
măt ngay klep  Mặt trời lặn sunset
măt ngay loq  Mặt trời mọc sunrise
may đhík  lúa tẻ
may haliêu  lúa nếp
may xeo lúa trổ đòng đòng
mê dao  không còn not to remain
mê đhahôn  không muốn not to like
mê ee  không có no, not to have
mê ee  không có not to have
mê lóh tuâm  không nhớ not to remember
mê nhau  không phải that's not right
mê tín  không tin not to believe
mê tong tao  coi khinh to look down on sb
mê xajôq  không sợ not to fear
mee  không
meeng  nhỏ
mém  Mép corner of mouth
mêva  chưa not yet
míq  Anh vợ wife's elder brother
míq klâu  Bác (anh của cha) uncle
míq tree  Bác gái aunt
mơ loan moan  chuyện cổ tích
mo teng heng  đá mài
moai  ốm đau
móh  xấu not good
móh  hại
moi  đâu where
môi  một
mơi đhih  gạo tẻ rice
mơi haliếu  gạo nếp sticky rice
môi jâch  mười
moi jiđhâng  giống nhau
môi kawa teah  một chút
môi nghìn  một nghìn
môi noa  buồng chuối
môi pêng  nải chuối
môi práiq  sãi tay
môi reeng  một trăm
môi reeng lẻ môi  một trăm lẻ một
môi reeng môi jâch  một trăm mười
môi reeng pađhăm jâch  một trăm năm mươi
môi rúq  một lần, một lượt
mốiq chiêk  phát rẫy clear of trees for cultivation
mốiq nhach  làm cỏ clear grass
mơnau  đời sống life
moo  Đá stone
moo đhung/ moo pây  Đá cuội cobble, pepple
moo kalong  Đá hộc carved stone
moo kâp tâp  Đá ngầm oust
moo rơgê  Sỏi gravel
moo tơli  Đá tảng boulder
môq  xấu
mốq  lở dở
mơqóq  mất vệ sinh not hygiene
mơqốq  vệ sinh hygiene
môt  con kiến
m'pa ôp  Bờ hồ lake's shore
muôr  Vào enter
muq  Mũi nose
năh  ngon
nâh đhi xanăm  đun cho sôi
nâh kachéh / puốiq oq  luộc rau
nâh poa  nấu rượu
năm ki  năm nay
năm xa  năm kia
năm xăng  năm ngoái
nân gangăq  Ngồi chạng háng sit with legs apart
nân pajum krung  Ngồi bó gối sit with arms around legs
nâng pôl  Dãy núi the rang of mountains
nao klâu klâu  Anh rể brother in law
nao nao  mới
nao nao  mới
nao tree tree  Chị dâu elder sister in law
nau  người (1,2,3,… người) person
nau na (có) lợi
nây đhăk  Lòng sông river bed
néh  gì what
nêng  cuốc
nêq âu  hết rồi
ngăk  quí
ngak wây  quí quá
ngam  ngọt
ngáq ngoi  ngước mắt to look up
ngáq ngoi  Ngửa cổ to turn upward
ngay hmíah lem may  trời mưa tốt lúa
ngay i  hôm kìa
ngay ki  hôm nay
ngay sọ  ngày mai
ngay tamra  ngày mốt (ngày kia)
ngay tóh lem kapôh  trời nắng tốt dưa
ngay xa  hôm kia
ngay xăng  hôm qua
ng'nôm jếq / bong bóng cá
ngók iêt  đắp chăn to cover with blanket
nhach  cỏ
nham  khóc to cry
nhăn  xin
nhang  thẳng
nhâng  nghe thấy to listen to
nhanhéq  dạy bảo to teach
nhanhia  kì (lưng) to clean one's back
nhăq  Ghèn rheum
nhêt  nhẹ
nhêu nhêu  con muỗi
nhíaq  nhà
nhíaq bhoong  Nhà (đổ) house collapses
nhíaq ông  nhà bếp kitchen
nhô  Cha dượng stepfather
nhơ nhơ  nghiêng
nhôm  Nhôm alumilum
nhôn  Dượng aunt's husband
nhông  Anh elder brother
nhông klâu klâu  Anh trai elder brother
nhông óq  Họ hàng the relatives
nhông óq bhăq  Họ nội the relatives of father
nhông óq mâm  Họ ngoại the relatives of mother
nhông tree tree  Chị elder sister
nhông wăn  anh, chị họ relation brother, sister
nhông xanék  anh ruột, chị ruột elder brother, sister
nhoong nhoong kon  ru con to lull
