TEACHING VIETNAMESE FOR FOREIGN LEARNERS AND NATIVE STUDENTS

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI


GV: Nguyễn Đăng Châu, Khoa Ngữ văn, ĐHSP Đà Nẵng
Email: daytiengviet.dangchau@gmail.com


Bài 1. Đại cương về Phương pháp dạy tiếng, 1 tiết lt
GIỚI THIỆU
Phương pháp dạy học trong chương trình đào tạo giáo viên ở các khoa Sư phạm Âu Mĩ được cấu trúc như là một phần của khoa học cơ bản. Khái niệm didactics được hiểu như là hệ thống lí thuyết sư phạm nhằm giúp người học tiếp thu khoa học cơ bản đạt hiệu quả tốt nhất. Chẳng hạn, didactics of maths, giúp học sinh nắm vững kiến thức toán học và có khả năng ứng dụng nó vào việc tính toán trong hoạt động kinh tế, kĩ thuật, công nghệ. Khả năng ứng dụng đó ở người học toán giáo viên dạy toán thường không quan tâm nhiều. Trái lại, Lí luận dạy học ngôn ngữ (didactics of languages) cho rằng dạy học ngôn ngữ là nghệ thuật chuyển hóa kiến thức ngôn ngữ thành kĩ năng ngôn ngữ ở người học.
Bài này trả lời các câu hỏi sau:
1. Lí luận dạy tiếng (didactics of languages) là gì?
2. Tại sao giáo viên dạy tiếng cần trang bị môn học này?
3. Môn học này gồm những nội dung gì?
NỘI DUNG BÀI GIẢNG (trên lớp)
Bài 2. Vấn đề giao thoa ngôn ngữ trong dạy học tiếng Việt như một ngoại ngữ, 1 tiết lt
GIỚI THIỆU
Khi học và sử dụng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, người học thường tiếp nhận và hình thành thói quen ngôn ngữ mới dưới áp lực của thói quen bản ngữ. Điều này có thể gây trở ngại cho người sử dụng ngoại ngữ khi giao tiếp với người bản ngữ của ngôn ngữ đó nếu như không ý thức một cách đầy đủ sự khác biệt về cấu trúc ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp,…giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai. Hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ này ở người nói song ngữ được gọi là hiện tượng giao thoa ngôn ngữ.
Bài này trả lời các câu hỏi sau:
1. Giao thoa ngôn ngữ là gì?
2. Những biểu hiện cụ thể của giao thoa giữa tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của người học tiếng Việt như một ngoại ngữ là gì?
3. Làm thế nào để giúp người học phát huy chuyển di tích cực (thuận lợi) và khắc phục chuyển di tiêu cực (trở ngại) trong sử dụng tiếng Việt?
NỘI DUNG BÀI GIẢNG (trên lớp)
1. Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ (interference) là gì?
- Sự lệch chuẩn về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp trong giao tiếp của ngôn ngữ này bởi một ngôn ngữ khác qua tiếp xúc được gọi là hiện tượng giao thoa ngôn ngữ.
- Giao thoa tất yếu dẫn đến sự chuyển di: chuyển di tích cực và chuyển di tiêu cực.
2. Giao thoa ngữ âm, giao thoa ngữ nghĩa, giao thoa ngữ pháp giữa tiếng Việt với một số ngôn ngữ khu vực gần gũi và với ngôn ngữ Ấn Âu.
- Với các ngôn ngữ đơn lập:
+ Ngữ âm
+ Ngữ nghĩa
+ Ngữ pháp
- Với các ngôn ngữ Ấn Âu:
+ Ngữ âm
+ Ngữ nghĩa
+ Ngữ pháp
3. Một vài phương hướng khắc phục chuyển di tiêu cực trong dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài.
- Miêu tả tình huống giao tiếp
- Phân tích nghi thức giao tiếp
Bài 3. Phương pháp dạy học ngôn ngữ thứ hai, 2 tiết lt
GIỚI THIỆU
Để giúp người học chiếm lĩnh khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy tiếng sau đây: (tham khảo: 1. Diane Larsen – Freeman “Techniques and Principles in language teaching”, Oxford University Press. 2. David Nunan “Language Teaching methodology”, National Center for English Language Teaching and Research, Macquarie University, Sydney)
1. Tiếp cận giao tiếp (The Communicative Approach)
2. Phương pháp dịch – ngữ pháp (The Grammar-Translation Method)
3. Phương pháp trực tiếp (The Direct Method)
4. Cách thức người học tự suy ra từ thực tế miêu tả bởi giáo viên (The Silent Way)
5. Phương pháp học tập gợi mở, trong trạng thái thư giãn (Suggestopedia)