nhóq  chối (không thừa nhận) deny
nhot nheet  Rung to shake
nhuân  Chú uncle
nhuq xuât  Hút thuốc to smoke cigarette
níh âu  hết rồi, cả at all
níh jiq âu  hết bệnh rồi
níh pang  Chúng mày (nhiều người) you
n'lăn  đắng
nơ  Ngáy snore
nôt nôt  Óc, não brain
nung  Dạ dày stomach
o dia  Thả (gà) to release, to set free
o paloóq  Mở ra open
o palốq  Mở (cửa) to open
oi, kăch  nằm
ok jếq/ jíq  mổ thịt
om  thối
ơn  hỏi ask
ơn  đòi to ask for paying back
ơn  xin to make a request
ong  Con rể son in law
ong  Chú rể bridegroom
ơpq  Hang cave
oq  cá fish
oq  Cậu uncle
ơq jahơm  nín thở hold breath
óq klâu klâu  Em trai younger brother
óq tree tree  Em gái younger sister
ot  Mổ (bụng) to slit
ot  Chia to divide
ôt  cười laugh
ot may  cất lúa
ôt nhaq  tươi cười smiling
pa  hai
pa jâch  hai mươi
pâch  Tai ear
pachêm  Mớm (cơm) feed from one's mouth
pachêm  Nút chai to plug up
pađai  chính giữa
padan  trẻ young
pađhât  Mang lên carry up, bring up
pađhây  Nghỉ to rest
pađhúk  bao tử stomach
pađhúng  Bụng abdomen, intestine
pah  dày
paha  ở kia
pahai  cáo
pahaiq  rái cá
pai  vải
pajăq  cãi cọ to quarrel
pajơn  đặt tên
pajư  Mang xuống to bring down
pajum  Tụ tập to gather
pajum tâmbhal  đoàn kết to unite
palêu  chào mào
palống/ paprơi  ở trên
paloo  men rượu
paloóq  Mang ra bring out
paloq đhăk  Cửa sông estuary
păm  cái lờ
pamoom  Yên tĩnh silent
pan  còn
pân  cái gùi
păn  nuôi care for livestock
pân lếh  Vùng thấp lowland
pân pôiq  Vùng cao highland
pana chem  cánh chim
panêng  mỡ rán
panếng  nỏ
pang (phee nao)  Chúng mày (hai người) you
pang trom plây  dân trong làng people in village
pangot  đói
panoa  Lăn to roll
panoat  một nửa
panoat mang  nửa đêm
panốn  dùi trống
panoot truâng  Dọc đường along the road
pao  ai who
papăng  nghĩ to think
papêng  Vai shoulder
papri  ở ngoài
páq (paqô)  Chẻ (tre) to split
paqô  ở đây
paqơi mao  quạt thóc to winnow from
paqúq  (thịt) ôi
păr  bay to fly
paseek đhăk  tưới nước to water
pât  đâm to stab
pât trom  chọc lổ get hole for seed
patamuơr  Mang vào to bring in
patíah  ở dưới
patô  dạy dỗ to teach
patô  dạy (học) to teach
patô  dạy (học) to teach
patô  dẫn to guide
patơm  tăng giá to increase price
patốq  nổ to explode
patrông  giàu
patuây, palôq  nói dối tell lie
patung  bắp rang
paxêt  nấm mushroom
pây lamoi  tại sao
pấyq  rắn
pâyq lem  đối xử tốt good behavior
pấyq tôi  giun đất
pe  làm lại rẫy cũ
pê  Đánh to hit
pê  ba
pê hô  bắt đầu làm to start to do
pê hôtô  tiếp tục to continue
pê jâch  ba mươi
pê teoq  bắt chước to imitate
peang peang  nhện
pee  gạo
peeng  đầy
pếh ku trom plây  già làng old chief in village
péh tơ  cày xới đất cho xốp
pék  cấy, sạ
pêk  béo
pêkê  thử thách to test
pếnh  Sống to live
pêq  Làm to do
pêq chiêt kơnê  diệt chuột (làm chết chuột)
pêq kachiêt  giết to kill
pêq măm  làm mắm
peq mê jăh  không làm nổi
pêq nhach  làm cỏ
pêq nhiếq  làm nhà
pêq nhot nheet  Làm cho rung make sth shaking
pêq paqea  Vót nhẵn to sharpen
pêq tanôq  quát shout
pêq wiêk  Làm việc to work
pêt  cấy to transplant
pết loong  trồng cây
pêt pêt  én
phah  vượn
phăn  chăn nuôi to raise (pig,...)
phap mê jăq phao  huề (hòa) end in a draw
phay  ở to live in, to stay
phea phea  đom đóm
phee tabhok  gạo trắng
phéh wây  đồ dùng things to use
phíh  no
phíh loai  no hơn fuller (to eat)
phitôq  Ánh nắng sunshine
phôm  địt fart
phóq taneo  đập đất to break the soil
phot phem  đào khoai to dig
phúq pah ing  nướng bằng lửa
pidăn  mướp
piq liêuq  cơm nếp
pla chăng  lưỡi dao
pla ti, xawet ti  Kẽ tay space between fingers
plah  lưỡi mai
plai xay  lưỡi câu
plây  Làng, bản village
play đhum  trái chín
play jơqốh  quả bí pumpkin
play keo  quả xoài mangoe
play laqu  quả đu đủ papaw, papaya
play nalit  mít
play om  trái thối
play píh  trái cam orange
play pơdăn  quả mướp loopah
play trơheng  trái xanh
plấyq  tết
plê  tên
pleeng  Trời sky
pleeng  thượng đế, ông Trời
pleeng lamang plæŋ lamaŋ Trời u ám cloudy
plek  cái nút
plêm  vắt
pling zrut  nòng nọc
plô kâh  gội (đầu) wash hair on head
pô kanoi ti  Đốt ngón tay knuckle
pớ xanăq  nấu cơm
poa  Cuốn to roll up
poa  cơm
poa liêuq  cơm tẻ
poăn  bốn
poăn xalăq  Ngã tư crossroad
poăq  rẫy cũ
poảy  Bắp chân muscle of leg
pơbuâm  khoai
pơbuâm lo  khoai lang
pôh  nà thổ
pơhay  bên kia beyond
póiq  phủi (bụi) to wipe dust away
pôk  chướng bụng, sình bụng
pôl  Đồi hill
pôl chiêk  rẫy
pômôq  Nằm mê, chiêm bao to dream
pon  máng heo ăn
pôn  công
pon đhăk  Vũng nước puddle
pôn mao  gùi (lúa) carry rice on back
pơnai  đũa bếp big chopstick
poóih  muối
poong đhăk  máng nước
pôq  dương cung to tense bow
pôq kâh  Ngẩng đầu to raise a head up
pôq ti  Giơ tay to raise hand
por  cơm cooked rice
pôr  Nhổ (cây) to pull tree up
por chếng  (cơm) chín
por rếq  cơm sống
por, bhiq  Cơm cooked rice
pơróa chăp  sản xuất
pót klâng, bhót klâng  khai hoang thành ruộng
pôt maq  nhổ mạ to pull up rice seedlings
prăh  giàn bếp
práiq đan  đánh đàn
prak guâk prak guk gián
pran  đen
prâu  Chạy to run
prâu teoq  Chạy theo to run after
prea  nhanh
pri đhăk  quê hương
pri kăn  trời rét
pri mang  ban đêm
pri tốh  trời nóng
pri văh xăng  tờ mờ sáng
pri xăng  ban ngày
pri xêq  buổi tối
pri xoq  buổi sáng
priếq đhíq  bên cạnh
priêt  chuối
priêt príh  chuối rừng
prih hmíah  mùa mưa
prih kăng  mùa rét
prih tôq  mùa khô
príq  dài
pritêq  vui vẻ happy
prơiq  cao
prok  sóc
prung adet ủ giống
prung long  ươm cây plant seed
prung maq  ngâm mạ soak seed of rice tree
pu mốch  Mắt cá chân ankle
puih xatốh  đầm ấm in being warm at heart
puiq  ốc
púiq  nóng
pung  giàn để lúa khô
pung ađha  chuồng vịt
pung jiêt  lều nương
pung năm  kho thóc
pung piu  chuồng trâu
punvê  kì đà
púq  thui barbecue
ragếh  gầy ốm
rahông  ngoan ngoãn obedient
ralâh ralâp  bồi lấp
ramốh mămrông  độc ác cruel
ramôq jahơm  Hơi thở breath
rân  Đám cưới marriage
ranấn  thở breath
râng  cưới wedding
răng  khô
răng ge răng goh  khô ráo
rangot  nhớ thương to miss
rangot (mê xaluây)  nhớ (không quên) to remember
ranhốt  Nhảy to jump
rao ti  rửa tay to wash hand