Suggestopedia là phương pháp giảng dạy dựa trên những thành tựu mới của ngành thần kinh, nghiên cứu phương thức vận hành của não bộ, ngõ hầu tìm ra phương thức học tập tối ưu. Phương pháp này do một bác sĩ kiêm chuyên gia về tâm lí học, người Bun-ga-ri tên là: Georgi Lozanov đề xuất. Thuật ngữ Suggestopedia xuất phát từ hai từ gộp lại: suggestion (gợi ý/ đề xuất)va pedagogy (sư phạm); đại ý diễn tả những đường hướng học tập tích cực hay tăng tốc. Tuy nhiên, ngay từ khi khởi xướng, Lozanov đã có sử dụng đến các phương tiện học tập đi kèm, chứ không đơn thuần là dựa vào phương thức học tập theo kiểu giáo học pháp thuần túy. Có thể nói, thoạt tiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho việc học tập và giảng dạy ngoại ngữ. Nhưng về sau, nó đã nhanh chóng trở thành một đường hướng học tập áp dụng cho các ngành học khác nữa. Các thành tố để cấu thành phương pháp học tập này chủ yếu là:
a/ Môi trường học tập phong phú, có sử dụng âm nhạc hay các điều kiện học tập thoải mái vv...
b/ Dựa trên sự mong đợi chủ quan của người học (ý muốn nói là ý chí và quyết tâm vươn tới hiệu quả của chủ thể học tập).
c/ Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp học tập đa dạng, như âm nhạc, trích đoạn kịch, bài hát, trò chơi ngôn ngữ v.v.)
Bốn giai đoạn chính trong phương pháp này là:
c.1. Trình bày: Việc trình bày ngữ liệu diễn ra rất thoải mái, và cho phép người học tiếp thu trong trạng thái thư giãn, dễ học, nhận thấy quá trình tiếp thu là vui thú, thoải mái.
c.2. Minh họa tích cực (hay thuật ngữ của nó là khúc nhạc tích cực (active concert). Phần này giống như việc minh họa ngữ liệu bằng một đoạn kịch, trích đoạn v.v., có kèm theo lời của bài khóa hay văn bản, với sự hỗ trợ của một tấu khúc nào đó, để cho quá trình nhận thức diễn ra trong trạng thái thư giãn, sinh động.
c.3. Minh họa/ ôn lại thụ động (thuật ngữ là: Passive Review): mục đích là mọi người học cùng tham gia, nghe và ôn lại văn bản một cách thầm lặng trên một nền nhạc du dương, yên ả. Chú ý rằng phương pháp này dùng rất nhiều âm nhạc làm nền, để giúp ncho thần kinh được tốt, ở trạng thái tối ưu để tiếp thu ngữ liệu mới.
c.4. Cuối cùng chính là phần thực tập (practice) : Chủ yếu là sử dụng các trò chơi, câu đó v.v. để ôn luyện và củng cố phần đã trình giảng.
6. Community Language Learning
7. The Total Physical Response Method
Bài này trả lời các câu hỏi sau:
1. Mỗi phương pháp trên được ứng dụng như thế nào? (yêu cầu miêu tả)
2. Ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp nêu trên trong dạy học tiếng Việt như một ngoại ngữ là gì?
NỘI DUNG BÀI GIẢNG (trên lớp)
Bài 4. Cấu âm tiếng Việt và phương pháp rèn luyện phát âm, 3 tiết (2 lt, 1 th)
GIỚI THIỆU
Dạy phát âm và dạy viết chữ tiếng Việt cho học viên người nước ngoài là nội dung khởi đầu và là cơ sở để phát triển kĩ năng tiếng Việt cho họ. Do đó, giáo viên phải nắm vững đặc điểm ngữ âm căn bản của âm tiết tiếng Việt trong ngữ lưu, mối quan hệ giữa âm và con chữ, nguyên tắc ghép vần,…Dựa trên hiểu biết này, giáo viên mới có thể giúp người học phân biệt, đối chiếu với bản ngữ (của học viên) để thực hành cho đúng.
Bài này trình bày các vấn đề sau:
1. Một số đặc trưng cấu âm tiếng Việt khi phát âm.
- âm tiết tiếng Việt là âm tiết mang đặc trưng ngữ âm của một ngôn ngữ phân tiết tính.
- thanh điệu
- ngữ điệu
- vần
2. Phương pháp rèn luyện phát âm tiếng Việt
- phát âm mẫu
- miêu tả cấu âm bằng cơ quan phát âm trong quan hệ so sánh với âm tương đồng hoặc dị biệt trong bản ngữ của người học
- luyện phát âm
3. Phát âm và tập viết tiếng Việt
- âm và chữ tiếng Việt: nguyên tắc ngữ âm học
- mẹo luật chính tả tiếng Việt
* Bấm vào đây để download các files dạy phát âm: phát âm âm vần tiếng Việt
Bài 5. Phát triển khẩu ngữ tiếng Việt, 3 tiết (2 lt, 1 th)
GIỚI THIỆU:
Nhiều người học ngoại ngữ cảm thấy không hài lòng với kết quả học tập khá chăm chỉ trong nhiều năm của mình khi tiếp xúc với người bản ngữ của ngôn ngữ họ đang học. Nguyên nhân của tình trạng “nản lòng” này có nhiều; trong đó có nguyên nhân thiếu kinh nghiệm và thói quen giao tiếp bằng khẩu ngữ. Học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng vậy. Bên cạnh tính bài bản của ngôn ngữ văn hóa Việt, phát triển khẩu ngữ tiếng Việt là một nội dung dạy học quan trọng.
Bài này trình bày các vấn đề sau:
1. Cấu trúc phát ngôn-khẩu ngữ tiếng Việt
- các yếu tố phi ngôn ngữ: tình huống, ngữ cảnh, ngữ điệu
- các yếu tố ngôn ngữ và cấu trúc câu của phát ngôn-khẩu ngữ
2. Từ, ngữ (công cụ) ngữ pháp tiếng Việt
- từ, ngữ liên kết câu
- từ, ngữ liên kết liên câu
3. Tâm lí, văn hóa Việt qua khẩu ngữ tiếng Việt.
- nghi thức (etiquette)
- định vị thời gian, không gian
- thói quen biểu đạt tư duy
- thành ngữ, tục ngữ
Bài 6. Phát triển kĩ năng nghe hiểu tiếng Việt, 1 tiết (1 lt, 1 th)
GIỚI THIỆU
Trong học ngoại ngữ, kĩ năng nghe hiểu thường được xem là khó nhất. Sự tiếp nhận thông tin sẽ không kịp nếu như tư duy tiếp nhận không sử dụng ngoại ngữ đó như một công cụ tư duy. Do vậy, bản chất của hoạt động rèn luyện kĩ năng nghe hiểu là tạo lập thói quen tư duy bằng công cụ mới, không phải bằng tiếng mẹ đẻ. Có thể nói, phương pháp dịch là “kẻ thù” của dạy học nghe hiểu ngoại ngữ.
Bài này trình bày các vấn đề sau:
1. Yêu cầu về kĩ năng nghe hiểu
2. Cách thức nhận diện nghĩa của từ, ngữ và quan hệ ngữ nghĩa của các thành phần câu, vế câu trong ngữ lưu tiếng Việt
3. Các biện pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng nghe hiểu
Bài 7. Phát triển kĩ năng đọc hiểu tiếng Việt, 1 tiết
GIỚI THIỆU
Đọc hiểu văn bản là kĩ năng ngôn ngữ cần thiết cho mỗi chúng ta trong giao tiếp xã hội ở mức cao. Giao tiếp xã hội như vừa nói, bao gồm khả năng tự học nhờ trình độ tiếp nhận tốt văn bản, khả năng đánh giá, bình phẩm các sự kiện chính trị xã hội trên cơ sở tham khảo chính xác ý kiến mọi người từ nhiều văn bản, khả năng thụ hưởng các giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật ngôn từ,...Để có thể dạy đọc hiểu tiếng Việt như một ngoại ngữ đối với người học, giáo viên cần giúp học viên các vấn đề gì?
Bài này trình bày các vấn đề sau:
1. Yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu: từ và nghĩa của từ, ý nghĩa của câu và của đoạn, đại ý và chủ đề của văn bản.
2. Cách thức tiếp cận văn bản đọc hiểu: tổng – phân – hợp
3. Vai trò của các yếu tố ngôn ngữ - phương tiện liên kết câu và liên câu trong văn bản
Bài 8. Phát triển kĩ năng viết tiếng Việt, 2 tiết
GIỚI THIỆU
Đây cũng là kĩ năng giao tiếp xã hội ở mức cao. Ngoài kiến thức văn hóa, xã hội và sự trải nghiệm, giáo viên cần giúp người viết văn phát triển kĩ năng viết tiếng Việt với các vấn đề sau:
1. Vốn từ, nghĩa và cách sử dụng từ ngữ
2. Ngữ pháp tiếng Việt, mẫu câu và biến thể
3. Thể loại văn bản thông dụng
4. Biện pháp và các hình thức rèn luyện viết câu, dựng đoạn và viết văn bản.
Bài 9. Kĩ thuật đánh giá kết quả dạy học tiếng, 1 tiết
GIỚI THIỆU
Đo lường hiệu quả giảng dạy phải dựa trên sự đánh giá hiệu quả học tập của học viên. Nói cách khác, hiệu quả học tập của học viên phản ánh không chỉ nổ lực và cách học của họ mà còn phản ánh cách dạy của giáo viên. Để thực hiện được điều này, kĩ thuật đánh giá phải bảo đảm độ tin cậy với một số các yêu cầu. Các yêu cầu này như là những nguyên tắc khi thực hiện các hình thức và nội dung đánh giá.
Bài này trình bày:
1. Ra đề và chấm bài nghe hiểu
2. Ra đề và chấm bài đọc hiểu và viết
3. Nội dung và phương pháp kiểm tra môn nói.

Cập nhật 21/8/2010
________________________________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HOME

From HOMELAND

PREFACE

ĐH Sư phạm, Đà Nẵng, Vietnam
Trang dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. пылесос для тонера

Người theo dõi

Được tạo bởi Blogger.