răq  rách
răq  rách
raqếq  cũ
raqếq  cũ
rarêi  hồi hộp nervous
rarut  mụt lẹo ở mắt
rau  rửa wash
rau  khô
râu  (quả) rụng to fall, to drop
râyq đhăk kaxe  tẩm thuốc độc to soak
rên kaxiêng  gặm xương to gnaw
reng  nhỏ
rếp răp  bẩn thỉu dirty
rêq  chọn
rếq  (cơm) sống
rêrê  run
rêt  Siết to turn closely
rich prốiq  rễ dài
rô  Đẻ to give birth to
roa  trước
roat  Mua cho to buy for
rơgây rahông  giỏi giang very good
roi  con ruồi
rốiq  bẩn
rong pri  ngoài
roon  Lưng upper back
root  bò cow
rop  nhặt quả tp pick up, to fetch
rôp  Cầm to hold
rôp  chộp (gà) to grab
róq  giặt wash clothes
rốq  mái, cái
rot  thai chết trong bụng
rut lapếch  Rụt lưỡi pull tongue back
sadông  sâu rầy
seknhúq  vui vẻ happy
siq  Chì lead
sôk puâk  Tóc bạc grey hair
sôn sôn  rau dớn
suât lao  thuốc lào
suât lê  thuốc lá
súiq  chải to comb
tachín  chín
tagăiq kaxiêng  gãy xương
tăh  nhìn thấy to see
taham  tám
Tahong đhăk  khát nước
tâk paxêt  hái nấm gather mushroom
takoi  Cổ neck
takoo ti  Cổ tay wrist
takraq  hổ
talan  Vỡ (bể) to break
talaq  nát
taling  cùn
talui  Giật lùi to back
tâm  Quẳng to throw
tâm  phóng lao to throw, to hurl javelin
tăm …neng… … từ… đến …
tamai  chữa bệnh
tamai  cúng
tamâm  Đồng bằng delta, plain
tamân  bằng
tamâng  phẳng
tamhư lu  vun gốc to pile soil up foot of tree
tamoi  Khách guest
tamoi  Người lạ the stranger
tăn  đan rổ knit
tăn  đan (tranh)
tăn bhây  dệt vải weave
tanau  sáu
taneeq  Đất soil
taneeq dăng  Đất sét clay
taneeq trơhăng  Đất mùn humus
tang  mỏng
tăng kaxê đan  lên dây đàn
tânlup  Úp to upturn
tanôq  nóng nảy
tap  Tát to slap
tâp  chôn
tăp pađha  chung quanh
tap ti  Vỗ tay clap one's hands
tapăh  vỡ vụn
tapê  móp
tapéq  bảy
tapôn  tròn
tapong  Nhau thai placenta
tapot  trắng
taqơq  ợ belch
tarăng  siêng năng hard
tarăng  chăm chỉ
tarut  giảm sút
tatâyq  nói speak, tell, say, talk
tatôn  ăn cắp to steal
tatrhâm  Gặp nhau to meet each other
tatroq  Đánh thức to awake
tawiah măt  lạ mặt stranger person
tayh  nhìn thấy see
tấyq palôq  bịa đặt to make up
teeng  đuôi
teét  bán to sell
tếk  Lồn vulvar
ték xây  bậy bạ
ten pheo  giã gạo
têng  đuôi
têng jếq  đuôi cá
teo  Khoác (túi) carry over shoulder
teoq  Theo to follow
teoq  dắt ngựa to lead
têp  Bốc (thức ăn) take food by hand
thon thon  cái túi đeo
thun  cái thúng
thuơng  yêu mến to love
thuy ngân  Thủy ngân mercury
ti  Tay arm
tia tia  vẹt
tiêm  Đè to press on
tiêu mao  phơi thóc to dry the rice in sun
tijư  tụt xuống to climb down
tín  tin to believe
tín no  đực, trống
tíng  tính count
tíq  Lớn big
tíq  to
tíq lah li  to như vậy big like that
tơ  đậu phộng
tôh  Vú breast
tốh  nữa more
tóh i  vừa đủ
tôi pah  khổ
tôi pah  nghèo
tong tao  kính trọng to respect
toprah  đậu nành
tôq  hạn hán
toq moi nâm  bao nhiêu
toq moi xangai  bao xa
toq moi xuôi  bao lâu
toq xeq  bé
toq xêq tốh  một lát nữa
toqxêk/ nâm /  ít nhiều
tôt brây  xâu chỉ qua kim to mend
tơxet  ít
tram  Sình, lầy marshy
tree  vợ wife
tree  Vợ wife
tree  Đàn bà human
tree  Vợ wife
tree lu  Vợ cả the first rank wife
tree trơhô trơhô  Nữ thanh niên youth (female)
treeng  cần uống rượu
trem  dây nỏ
treng rau  phải rửa have to wash up
tréqwêt  gõ kiến
troam  vòi voi
tróh  trúng
trơhăm  Bùn mud
trơhiêng  phượng hoàng
trơhiêng  xanh
trơhơt  lượm, nhặt to collect
trơhum  kim
trơhut  Đùn push at one's back
trom  Lổ hole
trom i  trong
trom muq  Lổ mũi nostril
trom pâch  Lổ tai eardrum
trom tếk  Âm đạo vagina
troom gôq  Rừng già old forest
troóng  cà
trot  trúng độc to be poisoned
trôt long  tưới cây to water trees
truâng  Đường road, way
truâng bhri  Đường rừng trail
truâng đhăk  Mương dẫn nước ditches for irrigation
truâng gông  đường vòng
truâng lăq  Đường mòn trail, path
truâng nhăn  đường thẳng
truâng veeq  Chỗ rẽ crossroad
truâng véeq  đường tắt
trúh pơqô  đến đây
trun ti  Vân tay fingerprint
truq  sâu
trúq  Đến, tới to come
tuâng  Khiêng carry sth with someone
túiq  Cụng (đầu) to bump into with heads
tuk chiêng  đánh cồng chiêng
tukráq  Kinh nguyệt menses
tuôi  chậm
tuông  khiêng
túq  Đuổi to chase
tut  Đấm to punch
tưu  đuổi bắt to run after, to chase
tưu  lùa đàn bò đi ăn to drive
um pheo  sảy gạo
uôq  vâng lời to obey
uq  vâng/ dạ yes
uq  thật
ut đhăk  Đổ (nước) to pour water out
wa  bảo to order gently
wa  với with
wâch  ớt
wađhôq  nhắc nhau remind
wai đhăk  Nguồn nước spring
wăn ăn, bol i  Họ (chúng nó) they
wang  Vàng gold
wăng  bao vây cascade
waq ti  chai tay
wawêt papâng  suy nghĩ
wây  lắm very
wây đhăk  hứng nước to catch blob
way pamoi  ở đâu
wây suq  mắc nợ to be in one's debt
wâyq  hứng trái cây rơi to get with the pole
weet pađhăn  Vặn to twist
wếq  Rẽ, quẹo to turn
wo pheo  đong gạo
woa  đảo cơm (sơ cơm)
xa kapiu  xe bò kéo
xa loóng sa lɒ̆ŋ Ngôi sao star
xabhôk  Má cheek
xađhăh  nứt nẻ
xađhai  chung
xađhât  sặc
xađhê  cùng
xađhot juân  Vùng dậy to get up with a start
xagah  trống
xagaq  Thác waterfall
xajôq  sợ to be frightened
xakao  gấu
xakaq  đo to mesure
xakê  lợn rừng
xakep  Gắp (thức ăn) to take food
xakléq  Rơi to fall
xakoon đhon đhon  Cuống họng throat
xakoot  quả dứa, thơm pinkapple
xakot  dứa
xala  câu chuyện
xalêt  trêu ghẹo to tease
xalih  thay đổi change
xalíq  đổi to change
xaloóng bhixêq salŋ ise Sao hôm evening star
xaloóng bhixoq salɒ̆ŋ  Sao mai morning star
xaloóng tea salɒ̆ŋ tea Sao bắc đẩu the north pole star
xaluân  cãi to quarrel
xaluây  quên to forget
xaluây  lạc đường to lose the way
xaluây  quên to forget
xaluây truâng  lạc đường lost one's way
xalui  lẫn lộn
xalui  trật
xalui  quên forget
xalúih  Lược chải tóc comb
xaluơng  cãi nhau to argue
xâm phân  bón phân
xamơ  vết thương
xamôn  Môi lip
xân cha  đã ăn ate
xân kajaq  đã già have been old
xanáh  thức ăn
xanăm  hông xôi (nấu cách thủy)
xanăm  năm
xanân  Ngồi to sit
xanân chô  Ngồi chờ to wait in sitting
xanân pamom  Ngồi yên to sit unmoved
xanăng  mả
xanâng đai  mãi mãi
xanao  kể chuyện to tell
xanaq đhât  Bước lên to sep up
xanaq jư  Bước xuống step down
xanăt  Bước to step
xanên  buồn sad
xanêng  Răng tooth
xanêng lu  Răng hàm molar
xanêng plôq  Răng cửa incisor
xanêq  sau
xanêt  Thịt flesh
xanêt chăk  Thân thể body
xanêt manúih kachiêt  xác người chết
xăng  ngày
xăng tăng  tìm thấy to find
xangai  xa
xangăm  nguội
xangóh (klên)  Trán forehead
xâp ao  mặc (áo) to wear
xapăn  Cánh tay upper arm
xapây  Vãi to throw upon large place
xapâyq chiêk  phát rẫy clear of trees for cultivation
xapéh tâmbhal  mất đoàn kết not to unite
xapên  chiến đấu to fight
xapêq  đánh nhau to fight
xapiêt  chồn bay
xapuol  Gia đình family
xapúq  quét (nhà) to sweep
xaqêq  ghét bỏ sputum
xaqôq  sợ to fear
xatach  đứt
xatang  nứa
xatâyq  nói chuyện talk
xatâyq  tiếng nói
xatu  mủ
xavếk kâh  Nghẹo đầu become wry
xawăn  Quàng (khăn) to wear towel around neck
xây pheo  sàng gạo
xeet  Xé to tear
xeet jếq  thái thịt
xei oq  câu cá to go fishing
xen dha loon  Vót nhọn to sharpen
xeng s gió wind
xeng ganh ganh  Gió ngang horizontal wind
xeng klôm  (gió) thổi to blow
xeng phoo/ xeng puq  Gió xoáy whirlwind
xeng tâm lương  Gió trên northernly wind
xeng tâm tíah  Gió dưới easterly wind
xêq xăng  đêm qua
xêt  nấm
xêt bhlóh  nấm mối a kind of mushroom
xêt puôl  nấm độc poisonous mushroom
xêt tâng lâr  nấm mèo a kind of mushroom
xêu  Chửa to be pregnant
xêu tung  Chửa hoang be pregnant illegitimately
xêu, axêu  Thai fregnant
xiêt diêl  sạch sẽ cleaned
xiq  khâu vá to sew
xitích  Vấp to be stuck
xô hơmếh   sửa chữa fix
xoach mao  cái tuốt lúa
xôh  khai (mùi)
xóh kacheeq  múc canh
xoh xóh  Phổi lung
xơhô năh  thơm ngon delicious
xôi  Vác carry sth on shoulder
xôi  vắt quần áo
xôk  lông chim
xôk  Tóc hair
xôk kêêng  Tóc quăn curly hair
xôk măt  Lông mi eyelash
xôk mêm  Râu beard
xôk prăng  Tóc đen black hair
xôk sot  Lông lá body hair
xôk talốiq  rụng tóc bald
xôk xanhai  Tóc bù xù uncombed hair
xơnăng  xong
xơnê jôn  Dấu chân footprint
xoong  nồi
xơpúh  kiểm tra
xơpuôl  gia đình family
xoq  Múc to scoop water
xốq  ngon
xoq por  Xúc (cơm) to take cooked rice
xoq tamra  sau này
xot ba  cắt, gặt lúa
xot jiq  lành bệnh
xôt maham  cầm máu bandage
xot mao  tuốt lúa to pull up to draw (rice tree))
xôt xôt sot sot Mây cloud
xơtâyq patuôi  nói dối tell lie
xúa ôm  ôi thiu tainted
xuê  bới đất to dig up
xúk xúk sŭk sŭk Sương mù fog, mist
xúk xúk bhăn  Mây đen raincloud
xuôi  lâu Long time
zraq jân  Giậm chân stamp one's feet
zrêq  thấp short
zrêq  ngắn Short

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: Chủ nhiệm đề tài






















HOME

From HOMELAND

PREFACE

ĐH Sư phạm, Đà Nẵng, Vietnam
Trang dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. пылесос для тонера

Người theo dõi

Được tạo bởi Blogger.